Cử tri bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường
Trong hai ngày 18 và 19/9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII đã họp phiên thứ 5. Trước kỳ họp này, hàng trăm cử tri của tỉnh đã gửi ý kiến bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường đến các đại biểu HĐND, đề nghị UBND tỉnh giải quyết.
Trong rất nhiều kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam, tái định cư (TĐC) vẫn luôn là vấn đề nóng nhất mà cử tri gửi gắm đến các đại biểu. Cử tri TP Hội An phản ảnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và TP Hội An nói riêng có một số dự án treo không thực hiện hoăc thực hiện dở dang mà không có khả năng tiếp tục nên đất đai bị bỏ hoang, trong khi đó dân thiếu đất sản xuất…
HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII kỳ họp lần thứ 5 diễn ra trong hai ngày 18-19/9
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – ông Nguyễn Ngọc Quang – cho biết: Chủ trương của UBND tỉnh là kiên quyết thu hồi những dự án vi phạm cam kết, thời gian qua tỉnh đã thu hồi một số dự án chậm tiến độ.
“Tiếp thu ý kiến cử tri, yêu cầu Sở KH-ĐT chủ trì cùng Ban xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh làm việc với UBND huyện Điện Bàn, TP Hội An khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với vấn đề nêu trên”, ông Quang phát biểu.
Nhà TĐC bỏ hoang tại huyện Bắc Trà My
Video đang HOT
Theo phản ảnh của 28 hộ dân thôn Trung Toàn (tại khu hành chính cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành), khu vực này trước đây có 114 hộ dân nhưng từ năm 2000-2009, hầu hết các hộ dân trong khu vực đã được giải tỏa di dời đến nơi ở mới nhưng những hộ này chưa có kế hoạch giải tỏa. Hiện các vùng đất xung quanh nơi ở của các hộ dân này đang triển khai xây dựng các công trình nên đời sống, sản xuất và đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2003, tỉnh đã thu hồi và giao đất để xây dựng khu hành chính cảng Kỳ Hà với diện tích gần 22ha. Đến nay đã thu hồi được 14,5ha, trong đó có 227 hộ bị ảnh hưởng. Hiện nay còn lại 30 hộ chưa triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng vì yêu cầu nguồn kinh phí lớn (trên 11 tỉ đồng). Do đó, tỉnh yêu cầu BQL khu kinh tế mở Chu Lai tiếp thu ý kiến cử tri, khẩn trương tìm nguồn vốn để thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi ở mới ổn định cuộc sống.
Cử tri huyện Núi Thành cũng phản ảnh trên địa bàn xã Tam Quang còn một số hộ nằm trong quy hoạch treo làm hạn chế quyền sử dụng đất của nhân dân như mua bán, sửa chữa nhà ở… làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Theo BQL khu kinh tế mở Chu Lai, hầu hết các đồ án do đơn vị này tổ chức lập và phê duyệt đều đã được triển khai đầu tư xây dựng và đã được đầu tư 80% khối lượng dự án. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số hộ dân nằm ngoài khu vực triển khai dự án chịu ảnh hưởng về mặt quy hoạch.
Tình trạng chặt phá rừng và khai thác vàng trái phép diễn ra ở các huyện miền núi gây bức xúc cho người dân
BQL khu kinh tế mở Chu Lai cũng đã trao đổi với huyện Núi Thành về các dự án thực hiện dang dở trên địa bàn, thống nhất chủ trương điều chỉnh cục bộ các quy hoạch xây dựng đã tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng để đảm bào giao thông kết nối liên khu vực và đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân trong khu vực.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan cũng tiến hành rà soát, kiểm tra và đề xuất điều chỉnh quy hoạch các khu vực không còn phù hợp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân để BQL khu kinh tế mở Chu Lai xem xét điều chỉnh quy hoạch theo đúng quy định và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Bức xúc nhất đối với vấn đề TĐC là người dân huyện Phước Sơn. Người dân phản ảnh công trình thủy điện Đắc My 4 đã cơ bản hoàn thành nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết như nhà ở TĐC xuống cấp, đền bù vùng bán ngập chưa được giải quyết cho dân…
Theo UBND huyện Phước Sơn cho biết, nhà ở tại khu TĐC dự án thủy điện Đắc My 4 đã bàn giao và sử dụng gần 5 năm nay và đã có một số nhà dân xuống cấp. BQL dự án thủy điện Đắc My 4 đã đóng góp 20 tỉ để sửa chữa và cam kết sẽ đóng góp thêm 10 tỉ nữa để sửa chữa vào cuối năm nay.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, việc đền bù vùng bán ngập lòng hồ đã yêu cầu Sở TN-MT và huyện Phước Sơn phối hợp với chủ đầu tư thủy điện Đắc My 4 kiểm tra đánh giá thực địa, hiện trạng sau đó tổng hợp trình tỉnh chỉ đạo giải quyết.
Các ghe khai thác cát trái phép trên sông Thu Bồn bị bắt giữ
Ngoài ra, tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra ồ ạt trên địa bàn các huyện Phú Ninh, Điện Bàn, Núi Thành, Tiên Phước… làm ảnh hưởng đến môi trường, đường giao thông, sản xuất và sinh hoạt cũng được người dân phản ảnh hàng trăm ý kiến đến HĐND tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – đã yêu cầu Sở TN-MT cùng các huyện có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây bức xúc trong nhân dân, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo UBND tỉnh biết kết quả.
Theo Dantri
Hà Nội quyết xử lý "đất vàng" bỏ hoang
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa chỉ đạo sở ngành và quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, huyện Từ Liêm kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp bỏ hoang, sử dụng sai mục đích "đất vàng" từ nhiều năm nay.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT), Xây dựng cùng UBND các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, huyện Từ Liêm kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích "đất vàng" trong các khu đô thị.
Một lô "đất vàng" bỏ hoang (ảnh chụp tháng 7/2012)
Ông Khanh giao Sở TN-MT tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, đề xuất các biện pháp xử lý, giải quyết tiếp theo, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/10.
Trước đó, ngày 12/7/2012, ông Khanh giao Sở KH-ĐT cùng Thanh tra thành phố và các sở ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện đối với các dự án được giao làm chủ đầu tư (được bàn giao đất đã giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định giao đất cho thuê) nhưng đến nay đã quá thời hạn 12 tháng mà vẫn để đất trống, chưa sử dụng hoặc đang sử dụng sai mục đích làm bãi đỗ xe, sân bóng mini, cửa hàng gom phế liệu, quá ăn, gara sửa xe ô tô...
Các khu "đất vàng" ông Khanh yêu cầu kiểm tra tập trung tại khu đô thị Nam Trung Yên, Đông Nam Trần Duy Hưng, khu đô thị mới Cầu Giấy dự án hồ điều hòa Trung Hòa khu đất hai bên đường Lê Văn Lương, khu đất hai bên đường Phạm Hùng (đoạn từ ngã tư Lê Văn Lương đến đầu đường Phạm Văn Đồng) thuộc quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm khu đất hai bên đường Lê Đức Thọ huyện Từ Liêm. Ông Khanh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng một số đơn vị liên quan báo cáo thành phố trước ngày 15/8 để đưa ra phương án xử lý.
Thành phố cũng đưa ra hướng xử lý các dự án trên, như dự án không thực hiện được do nguyên nhân khách quan hoặc lỗi do các cơ quan chứa năng Nhà nước thì đề xuất biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đối với trường hợp vi phạm, không có khả năng thực hiện thì đề xuất thu hồi quyết định giao chủ đầu tư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở báo cáo của UBND TP Hà Nội, ngày 3/8/2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng chỉ đạo thành phố tiếp tục có các biện pháp quản lý và kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm để đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Theo Dantri
Chung cư ma giữa Sài thành Theo ước tính hiện nay tại TP.HCM có hàng chục ngàn căn hộ đã bán hoặc tồn kho, trong số đó có rât nhiều dự án chung cư đang xây dựng dỡ dang và bỏ hoang. Hiện trạng của nhiều chung cư ma: xây dựng nửa chừng và bỏ hoang. Từ tầng 28 của một chung cư ma nhìn ra một đô thị...