Cử tri nói về Tổng Bí thư: “Trên vâng lời Bác Hồ, dưới theo lòng dân”
Sáng nay (13.5) thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đại biểu Quốc hội Nguyễn Doãn Anh, Trần Thị Phương Hoa đã có cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cử tri (ảnh Hà Nội mới).
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri, ông Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích Hồ Chí Minh cho rằng: Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV diễn ra trong thời điểm đất nước nhiều niềm vui và niềm tin, tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vài năm gần đây, Việt Nam tổ chức thành công APEC, nâng vị thế trên tầm thế giới.
Vẫn theo cử tri Trần Viết Hoàn, Tổng Bí thư đã cùng với Đảng chỉ cho dân biết những ông quan to, quan nhỏ đã bị lộ, chưa bị lộ, những ông quan đang vướng lợi ích nhóm, vơ vét đục khoét ngân sách, tiền thuế của dân, làm giàu bất chính.
“Dân chúng tôi nức lòng khi nghe Tổng Bí thư nói, trong đấu tranh chống tham nhũng “ai nhụt chí thì đứng sang một bên để người khác làm”. Lời nói đó đi liền với quyết tâm của Tổng Bí thư nên đã có hàng loạt vụ án lớn được đưa ra xử lý. Những vụ kỷ luật, xử lý cán bộ vi phạm, có những người nguyên là cán bộ cấp cao bị truy tố”, cử tri Trần Viết Hoàn nói và nhấn mạnh thêm, Tổng Bí thư đã thể hiện trên vâng lời Bác Hồ dạy, dưới theo lòng dân.
Cử tri Hoàn cũng nói lên những suy tư của ông khi theo dõi xử những vụ án lớn, những vụ xử lý kỷ luật hàng loạt cán bộ thời gian qua. Đó là việc vi phạm của họ diễn ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay mới bị xử lý, không rõ nguyên nhân vì sao.
“Tội phạm vi phạm nghiêm trọng nhưng vẫn thăng tiến, như trường hợp ông Đinh La Thăng hay vài vị cựu tướng công an, vậy phải chăng do kiểm tra, thanh tra buông lỏng và liệu có người chống lưng cho họ không?”, cử tri Trần Viết Hoàn nói.
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh – phường Giảng Võ, Ba Đình cho biết, người dân rất quan tâm theo dõi Hội nghị T.Ư 7 khóa XII, những việc làm của T.Ư trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và việc xử lý không vùng cấm đã đem lại niềm tin, niềm hy vọng cho cử tri. “Nhiều biện pháp được đưa ra để chống chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm, trong đó có biện pháp mới như Bí thư cấp tỉnh, huyện không phải người địa phương. Chúng tôi rất hoan nghênh”, cử tri Thịnh bày tỏ.
Video đang HOT
Nói về vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh cho rằng hiệu quả rất thấp, chỉ đến khi báo chí phát hiện hoặc pháp luật “sờ” đến mới thấy tài sản của cán bộ có vấn đề. “Tôi nghĩ người dân có quyền đòi hỏi những cán bộ ưu tú của Đảng phải trong sạch, gương mẫu nên anh phải có giải trình nguồn gốc tài sản ở đâu ra nhưng phải thực sự nghiêm túc chứ không phải lý giải kiểu như đi buôn chổi đót xây biệt phủ. Thực tế sẽ có chuyện lâu đài đẹp như mơ lại của bà mẹ gần 80 tuổi”, cử tri Nguyễn Khắc Thịnh nói và cho rằng Nhà nước phải có giải pháp chống việc tẩu tán tài sản.
Cử tri Nguyễn Đức Mạnh – phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm cho rằng trong công tác phòng, chống tham nhũng, Luật cần có cơ chế bảo vệ người tố cáo đúng sự thật, có biện pháp phòng ngừa, tránh để người tố cáo bị trả thù. Làm sao thu hồi được tài sản tham nhũng? Theo ông làm sao để cán bộ không thể, không muốn và không cần tham nhũng.
Cũng đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng, cử tri Nguyễn Công Hoàn, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm cho rằng: Với Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cần phải quy định chặt chẽ để ngăn chặn tham nhũng từ trong ý tưởng. Luật khẳng định tinh thần không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng, không tạo điều kiện để có tư tưởng “hoàng hôn nhiệm kỳ” và “hạ cánh an toàn”, xử lý nghiêm tham nhũng với mức án nặng, quy trách nhiệm người đứng đầu, coi trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng, không để đối tượng kịp tẩu tán tài sản.
“Tôi kiến nghị cần cho phép cơ quan chức năng điều tra nguồn tài sản của đương sự và những người trong gia đình. Nếu đương sự không bồi hoàn đủ thì những người trong gia đình phải bồi hoàn, tránh tư tưởng hy sinh đời bố củng cố đời con, hoặc tình trạng tẩu tán tài sản cho người thân”, cử tri Hoàn nêu.
Theo Danviet
Tổng Bí thư: Lò nóng lên, không ai có thể đứng ngoài cuộc
"Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm được đâu, nhưng muốn thế lòng dân phải thuận, tất cả phải đồng lòng. Nói cái lò nóng lên ý là tất cả phải vào cuộc, đồng lòng nhất trí lại, không ai có thể đứng ngoài cuộc được", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đáp ý kiến của cử tri về việc phòng chống tham nhũng chỉ "nóng" ở cấp trên, còn cấp dưới vẫn "lạnh"...
Sáng 29/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri TP Hà Nội, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại đây, nhiều cử tri đề cập những khía cạnh nóng của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay.
Cấp trên làm quyết liệt, cấp dưới... từ từ
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (quận Tây Hồ) cho rằng, phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đạt được kết quả tích cực. Đặt biệt, theo cử tri, từ đầu năm 2016 đến nay, Tổng Bí thư rất kiên quyết trong phòng chống tham nhũng, từ đó lãnh đạo các cấp từ Trung ương, Bộ ngành cũng vào cuộc rất mạnh.
Tuy nhiên, cử tri quận Tây Hồ nhận thấy các tỉnh thành còn coi nhẹ vấn đề phòng chống tham nhũng, thực hiện chưa nghiêm túc chỉ đạo cấp trên. "Ví dụ cụ thể như vụ ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Ông Quý bị xử lý nhưng lại chuyển lên làm Phó Chánh văn phòng HĐND tỉnh. Xử lý như vậy là rất vô lý! Tôi thấy nếu cứ làm nhẹ nhàng như ở Yên Bái thì không thể xử lý được cán bộ thiếu nghiêm túc", cử tri Nguyễn Hồng Toán nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri TP Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội
Qua việc xử lý cán bộ ở các tỉnh thành và cả các cấp Trung ương, cử tri còn nhận thấy chưa thực sự kiên quyết. Cử tri kiến nghị những cán bộ dính sai phạm cần phải xử lý nghiêm, cần phải có bản án chính thống chứ không được nghiêng về cảnh cáo về mặt đảng, khiển trách rồi cho nghỉ hưu.
Cùng vấn đề trên, cử tri Phan Văn Nhâm (quận Tây Hồ) nhìn nhận, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đạt kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, ông Nhâm cho rằng, vẫn có những vụ việc sau kết luận lại càng khiến cử tri cả nước thêm bức xúc.
Cử tri quận Tây Hồ đưa ra ví dụ cụ thể cho sự bức xúc của mình là sau khi biết được kết quả thanh tra những vấn đề liên quan đến ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
"Nhân dân cảm thấy không thuyết phục, ông Quý chỉ mất đi một chức, nhưng danh hiệu đảng viên vẫn còn, tài sản cũng vẫn còn nguyên. Nhân dân chúng tôi đặt câu hỏi, không vùng cấm trong phòng chống tham nhũng, tieu cực nhưng liệu còn có vùng tránh hay không?", cử tri Phạm Văn Nhâm băn khoăn.
Từ phân tích trên, cử tri Phạm Văn Nhâm cho rằng, vấn đề phòng chống tham nhũng vẫn chỉ "nóng" ở cấp trên - làm quyết liệt, nhưng cấp dưới còn "lạnh" - làm từ từ. Theo cử tri, vấn đề này có nguyên nhân của nó, đặc điểm nhận dạng rất rõ là người đứng đầu có thể có sai phạm nên không dám làm hoặc trong cơ quan có người nhà.
Để khắc phục những bất cập trên, cử tri Phạm Văn Nhâm kiến nghị, Quốc hội sớm thông qua Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi. Ngoài ra, cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước thực hiện cuộc chiến này không ngừng nghỉ. "Đó là cách làm tốt nhất để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ chế độ", cử tri Nhân nói.
Không ai có thể đứng ngoài cuộc
Tiếp thu các ý kiến cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp rất xác đáng, rất cụ thể, rất chi tiết, nói cái được, cái chưa được rất chuẩn.
Xung quanh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, theo Tổng Bí thư, đây là vấn đề lớn, Trung ương đã có nhiều nghị quyết nhưng chúng ta vẫn chưa bằng lòng với những gì đã làm được.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (quận Tây Hồ) phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
"Dù đã rất cố gắng, làm có hiệu quả hơn, bài bản hơn, tâm phục khẩu phục, nhưng rõ ràng so với yêu cầu còn nhiều việc phải làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh và cho rằng, đây là cuộc đấu tranh rất gian khổ, lâu dài, kiên trì, không nóng vội, bước đi phải chắc chắn, làm nhưng phải giữ được ổn định.
Theo Tổng Bí thư, không phải thi hành kỷ luật thật nhiều mới là thành công mà cốt là đánh thức người ta dậy để đừng vi phạm phạm khuyết điểm, đấy mới là thành công. "Mở đường cho người ta tiến mới là thành công", Tổng Bí thư nói rõ.
Đề cập vấn đề "trên nóng, dưới lạnh", Tổng bí thư trấn an, bây giờ bên dưới cũng đang nóng dần lên, một số nơi đang làm. "Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm được đâu, nhưng muốn thế lòng dân phải thuận, tất cả phải đồng lòng. Nói cái lò nóng lên ý là tất cả phải vào cuộc, đồng lòng nhất trí lại, không ai có thể đứng ngoài cuộc được", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cũng cho biết, rất muốn thông qua sớm Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Nhưng đây là luật khó, đưa ra phải chuẩn để giải quyết được những khâu yếu. "Không chỉ kêu gọi suông, giáo dục tư tưởng suông mà phải bằng luật pháp. Giao cho anh quyền phải có "cái roi" để anh không thể, không dám và cũng không muốn tham nhũng", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Sau Hội nghị T.Ư 6, Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri trước kỳ Quốc hội Sáng nay, 12.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 2 đại biểu Quốc hội Nguyễn Doãn Anh, Trần Thị Phương Hoa sẽ có buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 1 quận Ba Đình, Hà Nội ngay sau khi Hội nghị T.Ư 6 khóa XII vừa bế mạc ngày hôm qua. Tổng Bí thư tại buổi tiếp xúc...