Cử tri Dân chủ bỏ phiếu sớm nhiều gấp đôi Cộng hòa
Cử tri thuộc đảng Dân chủ nhiều hơn gấp đôi so với người ủng hộ đảng Cộng hòa trong hơn 8 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống.
Tính đến ngày 9/10, khoảng 1,7 triệu thành viên đảng Dân chủ đã gửi phiếu bầu của họ, trong khi chỉ 750.000 phiếu đến tử đảng Cộng hòa, theo Dự án Bầu cử Mỹ, nơi tổng hợp dữ liệu về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Số phiếu phe Dân chủ yêu cầu cũng nhiều gần gấp đôi so với Cộng hòa, lần lượt là 22 triệu và 13 triệu phiếu.
Hơn 8 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm, cao gấp 10 lần so với thời điểm này năm 2016. Số cử tri này không tính 5 bang quyết định bầu cử phần lớn hoặc hoàn toàn bằng hình thức qua thư, bao gồm Oregon, Washington, Utah, Colorado và Hawaii.
“Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều người đi bỏ phiếu sớm đến vậy”, Michael McDonald, giáo sư Đại học Florida, người đứng đầu Dự án Bầu cử Mỹ, cho biết.
Video đang HOT
Các cử tri đi bỏ phiếu sớm tại Lexington, bang Nam Carolina, hôm 6/10. Ảnh: AFP.
Số phiếu tăng vọt dẫn tới dự đoán 65% cử tri Mỹ đủ điều kiện có thể đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay, tương đương 150 triệu phiếu bầu, đạt tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1908, McDonald cho biết thêm. Theo dữ liệu, hơn 50 triệu người đã chọn hình thức bỏ phiếu qua thư trong năm nay, dường như do hệ quả từ đại dịch Covid-19.
Việc cử tri thuộc đảng Dân chủ đi bỏ phiếu sớm áp đảo so với phe Cộng hòa không giúp gì trong dự đoán kết quả cuối cùng, bởi thăm dò cho thấy những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump muốn bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử.
Ông chủ Nhà Trắng từng nhiều lần nói rằng hành vi gian lận hàng loạt sẽ xảy ra nếu ngày càng nhiều người bỏ phiếu qua thư, nhưng không đưa ra nhiều bằng chứng cho cáo buộc. Bất chấp cảnh báo của ông, nhiều bang đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ cử tri bỏ phiếu qua thư.
Florida, nơi Trump giành chiến thắng năm 2016 và được đánh giá là bang mà ông buộc phải thắng nếu muốn tái đắc cử, đang dẫn đầu toàn quốc về số phiếu đã nhận được. Trong hơn 1,37 triệu phiếu này, hơn một nửa thuộc về đảng viên Dân chủ. Virginia và Michigan, hai bang chiến trường quan trọng khác, đều đã nhận được gần một triệu phiếu.
21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV
21 bang Mỹ tăng ca nhiễm nCoV trong bối cảnh tất cả 50 bang đang tái mở cửa và biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc vẫn tiếp diễn.
Mỹ ghi nhận hơn hai triệu ca nhiễm và hơn 115.000 ca tử vong, tăng lần lượt 20.653 và 981 trong 24 giờ qua. Tại hạt Yakima, bang Washington, hơn 1.100 ca nhiễm được báo cáo trong tháng 6, trong khi tổng số ca nhiễm ở hạt này khoảng 5.000. Hạt Maricopa thuộc bang Arizona cũng ghi nhận tình trạng tương tự, với 4.000 ca nhiễm trong tháng này, trong tổng khoảng 14.300 ca nhiễm. Bang Alaska tuần này ghi nhận 100 ca nhiễm mới và một ca tử vong do nCoV hôm 9/6. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Alaska sau hơn một tháng.
Xu hướng tăng ca nhiễm mới này không đơn thuần do tăng cường xét nghiệm nCoV. Kể từ khi biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd, ít nhất 9 bang đã xác nhận số ca nhập viện do nCoV tăng, gồm Texas, California, Arizona, Utah, Arkansas, North Carolina, South Carolina, Oregon và Mississippi.
Người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và bình đẳng cho người da màu, ở Washington D.C, Mỹ, hôm 2/6. Ảnh: Reuters.
Giới chức y tế Mỹ nhấn mạnh người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, liên quan cái chết của Floyd. Người đàn ông da màu này bị sĩ quan Derek Chauvin ghì chết hôm 25/5 sau khi bị khống chế vì liên quan cáo buộc tiêu tiền giả, dù đã nhiều lần cầu xin "tôi không thể thở". Biểu tình đã lan đến nhiều quốc gia để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) tuần trước cho hay đang theo dõi sát các cuộc biểu tình. Covid-19 rất dễ lây lan khi trò chuyện hay thậm chí chỉ là thở và người mang nCoV có thể lây nhiễm cả khi họ không có triệu chứng. Do đó, các bác sĩ cho biết việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách càng xa càng tốt với người khác là cực kỳ quan trọng.
Giám đốc CDC Robert Redfield hồi đầu tháng này đã đề nghị kiểm tra và xét nghiệm nCoV cho tất cả những người tham gia biểu tình.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 7,4 triệu người nhiễm, hơn 418.000 người tử vong.
Chàng trai Mỹ thiệt mạng khi selfie trên vách đá Trong khi chụp ảnh trên vách đá ở bang Arizona, Orlando Serrano-Arzola (25 tuổi) ngã xuống dưới và tử vong tại chỗ. Orlando Serrano-Arzola (đến từ Phoenix) đã chết tại Khu giải trí quốc gia Glen Canyon, bang Arizona sau cú ngã từ vách đá trong lúc chụp ảnh, nhà chức trách thông tin. Trong một tuyên bố, Dịch vụ Công viên Quốc...