Cử tri hai đảng lo ngại gian lận bầu cử tổng thống Mỹ
Ngày càng nhiều người Mỹ ở cả hai đảng lo ngại bầu cử ngày 3/11 sẽ có gian lận và bị can thiệp, theo khảo sát của Reuters/Ipsos ngày 31/7.
Khoảng 50% cử tri tham gia khảo sát nói họ lo ngại bỏ phiếu qua thư sẽ dẫn tới gian lận bầu cử. Cụ thể, 8 trong 10 thành viên Cộng hòa và ba trong 10 thành viên Dân chủ cho rằng quá trình bỏ phiếu qua thư sẽ xuất hiện gian lận.
Trong khi đó, 67% cử tri lưỡng đảng tin tưởng vào kết quả bầu cử với hình thức bỏ phiếu này.
Khảo sát của Reuters/Ipsos cũng chỉ ra 74% cử tri, trong đó 70% thành viên Dân chủ và 80% thành viên Cộng hòa, quan ngại về “gian lận bầu cử có tổ chức bởi các chính trị gia muốn thay đổi kết quả bầu cử”.
Cứ 8 trong 10 cử tri Dân chủ 6 trong 10 cử tri Cộng hòa lo lắng về khả năng “ngăn chặn cử tri bỏ phiếu”.
Một cử tri đeo khẩu trang đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ ở Ottawa, bang Illinois, hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.
Đảng Dân chủ và nhiều nhóm hoạt động nói rằng bỏ phiếu qua thư là cách để bảo vệ cử tri trước đại dịch. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump và nhiều thành viên Cộng hòa nhiều lần phản đối ý tưởng bỏ phiếu qua thư, cho rằng phương thức này sẽ thúc đẩy gian lận và người Mỹ nên xếp hàng bỏ phiếu như bình thường.
Trump một lần nữa khiến chính trường Mỹ “nổi sóng” khi ngày 30/7 đề xuất hoãn bầu cử tổng thống tháng 11 do lo ngại Covid-19 và gian lận phiếu bầu. Đề xuất được ông chủ Nhà Trắng đưa ra ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ báo cáo kinh tế Mỹ giảm 32,9% trong quý hai. Đây là mức sụt giảm tồi tệ nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 1947.
Ý tưởng của Trump lập tức thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế, đồng thời vấp phải làn sóng phản đối gay gắt chưa từng thấy từ phe Dân chủ, các lãnh đạo bảo thủ bên ngoài Nhà Trắng, và thậm chí cả đảng Cộng hòa. Họ cho rằng Trump đang “đi quá giới hạn quyền lực” của mình và việc thay đổi ngày bỏ phiếu thuộc thẩm quyền của quốc hội.
Video đang HOT
Trước phản ứng gay gắt của dư luận, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào cuối ngày 30/7, Trump lại tự đảo ngược đề xuất trước đó của ông.
Nhiều cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy Trump đang “thất thế” trong cuộc đua vào Nhà Trắng so với Biden. Theo kết quả cuộc thăm dò do Washington Post và ABC thực hiện, 55% số cử tri đã đăng ký ủng hộ Biden, trong khi tỷ lệ này dành cho Trump là 40%. Mức tín nhiệm của Tổng thống Mỹ cũng giảm xuống 39% sau hai tháng qua.
Kết quả khảo sát mới càng khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khủng hoảng hậu bầu cử Mỹ. Larry Diamond, chuyên gia về các thể chế dân chủ tại Viện Hoover, tổ chức nghiên cứu bảo thủ ở Stanford, California, trước đó từng trả lời phỏng vấn của CNN rằng “khả năng xảy ra khủng hoảng hậu bầu cử chưa từng thấy ở nước Mỹ là khá lớn”.
Dòng sông băng ngăn phi tang tội ác
MaryAnn Clibbery, 69 tuổi, muốn tạo điều kiện cho đối tác sửa chữa lỗi lầm, nhưng điều này khiến bà trả giá bằng chính mạng sống.
Thi thể của Clibbery được nhân viên tìm thấy tại công ty thuộc thành phố Loves Park, bang Illinois vào ngày 22/12/2004, chỉ một vài ngày trước Giáng sinh. Hiện trường có vết máu mới hơn nằm trên vết máu cũ, như vậy hung thủ ra tay làm hai đợt cách nhau một khoảng thời gian.
Túi xách của Clibbery không thấy đâu, dấu hiệu có thể cho thấy đây là vụ cướp tài sản. Tuy nhiên, những đồ đạc có giá trị và có thể dễ dàng mang đi vẫn còn nguyên vẹn. Do vậy, cảnh sát cho rằng việc hung thủ lấy túi xách có thể nhằm đánh lạc hướng.
Clibbery là góa phụ 69 tuổi, sống cùng bạn trai. Bà là chủ sở hữu Công ty Al Zullo hoạt động trong lĩnh vực cải tạo nội thất nhà cửa. Nhân chứng cho biết chiều hôm trước, Clibbery ở lại làm việc muộn nên thời gian xảy ra án mạng được cho là vào chiều ngày 21/12/2004.
Vì Clibbery chết tại công ty, hung thủ lại có ý đánh lạc hướng, cảnh sát nhận định động cơ giết người có thể vì mâu thuẫn cá nhân trong lúc làm việc. Hung thủ nhiều khả năng là nhân viên hoặc khách hàng bất mãn.
Điều tra theo hướng này, cảnh sát phát hiện công ty gần đây mới sa thải nhân viên tên Kevin Doyle nhưng người này chưa trả chìa khóa ra vào. Theo các nhân viên khác, Doyle không thích Clibbery ra mặt.
Chỉ một ngày sau khi vụ giết người, Doyle chủ động tới gặp gia đình Clibbery và nói có thể giúp đỡ việc vận hành công ty. Khi bị hỏi, Doyle cho biết đã nằm nhà do bị ốm vào thời điểm xảy ra vụ án nhưng không có người làm chứng. Điều này khiến Doyle trở thành nghi phạm mấu chốt trong cuộc điều tra.
Tiếp tục điều tra, cảnh sát được biết ngoài Clibbery, công ty Al Zullo còn có chủ sở hữu khác là George Hansen. Clibbery phụ trách tài chính và vận hành, Hansen quản lý đội xây dựng và lo việc mua bán sản phẩm. Trong quá trình làm việc, Clibbery và Hansen hay căng thẳng vì tính cách khác nhau. Nếu Clibbery chết, Hansen sẽ còn được nhận số tiền bảo hiểm trị giá 150.000 USD. Nhưng khi được hỏi, Hansen nói quan hệ hai người khá tốt đẹp. Chiều xảy ra vụ án, Hansen rời chỗ làm để đi uống rượu cùng vợ, chở con gái đi học lái xe, đi nhuộm da, rồi mới về nhà.
Một ngày sau vụ giết người, người dân địa phương báo tin thấy chiếc túi nylon đen loại chuyên đựng rác nằm trên mặt sông đóng băng, cách hiện trường án mạng 5 dặm. Tin báo khiến nhà chức trách phải điều cần cẩu tới lấy túi lên vì trước đó từng có người vứt trẻ con trong túi nylon.
Trong túi nylon đen là một túi nylon màu trắng nhỏ hơn, bên trong bọc nhiều đồ vật liên quan tới vụ án mạng của Clibbery như áo len, búa kim loại, găng tay da, và túi xách chứa giấy tờ tùy thân của Clibbery. Có thể hung thủ định phi tang vật chứng xuống sông nhưng vứt trúng mặt sông đã đóng băng. Chỉ cần bị quăng xa 1,5 m nữa, chiếc túi đã chìm xuống làn nước.
Clibbery (phải) và Hansen trong quảng cáo cho công ty Al Zullo. Ảnh: Filmrise.
Chiếc áo len trong túi nylon có dính nhiều máu. Kết quả giám định cho thấy đây là máu của Clibbery. Khi xem ảnh, nhiều người trong công ty Al Zulllo nhận ra đây là áo len thuộc về vị giám đốc sáng lập ra công ty. Chiếc áo thường được treo trong tủ quần áo tại văn phòng, nhân viên có thể lấy mặc khi trời lạnh.
Chuyên gia giám định lấy mẫu tế bào da dọc phần cổ áo đem đi xét nghiệm ADN, kết quả cho thấy thuộc về Hansen. Tuy vậy, điều này chưa phải chứng cứ chứng minh Hansen là hung thủ vì một số nhân viên khác trong công ty cũng từng mặc áo.
Lúc này, cảnh sát tìm thấy trên bàn làm việc của Clibbery có cốc café uống hết, dưới đáy cốc có dấu vết của loại thuốc ngủ kê theo đơn với lượng chất lớn. Nhưng theo hồ sơ y tế, Clibbery chưa bao giờ được kê đơn loại thuốc này. Một số nhân viên cũng cho biết đôi khi uống café hoặc ăn salad xong, Clibbery cảm thấy không khỏe, có lúc ngủ gục trên bàn làm việc vào buổi chiều. Những người này nói Hansen là người duy nhất có thể tiếp cận đồ ăn thức uống của Clibbery.
Cũng theo bạn trai của Clibbery, trước khi chết, Clibbery từng gửi thiệp mừng Giáng sinh cho một số đối tác của công ty thì được phản ánh họ chưa nhận được tiền thanh toán. Sau khi rà soát sổ sách công ty, Clibbery kể với bạn trai rằng đã phát hiện Hansen biển thủ 100.000 USD, có thể đẩy công ty vào bờ vực phá sản. Clibbery dự định sẽ làm ra nhẽ với Hansen vào buổi chiều xảy ra sự việc.
Khi bị hỏi, Hansen không phủ nhận cáo buộc và ngược lại còn khẳng định Clibbery cũng tham gia biển thủ tiền. Tuy nhiên, lời khai này của Hansen không có căn cứ vì kết quả rà soát cho thấy Clibbery chỉ rút đúng mức lương hàng tháng từ ngân sách công ty.
Vào tối hôm xảy ra vụ án, có người nhìn thấy chiếc xe bán tải đi chậm dọc con cầu như thể đang tìm kiếm vật gì đó. Biển số xe là loại do chủ xe tự xin cấp có chữ Zullo, trùng tên công ty của Clibbery và Hansen. Tại công ty Al Zullo, chỉ Hansen sở hữu xe có biển số như vậy. Trong xe có cuộn dây mồi câu cá và một số vật dụng khác khiến cảnh sát đặt giả thuyết Hansen dường như muốn câu chiếc túi nylon trên mặt băng.
Chiếc túi bị vứt trên mặt sông đóng băng. Ảnh: Filmrise.
Để có thêm chứng cứ, cảnh sát rà soát lại vật chứng trong túi nylon. Bằng phương pháp thổi hơi keo siêu dính cho bám vào bề mặt túi nylon trắng, chuyên viên thu được ba dấu vân tay. Tất cả đều trùng khớp với dấu vân tay của Hansen. Đôi găng tay da dính máu của Clibbery cũng chứa tế bào da có ADN thuộc về Hansen.
Vấn đề tìm hiểu tiếp theo là Hansen đã lấy thuốc ngủ từ đâu. Sau khi hỏi người thân của nghi can, cảnh sát mau chóng xác định chị gái Hansen đã đưa thuốc ngủ cùng loại với thuốc ngủ trong cốc café của Clibbery cho em trai để đổi lại 25 USD mỗi tháng. Hansen lập tức bị bắt và khởi tố về hành vi giết người.
Công tố viên cáo buộc chiều hôm đó, khi công ty chỉ còn hai người, Clibbery chất vấn Hansen về số tiền bị biển thủ. Clibbery có thể đã nhân nhượng và yêu cầu Hansen trả đủ số tiền 100.000 USD, nếu không sẽ báo cảnh sát. Điều này khiến Hansen nảy ý định giết người bịt đầu mối.
Theo công tố viên, Hansen đã dùng búa gây án. Trong lúc lục lọi giấy tờ tố cáo mình biển thủ, Hansen thấy Clibbery vẫn còn cử động nên xông tới đánh lần thứ hai.
Biến số xe bán tải của Hansen. Ảnh: Filmrise.
Sau khi gây án, Hansen cho đồ vào trong túi nylon để vứt qua cầu trên đường về nhà. Tuy nhiên, do đang là mùa đông, Hansen vứt túi đúng xuống phần mặt hồ đóng băng, chỉ cách phần mặt nước khoảng 1,5 m. Biết mình phạm sai lầm, Hansen lái xe qua lại dọc con cầu để nghĩ cách lấy lại chiếc túi và bị nhân chứng nhìn thấy.
Trong khi bị bắt giữ, Hansen lại thay đổi câu chuyện. Ông ta phủ nhận giết người nhưng thừa nhận đã cố tạo hiện trường giả. Hansen nói khi mới phát hiện thi thể của Clibbery, ông ta sợ trở thành nghi phạm nên nảy ý định vứt hết đồ đạc của mình tại hiện trường.
Câu chuyện của Hansen không thể thuyết phục được bồi thẩm đoàn tại tòa. Ông ta cuối cùng bị kết tội Giết người cấp độ I, lãnh án 60 năm tù vào tháng 9/2005.
Ngoại trưởng 'Ngũ Nhãn' họp về Hong Kong Các ngoại trưởng thuộc 5 nước liên minh tình báo Ngũ Nhãn họp trực tuyến về tình hình Hong Kong hôm 8/7. Thông tin được một quan chức chính phủ Canada tiết lộ ở Ottawa hôm 8/7, song không nói thêm chi tiết. Ngũ Nhãn (Five Eyes) là liên minh tình báo 5 nước gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada. Ngoại...