Cử tri cả nước bày tỏ về kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Nhiều cử tri cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này tiếp tục là phép thử để các vị lãnh đạo vượt qua những khó khăn, thử thách.
Sau khi Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, cử tri cả nước tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình.
Đại đa số cử tri ở Tây Nguyên cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm thể hiện được sự khách quan, công tâm và trách nhiệm đại diện cho ý chí, nguyện vọng cử tri; đồng thời đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân được bỏ phiếu.
Các vị ĐBQH bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Quang Trung)
Cử tri Phan Thanh Vị (85 năm tuổi đời, 58 năm tuổi Đảng) ở tổ dân phố 2, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum cho rằng, niềm tin của ông được nhân lên sau khi theo dõi kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Ông đánh giá cao những tác động tích cực của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Qua bỏ phiếu tín nhiệm lần này, những cá nhân phiếu tín nhiệm thấp ở đợt bỏ phiếu lần thứ nhất đã vươn lên. Rõ nét như Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Vì qua lần thứ nhất các vị này đã thấy được những hạn chế phấn đấu vươn lên. Không chỉ bản thân tôi mà tôi tin là cử tri rất tin tưởng vào kết quả này. Các vị có phiếu tín nhiệm thấp có cơ sở phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của họ”.
Cử tri Nguyễn Đình Thiện ở xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đồng tình với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Ông cho rằng, những đại biểu có số phiếu tín nhiệm cao như Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là rất xứng đáng. Vì những đại biểu này đã đưa ra những quyết sách phù hợp, kiên quyết và thực hiện rất tốt.
Cử tri Nguyễn Đình Thiện nói: “Kết quả tín nhiệm của các đại biểu phán ánh thực chất tình hình kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay. Đồng thời, khẳng định vai trò trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội đối với nhân dân. Cử tri chúng tôi mong muốn đối với một số vị có phiếu tín nhiệm thấp như Y tế, Giáo dục, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tài nguyên Môi trường,… đề nghị các vị tư lệnh ngành cần có giải pháp tích cực, sớm sửa chữa, khắc phục, xứng đáng với niềm tin của cử tri”.
Cử tri Nguyễn Vừa ở phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói: “Qua theo dõi tôi thấy đa số người được lấy phiếu tín nhiệm đều nhận thức được trách nhiệm. Tập thể đại biểu Quốc hội đánh giá năm nay so với năm ngoái có chuyển biến rất mạnh. Đại biểu Quốc hội làm như vậy là rất phù hợp với lòng dân. Người ta thấy được khuyết điểm thì sửa, mà nếu sửa được thì tôi thấy rất kỳ vọng. Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm tôi thấy rất cần và phải duy trì nền nếp về lấy phiếu tín nhiệm”.
Ông Trần Đức Thinh, cử tri thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói: “Tôi thấy lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần này rất bài bản, phản ánh khá xác thực trình độ, năng lực khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ. Đây là điểm mới, cần thiết trong hoạt động của Quốc hội. Tất nhiên việc lấy phiếu tín nhiệm không phải lúc nào cũng đánh giá đúng trình độ, năng lực 100%. Tôi nghĩ rằng, các cán bộ tín nhiệm cao hay thấp cũng là bình thường, quan trọng là họ biết nhìn nhận thực tế, cố gắng vươn lên để lần sau lấy phiếu tín nhiệm đạt cao hơn”.
Video đang HOT
Cử tri Lâm Thừa Anh, ngụ tại quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm nay thực sự đã phản ánh đúng tình hình hoạt động trong từng lĩnh vực của các thành viên được lấy phiếu tín nhiệm. “Việc lấy phiếu tín nhiệm đã có chiều hướng tích cực, ngày càng có nhiều chuyển biến tốt. Hoạt động này đã nhận được sự ủng hộ, như thế là rất mừng”.
Đối với ông Vũ Xuân Đại, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, trong thời gian qua, các lĩnh vực về tài chính, ngân hàng và giao thông có những chuyển biến tích cực do đó kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm lần đã phản ánh đúng những nỗ lực cố gắng của những người đứng đầu từng lĩnh vực trên. Ông Đại bày tỏ mong muốn các vị đại biểu tiếp tục phấn đấu để nhiệm kỳ tới đưa lĩnh vực của mình đi lên hơn nữa.
Bà Mai Ngọc Dung, cử tri của quận 3 (TPHCM) nói: “Ở góc độ người dân, tôi thấy những lãnh đạo có phiếu tín nhiệm cao nên tiếp tục phát huy hơn nữa để đưa ra những chính sách phù hợp giúp đất nước đi lên. Còn đối với những người có phiếu tín nhiệm thấp cần cố gắng hơn nữa để lấy lại niềm tin trong nhân dân”.
Theo bà Lê Thu Hà, ở huyện Bình Chánh, kết quả phiếu tín nhiệm lần này đã phản ánh đúng năng lực lãnh đạo ngành y tế và giáo dục: “Vai trò của người chủ chốt là phải tham mưu cho Đảng và Nhà nước để thực hiện những chính sách cũng như chế độ để thực hiện tốt cho ngành. tôi nghĩ nhìn tổng quan, kết quả này đánh giá xác thực tình hình thực tế”.
Ông Phạm Văn Thiều, cử tri phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình nói: “Qua theo dõi, tôi và nhiều cử tri rất tin tưởng ở những đại biểu mà chúng tôi đã bầu ra. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này rất đúng với thực tế khách quan. Lần trước lấy phiếu tín nhiệm thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có số phiếu tín nhiệm thấp hơn nhiều đại biểu khác nhưng lần này được tín nhiệm cao hơn vì sau lần đó chúng tôi thấy hoạt động của 2 vị này tốt hơn lần trước, đã chỉ đạo sâu sát, hợp lòng dân. Đây cũng là điều rút kinh nghiệm cho các vị lãnh đạo kỳ này có tín nhiệm thấp phải thực hiện nhiệm vụ tốt hơn thì mới được tín nhiệm cao hơn”.
Cử tri Hoàng Chương, ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nêu ý kiến: “Trong điều kiện hiện nay, giáo dục phải có sự tham gia của toàn xã hội, gia đình, học đường, nhà trường. Chỉ riêng nhà trường hay Bộ Giáo dục thì không thể đưa lĩnh vực này vươn lên được nếu không có sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội”.
Cùng quan điểm này, cử tri Dương Ngọc Sơn, ở quận Ba Đình, Hà Nội nói: “Một số vị có số lượng phiếu tín nhiệm thấp tương đối cao. Thực tế những vị này thời gian qua cũng có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Việc bỏ phiếu của Quốc hội vừa rồi phản ánh đúng, và chúng tôi tin tưởng rằng qua đợt bỏ phiếu tín nhiệm lần này, các đồng chí cũng nhìn nhận lại mình để làm sao phát huy được mặt tốt và khắc phục mặt hạn chế để hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
Khác với lần lấy phiếu tín nhiệm năm ngoái, lần này, người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ gửi bản báo cáo kiểm điểm bản thân và bản kê khai tài sản đến các đoàn đại biểu. Đây là một trong những điểm mới trong lần thứ hai lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nhiều cử tri cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này tiếp tục là phép thử để các vị lãnh đạo chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuần vượt qua những khó khăn, thử thách đưa ngành và lĩnh vực mình phụ trách đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa.
Cử tri Cù Văn Phiên, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, trách nhiệm của người đứng đầu những ngành đó cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa: “Vấn đề là toàn xã hội và toàn Đảng, đặc biệt Nhà nước, Chính phủ phải đầu tư hơn nữa cho những ngành này, tạo điều kiện cho các vị lãnh đạo của những ngành đó phát triển được toàn diện hơn và tốt hơn. Tôi nghĩ kết quả vừa rồi, đặc biệt là những người đứng đầu của ngành đó phải xác định đây là kết quả ban đầu, làm sao giữ được lâu dài và phát triển bền vững thì phải phấn đấu rất quyết liệt”.
Cử tri cả nước kỳ vọng sau lần lấy phiếu tín nhiệm này, những người có nhiều tín nhiệm cao sẽ có thêm động lực để phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Còn những vị có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cũng cần nhìn nhận hạn chế yếu kém của mình và ngành mình để có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới./.
Nhóm PV
Theo_VOV
Bộ trưởng Thăng ra "tối hậu thư" cho cao tốc Hà Nội - Lào Cai
Liên quan đến vết nứt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan chức năng chậm nhất đến ngày 20/12/2014 phải khắc phục xong vết nứt mặt đường cao tốc này.
Theo đại diện các cơ quan chức năng và chủ đầu tư dự án, nguyên nhân gây ra vết nứt là do bất thường về địa tầng tại mặt cắt địa chất ở trung tâm cung trượt (km83 025), do đất trượt trên mặt đá nghiêng, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc, làm mất ổn định, gây ra nứt mặt đường.
Vị trí vết nứt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. (Ảnh: VEC).
Về giải pháp, Bộ trưởng Đinh La Thăng đồng ý phương án đắp bệ phản áp như đề xuất của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư dự án đồng thời yêu cầu kiểm tra lại toàn tuyến, nếu nghi ngờ có hiện tượng nứt mới, phải khảo sát, đánh giá để có hướng khắc phục ngay.
"Trong quá trình xử lý phải có biện pháp bảo vệ mái taluy khỏi nước mưa và quan trắc chuyển vị ngang, tốc độ lún của nền đường để xử lý kịp thời và bảo vệ sự ổn định của nền đường. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của các thiết bị thi công đối với khu vực chân taluy nền đường," người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu.
Các vị trí lún đều được lắp dựng biển thông báo. (Ảnh: VEC).
Liên quan đến kinh phí xử lý, mới đây, nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) đã nhận trách nhiệm và cam kết sẽ nhanh chóng khắc phục lún nứt trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Ông Jang Hae Nam, Tổng Giám đốc tập đoàn Keangnam tại Việt Nam cũng thừa nhận thời gian qua Tập đoàn có khó khăn về huy động vốn lưu động và chưa có kinh nghiệm trong huy động nhà thầu phụ nên đã để chậm tiến độ dự án.
"Là nhà thầu chính, chúng tôi xin nhận trách nhiệm và cam kết nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Đây là một bài học kinh nghiệm cho tập đoàn, những sai lầm tương tự chắc chắn sẽ không bao giờ Keangnam lặp lại. Sự cố nứt hỏng là do yếu tố kỹ thuật, Keangnam sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và chi phí tài chính, sớm khắc phục sự cố này," Tổng Giám đốc Keangnam khẳng định.
Ngày 17/10 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về sự cố lún nứt trên cao tốc dài nhất Việt Nam trong đó khẳng định đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, khách quan, xảy ra ngoài sự kiểm soát của chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu đã tính toán xử lý ngay trong quá trình thi công với hệ số an toàn nhất, nhưng cũng không lường hết sự phức tạp của nền địa chất có biến đổi bất thường nên đã lắp dựng hệ thống quan trắc, theo dõi trong quá trình khai thác để xử lý khi có sự cố xảy ra.
"Mặt khác, đây là gói thầu được triển khai chậm hơn các gói thầu khác của dự án do thiếu vốn nên các bên đã lựa chọn giải pháp quan trắc, theo dõi bù lún trong quá trình khai thác nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa gói thầu vào khai thác đồng bộ với các gói thầu khác nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án," báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Nhằm khắc phục sự cố này, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các bên liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng các giải pháp nhằm giải quyết triệt để vết nứt, bảo đảm chất lượng và ổn định lâu dài cho công trình.
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai dài 245km được chia làm 8 gói thầu xây lắp từ A1-A8 và được thông xe vào ngày 21/9 vừa qua nhưng đã xảy ra hiện tượng lún theo hình vòng cung, trên hướng từ Lào Cai về Hà Nội. Một số đoạn tuyến cũng bị lún tại các gói thầu A2, A3 và A4.
Theo đại diện VEC, còn 10 vị trí cần tiếp tục theo dõi đất yếu/lún trong quá trình khai thác để hoàn thiện khi các đoạn nền đất yếu này đã ổn định, tắt lún tập trung trên các gói thầu A2, A3 và A4. Cụ thể như tại Km33, Km44, Km46 (gói thầu A2), Km49, Km50, Km77, km79 (gói thầu A3); và Km82 500-Km83 500, Km89 (gói thầu A4).
"Trước khi thông xe toàn tuyến, các vị trí này đều được lắp dựng biển thông báo đoạn đường theo dõi đất yếu/lún," đại diện VEC khẳng định.
Vết nứt có chiều dài 73m tại Km82 997-Km83 070, thuộc gói thầu A4 trên dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai được thực hiện bởi Tư vấn thiết kế OC của Nhật Bản, nhà thầu Keangnam của Hàn Quốc thi công và Tư vấn giám sát là Getinsa của Tây Ban Nha.
Theo Thông tấn xã Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ xe khách lao xuống vực ở Lào Cai Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã cử Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng và lãnh đạo Bộ Y tế ngay trong đêm 1/9 lên Lào Cai Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã cử Bộ trưởng...