Cử tri mong gì trước kỳ họp mới của Quốc hội
Cử tri mong muốn ĐBQH nâng cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực, tích cực tham gia góp ý kiến chuyển tải tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri tới diễn đàn Quốc hội.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức khai mạc vào sáng mai (22/5). Đây là kỳ họp giữa năm, diễn ra sau thời điểm Hội nghị Trung ương 5 khóa XII vừa kết thúc với không khí tin tưởng, phấn khởi của các tầng lớp nhân dân.
Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội được đông đảo cử tri và nhân dân kỳ vọng sẽ đánh giá đúng thực trạng kinh tế- xã hội; xây dựng pháp luật phù hợp, khả thi để các cơ quan hành pháp và tư pháp quản lý, điều hành hiệu quả.
Tin tưởng và kỳ vọng là tâm trạng của nhiều cử tri trước thềm kỳ họp thứ 3 của Quốc hội lần này. Bởi kỳ họp này diễn ra ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc với việc ban hành 3 Nghị quyết quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xem xét xử lý cán bộ.
Đông đảo cử tri và nhân dân cho rằng, việc phát hiện, xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ công chức, trong đó có cả các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm rất lớn của Đảng, Nhà nước trước nhân dân. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã được điều tra và đưa ra xét xử. Nhiều sai phạm trong công tác cán bộ đã được kết luận và xử lý nghiêm minh. Cử tri Lâm Văn Bảng ( Phú Xuyên, Hà Nội) bày tỏ sự phấn khởi trước quyết tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước song cho rằng việc xem xét, phát hiện, xử lý cán bộ cần tiếp tục, liên tục, không để đến lúc sai phạm rồi mới kỷ luật. Cử tri Lâm Văn Bảng cũng mong muốn Ban Bí thư cũng như Quốc hội cần kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên liên tục để xây dựng những cán bộ có đủ tố chất, phong cách, đạo đức làm việc vì dân.
Video đang HOT
Cử tri Bùi Đăng Quảng (phường Cống Vị, quận Ba Bình, Hà Nội) mong Quốc hội kì này sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, nhất là các luật liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
“Những việc lớn, bức xúc của đất nước, Quốc hội đều quan tâm và đi đến tận cùng của sự việc. Đặc biệt là ở công tác phòng chống tham nhũng, tôi rất hy vọng và ủng hộ, mong muốn được giải quyết nhanh. Quốc hội ngoài việc bổ sung, sửa đổi, vạch chính sách mới để giải quyết nó, đồng thời cử nhiều đoàn giám sát. Với những gì chúng ta đã làm được, tôi hy vọng những vấn đề lớn của đất nước ở kỳ họp này sẽ được đặt ra và giải quyết từng bước có hiệu quả”, cử tri Bùi Đăng Quảng bày tỏ quan điểm.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm nay. Do vậy, cử tri Hà Nội đánh giá đúng thực trạng, phân tích làm rõ những yếu kém, hạn chế trong quản lý, điều hành để tạo điều kiện tốt nhất cho kinh tế phát triển.
Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: “Nhân dân rất băn khoăn về một số vấn đề lớn của đất nước. Một số nội dung mà trước đây đã hạn chế nhưng còn chậm khắc phục, trong đó, có chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cử tri cũng lo lắng tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay tuy đã đảm bảo kinh tế vĩ mô nhưng chậm hơn so với 2015-2016. Đồng thời những vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Câu chuyện “được mùa rớt giá”vẫn lặp đi lặp lại. Cử tri cũng đề xuất giúp hỗ trợ cho người nông dân để tháo gỡ khó khăn, đưa nông nghiệp của ta phát triển”.
Theo đánh giá của nhiều cử tri Hà Nội, tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm vẫn gặp khó khăn. Câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn tiếp tục tái diễn, tình trạng giá thịt lợn trong nước giảm sâu, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Cử tri Nguyễn Thị Kim Liên (quận Cầu Giấy) mong muốn Quốc hội cần kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan sớm có các giải pháp căn cơ, lâu dài để khắc phục tình trạng này.
“Mấy năm nay là giá dưa hấu, nay là giá lợn, vấn đề này là do sự phối hợp giữa Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp không chặt chẽ, không có kế hoạch điều chỉnh kịp thời về chính sách, chủ trương khiến nông dân bị thất bát. Tôi mong mỏi Bộ Công thương phải sớm tích cực kết hợp với Bộ nông nghiệp để làm thế nào sản xuất phải đi đôi với tiêu dùng”, cử tri Nguyễn Thị Kim Liên đề nghị.
Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cử tri và nhân dân cả nước đang rất quan tâm đến vấn đề quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhất là tình trạng “Cát tặc” vẫn diễn ra như thách thức chính quyền. Tình trạng ô nhiễm từ nước thải nhà máy, khu công nghiệp vẫn đang hàng ngày hàng giờ tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhiều khu dân cư. Nhiều cử tri cũng bày tỏ sự lo lắng về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội; Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, nhất là sản xuất và nhập lậu thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn diễn biến phức tạp.
Cử tri mong muốn đại biểu Quốc hội tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực của mình, tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội. Có như vậy, Quốc hội mới thật sự gần dân, sát dân, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của đất nước.
Theo Minh Châm-Lại Hoa (VOV)
Tổng thư ký Quốc hội nêu lý do ông Đinh La Thăng về đoàn Thanh Hóa
Chiều 19.5, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Tại đây, báo chí đã đặt câu hỏi: Căn cứ pháp lý nào để Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho ông Đinh La Thăng chuyển về sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội cho biết: Tại Hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 5 khóa XII vừa qua, trên cơ sở kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban chấp hành T.Ư đã có Nghị quyết thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng là cảnh cáo.
"Ông Đinh La Thăng có đơn thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị và đã được Ban chấp hành T.Ư Đảng đồng ý. Thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị tức là thôi chức Bí thư Thành phố, thôi Trưởng Đoàn Đại biểu TP.HCM. Bộ Chính trị đã điều động ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. Đảng Đoàn Quốc hội cũng giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Đoàn TP.HCM tới đây sẽ họp và bầu Trưởng Đoàn mới" - Tổng thư ký Quốc hội thông tin.
Vẫn theo Tổng thư ký Quốc hội, ông Đinh La Thăng có nguyện vọng chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, đồng thời Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cũng có văn bản đề nghị cho ông Đinh La Thăng về sinh hoạt tại Đoàn Thanh Hóa. Hai nơi cùng đề nghị như thế nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đơn xin chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội của ông Đinh La Thăng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa XIV. UBTVQH đã biểu quyết, nhất trí về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng từ Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Vào ngày 10.5, Bộ Chính trị đã phân công điều động ông Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM; điều động ông Đinh La Thăng về giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Vào ngày 7.5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90% vì những vi phạm thời còn công tác tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN. Ông Đinh La Thăng từng giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT.
Theo Danviet
Tại sao Bộ Chính trị thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác cán bộ? Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, việc Bộ Chính trị thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ được dư luận rất hoan nghênh. Bởi vì công tác cán bộ trong thời gian qua có nhiều vấn đề khiến dư luận nhân dân bức xúc. Đoàn kiểm tra về công tác cán bộ do Phó...