Cử tri hoan nghênh dừng dự án trên núi Hải Vân
Chủ tịch UBMTTQVN TP Đà Nẵng cho rằng, cử tri mong muốn lãnh đạo TP kết hợp hài hòa giữa lợi ích của quốc gia, dân tộc với việc giữ mối quan hệ tốt với các địa phương, không để mắc mưu chia rẽ của kẻ thù.
Phát biểu ý kiến của cử tri trong khuôn khổ kỳ họp thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII khai mạc vào ngày 9/12, Chủ tịch UBMTTQVN TP Đà Nẵng – ông Nguyễn Mạnh Hùng – cho hay, qua sự kiện lãnh đạo tỉnh TT-Huế giao dự án khu vực Cửa Khẻm trên đèo Hải Vân cho Công ty CP Thế Diệu (Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng; cử tri hoan nghênh thái độ của lãnh đạo TP Đà Nẵng đã có tiếng nói trung thực, kiên quyết nhưng đúng mực vì lợi ích quốc gia để góp phần chấm dứt việc cấp phép cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại kỳ họp HĐND
“Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân cũng rất lo lắng về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước âm mưu của các thế lực bên ngoài. Đồng thời qua sự kiện dự án du lịch trên đèo Hải Vân, cử tri mong muốn lãnh đạo TP kết hợp hài hòa giữa lợi ích của quốc gia, dân tộc với việc giữ mối quan hệ tốt với các địa phương, không để mắc mưu chia rẽ của kẻ thù”, ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc liên doanh, liên kết với các đối tác, nhất là các đối tác có liên quan với nước ngoài.
Văn phòng dự án của Công ty CP Thế Diệu trên núi Hải Vân
Trong các kỳ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần này, đông đảo cử tri Đà Nẵng bày tỏ lo ngại trước việc lãnh đạo tỉnh TT-Huế giao đất ở khu vực “nhạy cảm” để cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (Trung Quốc) xây dựng khu nghỉ dưỡng ở khu vực Cửa Khẻm. Tuy nhiên sau đó, lãnh đạo tỉnh TT-Huế cũng đã tạm dừng dự án chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội kháo XIII, cử tri Đà Nẵng cũng chất vấn các đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng về việc này. Trả lời ý kiến của cử tri về vấn đề này, tại buổi tiếp xúc, Phó Chủ tịch Quốc hội – ông Huỳnh Ngọc Sơn – cho biết, trước đây ông từng là Tư lệnh quân khu 5 nên biết đèo Hải Vân là một trong những điểm không thể để mất. Nếu mất đèo Hải Vân thì sẽ bị chia cắt, không thể lấy lại được.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế dừng dự án lại là đúng và trách nhiệm sau này sẽ xem xét. Không thể vì phát triển kinh tế mà xem nhẹ quốc phòng.
Công Bính
Theo dantri
Bí thư Hà Nội: Ông Nghiên chưa có suất nhà đất nào do nhà nước cấp
Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, đến thời điểm này, ông Nghiên chưa được suất đất đai nhà cửa nào do nhà nước cấp. Còn nhà biệt thự chỗ nọ chỗ kia của ông Nghiên, là tiền cá nhân. Thành phố sẽ có trách nhiệm giải quyết chế độ nhà đất cho ông Nghiên.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng nay (9/12) tại Hà Nội, cử tri Nguyễn Duyên Hải hỏi ông Phạm Quang Nghị về việc chậm thu hồi căn biệt thự (nhà công vụ) của nguyên Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên dù ông Nghiên về hưu đã lâu.
Theo cử tri Hải, khi chưa làm Chủ tịch thành phố, ông Hoàng Văn Nghiên (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) ở tầng 2 tòa nhà tập thể Bách Khoa - Hà Nội. Nay ông đã có biệt thực ở khu Ciputra Tây Hồ (Hà Nội). Nhưng từ khi thôi chức Chủ tịch thành phố Hà Nội, đã 8 năm qua, ông Nghiên vẫn chưa trả lại cho thành phố ngôi biệt thự 400m2 ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội vừa qua, có ý kiến cho rằng phải phân nhà khác cho ông Nghiên thì ông mới trả lại ngôi nhà này.
Cử tri đặt câu hỏi: "Liệu có phải là thành phố có chủ trương phân nhà cho ông Nghiên để rồi ông Nghiên lại bán đi kiếm lời, trong khi ông Nghiên không phải là không có nhà để ở?".
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho biết, từ năm 2009, TP Hà Nội đã có công văn gửi ông Hoàng Văn Nghiên và thông báo với các cơ quan liên quan việc ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa là dạng nhà biệt thự thuộc diện không được bán.
Nếu ông Nghiên muốn tiếp tục ở thì vẫn phải tiếp tục thuê của nhà nước. Không bao giờ xảy ra trường hợp mua bán ngôi nhà này bởi ngôi nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa đã nằm trong danh mục biệt thự không được bán của thành phố Hà Nội.
Ông Nghị cũng cho hay, từ trước đến nay, ông Nghiên không thường xuyên ở trong ngôi nhà này mà để cho con ở; nhưng về nguyên tắc ông Nghiên vẫn đang thuê ngôi nhà này và đang phải trả tiền thuê nhà theo giá quy định của nhà nước.
"Tôi xin nhấn mạnh, giá thuê nhà của nhà nước không chỉ đối với ông Nghiên mới rẻ. Ai thuê nhà của nhà nước cũng đều được áp dựng mức thuê theo qui định cả" - ông Nghị nói.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị trong buổi tiếp xúc cử tri, trả lời về căn nhà biệt thự nguyên Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đang sử dụng.
Theo ông Bí thư Hà Nội, việc Nghị định 61 ra đời là nhằm cho phép bán nhà cho những người thuê nhà của nhà nước, bởi mỗi năm nhà nước chỉ thu lại được một khoản tiền thuê nhà rất ít.
"Các cơ quan đều khẳng định rằng tiền thu cho thuê nhà nhà nước không đủ để quét vôi ve cho ngôi nhà. Điều này chúng ta đều biết" - Ông Phạm Quang Nghị nêu.
Thành phố rất hoan nghênh vì vừa qua, sau khi báo chí nêu, ông Nghiên đã chính thức có văn bản gửi cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội xin bàn giao lại ngôi nhà này. Trên cơ sở đó, thành phố cũng vừa họp xong và quyết định thanh lý hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên. Vì thế trong thời gian tới, ông Nghiên không được thuê ngôi biệt thự này nữa.
Về phần quyền lợi liên quan đối với ông Hoàng Văn Nghiên, do ông này từng là Chủ tịch UBND TP Hà Nội, lương và hàm tương đương Bộ trưởng, thành phố sẽ có trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách về nhà đất cho ông Nghiên theo đúng mức quy định mà ông được hưởng. Riêng căn chung cư trước đây tại phường Bách Khoa, ông Nghiên đã trả lại và Công ty Quản lý nhà của thành phố đã thu ngôi nhà này để cho người khác thuê.
Theo ông Phạm Quang Nghị, về lý lẽ, đến thời điểm này, ông Nghiên chưa được suất đất đai nhà cửa nào do nhà nước cấp. Còn nhà biệt thự chỗ nọ chỗ kia nào đó của ông Nghiên, theo ông Nghị, là do tiền cá nhân.
"Tiền đó như thế nào, nếu nhận thấy có vấn đề gì thì cơ quan chức năng mới phải xem xét" - Ông Nghị nói thêm.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nghị cũng thừa nhận, TP Hà Nội có khuyết điểm khi để việc thu hồi nhà của ông Nghiên chậm trễ. Đáng lẽ phải thu sớm hơn.
Cũng liên quan đến sự việc, trả lời PV Dân trí, ông Sơn (Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) - xác nhận, nếu ông Nghiên trả lại ngôi nhà ở số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, công ty ông Sơn là đơn vị thu nhận và quản lý. Việc sử dụng ngôi nhà vào mục đích gì sẽ do thành phố quyết định.
"Chúng tôi chỉ như thủ kho, trông giữ và quản lý, tu bổ còn thành phố mới là đơn vị quyết định cụ thể việc giao cho ai, và cho ai thuê" - ông Sơn nói.
Tuy nhiên ông Sơn cho biết, hiện chưa nhận được văn bản của thành phố về việc này. Còn về việc dự định phân nhà, đất theo chế độ cho ông Nghiên, ông Sơn cho rằng còn chờ xem nguyện vọng của ông Nghiên như thế nào rồi thành phố mới quyết định và có phương án cụ thể.
Khi được hỏi về việc thành phố có quyết định xử lý như thế nào đối với việc thu hồi chậm, để ông Nghiên sử dụng nhà quá lâu, ông Sơn cho rằng, ông Nghiên không làm gì sai, vẫn thuê nhà trả tiền đầy đủ theo quy định và thành phố cũng chưa có quyết định thu hồi.
Cũng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Nghiên đã về hưu mà vẫn được thuê theo mức giá như thời đương chức thì có đúng quy định? Ông Sơn cho biết, điều đó không phụ thuộc vào chức vụ, mà nhà nước chỉ tính theo đơn giá của một người dân thuê nhà nhà nước.
Q.Đô
Theo Dantri
Lâm Đồng: Nhiều cử tri đề nghị bảo tồn các biệt thự cổ xuống cấp Ngày 8.12, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa 8 đã khai mạc. Cử tri đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các biệt thự cổ Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận việc thực hiện...