Cử tri Mỹ gốc Việt háo hức trước giờ G
Jimmy Lương sẽ đi bầu cho Tổng thống Trump vào ngày 3/11 và cùng nhóm bạn mở tiệc chờ kết quả kiểm phiếu tối đó.
“Tôi sẽ đi bầu vào ngày 3/11 ở điểm bỏ phiếu gần nhà. Biết đâu một phiếu của tôi lại giúp Trump chiến thắng. Ít nhất Biden cũng đã mất một phiếu“, Jimmy, một người gốc Việt ở Boston, bang Massachusetts, nói với VnExpress.
Massachusetts là bang xanh, có xu hướng nghiêng về đảng Dân chủ. Jimmy, chàng trai đang làm trong ngành tài chính và đã định cư 15 năm ở Mỹ, ban đầu cũng không có thiện cảm với Tổng thống Trump nhưng sau 4 năm ông nắm quyền, anh nhận ra nhiều điểm mà mình cho là ưu việt trong chính sách của ông, nhất là việc làm và thuế.
Không khí những ngày này ở Massachusetts sôi động không kém các bang khác với các biểu ngữ, khẩu hiệu ủng hộ Trump chiếm ưu thế. Một cửa hàng thuốc tây lớn ở Boston đã bắt đầu cho lắp ván gỗ bên ngoài cửa kính, đề phòng trường hợp Biden thua cuộc, những người da màu ủng hộ ông tổ chức biểu tình, dẫn tới bạo loạn, cướp bóc.
Người ủng hộ tại cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump ở Grand Rapids, Michigan, hôm 2/11. Ảnh: AFP.
“Tối 3/11, tôi sẽ tụ họp mở tiệc và cùng theo dõi kiểm phiếu bầu qua truyền hình với nhóm bạn 10 người, trong đó có 9 người ủng hộ Trump”, Jimmy nói. “Tôi đã mua 9 chiếc áo Trump cho 9 người mặc. Người bạn còn lại mua riêng một chiếc áo ủng hộ Biden. Ứng viên nào thua thì người đó sẽ bị phạt bia”.
Tính đến trưa 1/11, 93 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống, gấp đôi số phiếu sớm của năm 2016 và tương đương 68% tổng số phiếu bầu 4 năm trước, theo dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ ở đại học Florida. Đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế trong các cuộc khảo sát bỏ phiếu sớm, nhưng điều này chưa thể nói lên kết quả cuối cùng, bởi phần đa cử tri Cộng hòa thường chọn bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử.
Nhiều người ủng hộ đảng Cộng hoà bày tỏ họ không ngại cảnh xếp hàng đông đúc hay nguy cơ lây nhiễm nCoV khi đi bầu trực tiếp vào ngày bầu cử chính thức. Số khác muốn tránh nguy cơ phiếu bầu qua thư gặp trục trặc hay bị gian lận.
“ Tôi chờ đến ngày 3/11 mới đi bỏ phiếu để tận hưởng không khí sôi động“, Julia Ngô, một người gốc Việt khác ở thành phố Westminster, bang California, giải thích.
California mở cửa cho cử tri bỏ phiếu sớm trực tiếp từ hôm 30/10, khá muộn so với các bang khác, và sẽ kéo dài trong 5 ngày đến hết ngày bầu cử.
“Do bận làm việc cả ngày, tôi sẽ chọn đi bầu ở vào buổi tối. Có một số điểm bỏ phiếu mở cửa đến 20h. Tôi và một người bạn sẽ mặc áo và đội mũ Trump rồi cùng đi”, chị Julia nói thêm.
Dù là bang có truyền thống bầu cho các ứng viên Dân chủ, chị Julia khá ngạc nhiên khi thấy fan của Trump ra quân rất rầm rộ ở địa phương và hầu như không thấy cờ hay biểu ngữ ủng hộ Biden dọc đường phố.
Huy Phạm, một cử tri ở thành phố Willits, vùng ngoại ô của California, giống như nhiều người bầu cho Biden khi được hỏi đều cho hay họ thích bỏ phiếu sớm trực tiếp hoặc qua thư vì không muốn xếp hàng và lo ngại Covid-19.
“Có nhiều lý do khiến tôi chọn Biden, trong đó có việc nhìn mặt bằng chung lợi ích cho cả nước Mỹ thì đảng Dân chủ có chính sách cởi mở hơn với người nhập cư, người da màu và môi trường, theo xu hướng của thế giới. Dưới thời Trump, phần đông tầng lớp trung lưu Mỹ đang sa sút về mặt đời sống và mất việc làm”, Huy nói. “Tôi cũng nôn nao muốn xem vận mệnh nước Mỹ sau ngày 3/11 sẽ ra sao. Tối đó ở nhà xem tin tức là sẽ biết”.
Người ủng hộ vẫy cờ tại cuộc vận động tranh cử của Joe Biden ở Turner Field, Atlanta hôm 2/11. Ảnh: AP.
Theo các cuộc thăm dò toàn quốc cuối cùng hôm 1/11, Biden tiếp tục dẫn trước Trump ở hầu hết các bang chiến trường, trong khi Tổng thống Mỹ khẳng định những con số này là sai và ông đang trên đà giành chiến thắng.
Tại bang chiến trường Florida, nơi Biden hơn Trump 1,7 điểm theo thăm dò của RCP, anh Đinh Công Bằng lo ngại ngày bầu cử có thể kết thúc trong hỗn loạn.
“ Năm nay lượng phiếu bầu qua thư rất lớn, việc kiểm đếm sẽ rất khó khăn và dễ gây tranh cãi. Nếu không thể kiểm đếm xong phiếu bầu trong ngày 3/11, hàng nghìn người có thể đổ ra đường biểu tình bởi hai phe đều lo ngại bên kia gian lận. Lúc đó, an ninh sẽ khó kiểm soát”, anh nói.
Gia đình anh Bằng cũng có sự phân rẽ lập trường nhất định, trong đó vợ và con gái sẽ bầu cho Trump, còn anh và con trai chưa “chốt”. Ngày mai, cả nhà anh sẽ cùng nhau đi bộ ra điểm bỏ phiếu cách đó 10 phút để bầu tổng thống.
Chị Hường Nguyễn ở bang Texas, nơi có lượng người gốc Việt lớn thứ hai chỉ sau California, trong đó phần lớn tập trung ở thành phố Houston, sẽ dành nguyên ngày để làm tình nguyện viên ở phòng phiếu, thay vì đi bỏ phiếu như những cử tri khác.
Chị bày tỏ lạc quan rằng năm nay số người đi bầu sớm lập kỷ lục nên lượng cử tri trong ngày bỏ phiếu chính thức sẽ không qua đông đúc và dồn ứ.
“Tôi sẽ làm việc từ 6h đến 20h. Hầu như mọi người đều đã biết cách bỏ phiếu nên sẽ không cần chỉ dẫn nhiều. Công việc của tôi là kiểm tra thông tin cá nhân của họ và xem họ có hợp pháp đi bầu hay không, trước khi cho bỏ phiếu”, chị Hường nói.
Hôm qua, chị đã chuẩn bị sẵn đồ ăn trưa và tối cho chồng con để toàn tâm làm việc.
“Không khí ngày quyết định vận mệnh nước Mỹ sẽ rất vui và bận rộn”, chị Hường nói thêm. “Tôi mong muốn mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình và sự tin tưởng vào những người sẽ điều hành đất nước trong nhiệm kỳ tới qua lá phiếu. Tiếng nói của mỗi người dân trên đất Mỹ đều quan trọng như nhau. Người Việt khi đã trở thành công dân Mỹ thì nên thực hiện quyền công dân của mình. Hãy bình chọn người mình tin tưởng và bỏ trống nếu thấy cả hai ứng viên đều không xứng đáng với niềm tin của mình”.
Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra thế nào. Video: CNN.
Cho cảnh sát dùng nhờ nhà vệ sinh, Học viện âm nhạc danh giá ở Mỹ phải xin lỗi
Học viện âm nhạc Berklee phải lên tiếng xin lỗi sau khi để nhân viên cảnh sát thành phố sử dụng nhà vệ sinh của nhà trường.
Trong một bài đăng mới đây trên Facebook, cơ quan an toàn công cộng của Học viện âm nhạc Berklee (ở Boston, bang Massachusetts) cho biết, cảnh sát Boston đã bố trí nhiều sỹ quan tập trung gần trường kể từ sau các cuộc biểu tình tưởng nhớ người đàn ông da màu George Floyd.
"Hôm 8/6, các quan chức đã cho phép cảnh sát sử dụng nhà vệ sinh của Trung tâm biểu diễn Berklee sau quyết định không chính thức được đưa ra tại chỗ. Chúng tôi nhận được một số phản hồi từ nhiều cá nhân và trên các kênh xã hội về sự tổn thương và giận dữ về việc cảnh sát được quyền tới đó, trong khi cơ sở này hiện không mở cửa cho sinh viên và các thành viên trong cộng đồng của chúng tôi", thông báo nêu rõ.
Học viện âm nhạc Berklee lên tiếng xin lỗi sau khi để cảnh sát sử dụng nhà vệ sinh. (Ảnh: Fox News)
Tuy nhiên, học viện này nhấn mạnh việc làm này không đồng nghĩa rằng, sự hỗ trợ của nhà trường với phong trào "Người da đen đáng được sống" trở nên suy yếu.
"Chúng tôi hiểu rằng nhiều thành viên trong cộng đồng của chúng tôi cảm thấy bị phản bội. Chúng tôi hết sức xin lỗi vì các tác động đã gây ra cho cộng đồng... Chúng tôi sẽ nỗ lực phối hợp nhiều hơn để xem xét ảnh hưởng của các hành động của mình", tuyên bố nhấn mạnh.
Trường Berklee cũng khẳng định sẽ không để trường hợp tương tự lặp lại trong tương lai. Tuy nhiên, lời xin lỗi của học viện này vẫn khiến nhiều người bất mãn.
Dennis Glavin, Chủ tịch Hiệp hội thực thi pháp luật Massachusetts cho rằng, phản ứng của Berklee sẽ chỉ làm tổn thương thêm mối quan hệ giữa cộng đồng với cảnh sát.
"Nếu mục đích là để cải thiện chính sách, tuyên bố này hoàn toàn phi lý. Một số người muốn gây chiến với cảnh sát. Bức thư này chỉ để "đánh đu" theo cảm xúc của mọi người'', ông này phân tích.
Nhiều Sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ đang xem xét cải tổ lực lượng sau vụ George Floyd bị cảnh sát thành phố Minneapolis ghì cổ tới chết. Thậm chí, một số bang Mỹ đang tính tới viễn cảnh, nói không với cảnh sát trong việc đảm bảo trị an.
Cử tri gốc Việt kể chuyện bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ Lần đầu đi bầu cử sau hơn 40 năm định cư ở Mỹ, ông Mike Ngô chọn bỏ phiếu sớm để đảm bảo nhanh chóng và an toàn giữa Covid-19. "Những năm trước, tình hình chính trị Mỹ ít biến động, nhiều người gốc Việt như gia đình chúng tôi chỉ lo làm ăn. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi lo lắng trước...