Cử tri TPHCM gửi 49 kiến nghị lên Trung ương
Sau 39 cuộc tiếp xúc với cử tri trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổng kết các ý kiến của cử tri TPHCM trình lên Quốc hội, trong đó có 49 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương.
Về hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp này, cử tri mong muốn Quốc hội quan tâm hơn nữa đến an sinh xã hội, bảo đảm chăm lo đến đời sống người dân, đặc biệt là vấn đề điều hành giá cả, chính sách cải cách tiền lương. Cử tri cũng đề nghị Quốc hội tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát, thực thi pháp luật, nhất là giám sát công tác phòng chống tham nhũng, chi tiêu ngân sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…
Trên 5.000 cử tri TP tham dự với gần 340 lượt phát biểu ý kiến trong các cuộc tiếp xúc vừa qua
Video đang HOT
Về kinh tế, cử tri lo ngại vấn đề nợ xấu ngân hàng, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng, giá nguyên vật liệt và yếu tố đầu vào tăng, tình hình sản xuất khó khăn… Cử tri mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội cần đề ra những quyết sách mạnh mẽ để khắc phục những tồn tại, khó khăn, ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng, đồng thời kiếm chế lạm phát.
Cử tri TP cũng cho rằng công tác quản lý nhà nước về giá cả thị trường vẫn chưa chặt chẽ, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, gas… liên tục tăng, gây khó khăn cho đời sống người dân. Cử tri đề nghị Chính phủ phải có biện pháp quản lý thích hợp để thị trường được bình ổn, đảm bảo cuộc sống của người dân.
Cử tri cũng phản ánh tình trạng trái cây và các loại thực phẩm kém chất lượng của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam, gây ảnh hưởng đến nhiều loại hàng trong nước và sức khỏe người tiêu dùng. Cử tri đề nghị nhà Nước tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chăn việc nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo chất lượng và xử lý nghiêm các vi phạm.
Trong lĩnh vực xã hội, cử tri TP đề nghị các bộ ngành Trung ương tăng cường công tác quản lý các kênh thông tin tuyên truyền chấn chỉnh việc quảng cáo không đúng sự thật, tăng cường phát sóng các nội dung lành mạnh, chương trình giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc…
Cử tri TP cũng mong muốn Quốc hội chú ý đến vấn đề cải cách tiền lương cho giáo viên, phụ cấp thâm niên cho cán bộ quản lý giáo dục, cải cách chương trình học đang có nhiều bất cập, chế độ miễn giảm học phí…
Về y tế, cử tri đề nghị ngành y tế cần tăng cường công tác sát hạnh khi cấp phép cho các phòng khám tư nhân, thường xuyên kiểm tra xử lý các phòng khám không đủ chuyên môn. Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị ngành cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng giá thuốc tăng cao, kiểm tra đảm bảo thuốc được bán đúng giá quy định, xử lý nghiêm các sai phạm.
Ngoài ra, cử tri TP còn có nhiều kiến nghị về công tác phòng chống tham nhũng, trật tự an toàn xã hội, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cho kiều bào nhập quốc tịch Việt Nam…
Theo Dantri
Thanh tra Chính phủ: Sai đâu phải sửa đó!
Ngày 18-10, Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết quả kiểm tra, rà soát, giải quyết 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên toàn quốc. Trong số này có những vụ gây rất nhiều bức xúc trong dư luận thời gian qua như vụ khiếu nại, tố cáo tham nhũng đất của nhân dân ở Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội)
Đảm bảo cuộc sống cho nông dân sau khi thu hồi đất là cách làm giảm khiếu kiện về đất đai
(ảnh minh họa)
Điểm nóng là khiếu nại đất đai
528 vụ khiếu nại, tố cáo được rà soát, giải quyết lần này nằm trong tổng số gần 2.000 vụ tồn đọng, phức tạp từ năm 2009, thậm chí có những vụ đã kéo dài suốt từ năm 1977 đến nay (ở Quảng Ninh), qua giải quyết nhiều lần, nhiều cấp nhưng vẫn chưa dứt điểm. Trong đó có khoảng 70% số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tiếp đến là lĩnh vực về các chính sách xã hội. Theo Thanh tra Chính phủ, những vụ tồn đọng này đã kéo dài nhiều năm, do lịch sử để lại nên việc giải quyết hết sức khó khăn. Thực tế hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng đã được điều chỉnh rất nhiều trong thời gian này nên không ít vụ việc hiện nay không có cơ sở luật pháp nào để giải quyết...
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, qua hơn 4 tháng triển khai, tính đến 15-10, đã kiểm tra, rà soát được 486/528 vụ việc (đạt 92%). Cụ thể, có 282 vụ các tổ công tác đã thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt thụ lý, giải quyết (chiếm 58%) 131 vụ đã yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ cho người dân 41 vụ việc phức tạp, tổ công tác phải thống nhất cùng địa phương xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết, 32 vụ đang được các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phối hợp giải quyết.
Dự kiến tới 31-10, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung lực lượng rà soát 42 vụ việc còn lại, chú trọng giải quyết dứt điểm 40% số vụ việc đã được rà soát, trong đó ưu tiên những vụ việc khiếu nại về đất đai trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm như vụ Văn Giang, Dương Nội... Riêng vụ việc ở Dương Nội, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, sau rà soát Thanh tra Chính phủ đã có phương án giải quyết. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kết luận của Thanh tra Chính phủ. Hiện TP Hà Nội đang tổ chức thực hiện theo kết luận, vận động thuyết phục và hỗ trợ người dân để chấm dứt khiếu nại.
Đảm bảo lợi ích cho người khiếu nại
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, đợt rà soát này hướng đến tập trung giải quyết dứt điểm những vụ tồn đọng lâu ngày để đảm bảo quyền lợi cho dân, để dân yên. Cùng với việc rà soát, giải quyết những vụ tồn đọng, phức tạp, kéo dài này, tổ công tác của Thanh tra Chính phủ và bộ, ngành Trung ương yêu cầu Chủ tịch các tỉnh, thành phố phải có giải pháp hỗ trợ người khiếu nại do các đợt giải quyết trước đó chưa đúng. Thậm chí cả những vụ mà trước đó chính quyền các cấp đã giải quyết đúng cho dân, đã đền bù đủ nhưng vì để kéo dài khiến người dân thiệt thòi quá nhiều thì cũng phải có hỗ trợ để họ ổn định cuộc sống.
Đại diện Thanh tra Chính phủ khẳng định, quyền lợi của người dân sau "sửa sai" (các vụ khiếu nại tố cáo phải giải quyết lại) sẽ được đảm bảo. Ông Thanh nhấn mạnh, về nguyên tắc chung khi bộ, ngành Trung ương rà soát thì sai ở đâu là phải sửa sai ở đó. Nội dung khiếu nại của người dân nếu đúng sẽ được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn như đền bù về tiền, các địa phương đền bù các khoản tiền cho người dân đều có tính theo lãi suất. Còn nếu đền bù về đất cho người khiếu nại đúng, sẽ yêu cầu các địa phương đền bù cho người dân diện tích ở thuận lợi hơn so với nơi ở trước đây. "Chúng tôi đều tính toán kỹ lưỡng, thống nhất với địa phương phương án giải quyết để đáp ứng lợi ích chính đáng và tốt nhất cho người dân, có thế thì người dân mới đồng thuận, nếu không họ sẽ tiếp tục khiếu nại và không thể giải quyết dứt điểm được" - ông Thanh giải thích.
Riêng câu hỏi về trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị đã giải quyết khiếu nại tố cáo không đúng, dẫn đến khiếu nại tố cáo kéo dài, khiến người khiếu nại vừa tốn kém vừa mất thời gian, Thanh tra Chính phủ cho biết, do có nhiều nguyên nhân dẫn tới tồn đọng vụ việc như: do nhận thức, hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau, cơ chế, chính sách qua nhiều giai đoạn lịch sử... nên mục tiêu của kế hoạch rà soát lần này là giải quyết dứt điểm các vụ việc đó chứ không tập trung vào việc tìm nguyên nhân sai phạm ở đâu. Đại diện Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, từ đợt rà soát này sẽ rút kinh nghiệm và sẽ phải làm thường xuyên, chu kỳ rà soát sẽ được rút ngắn lại, không để tồn đọng như thời gian qua.
Theo ANTD
Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nước Sáng 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thuộc Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đơn vị 1 - TPHCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con trước Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII. Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đơn...