Cử tri Anh trước lựa chọn lịch sử
Ngày 12/12, cử tri Anh đi bỏ phiếu để chọn người mà họ muốn đảm trách việc giải quyết thế bế tắc Brexit. Đây là một trong những cuộc bỏ phiếu quốc hội được đánh giá là quan trọng nhất ở Anh kể từ sau Thế chiến 2.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn. Ảnh: AP
Đây là cuộc cạnh tranh giữa một bên là Thủ tướng Boris Johnson, người muốn đưa Anh ra khỏi EU vào ngày 31/1 tới, với bên kia là lãnh đạo đảng đối lập Jeremy Corbyn, người hứa sẽ triển khai một cuộc trưng cầu ý dân nữa về Brexit.
Đảng Bảo thủ của ông Johnson bị chỉ trích đã sử dụng nhiều chiến thuật gây nhầm lẫn trên mạng xã hội, còn Công đảng của ông Corbyn cố lấy lòng cử tri bằng lời hứa tăng thuế lên người giàu, tăng chi tiêu chính phủ và quốc hữu hóa các ngành như đường sắt, nước sạch: Tâm điểm của chiến dịch vận động này là Dịch vụ y tế quốc gia, cơ quan được người dân Anh đánh giá rất cao nhưng đang gặp nhiều khó khăn sau 9 năm thắt lưng buộc bụng vì chính sách của chính phủ do đảng Bảo thủ điều hành.
AP dẫn lời bà Jill Rutter, giám đốc chương trình của Institute for Government, một tổ chức nghiên cứu phân tích độc lập ở Anh, nói rằng điểm nổi bật trong chiến dịch lần này là các chính trị gia “không biết xấu hổ”. Bà dẫn ra tuyên bố của Thủ tướng Johnson rằng đảng Bảo thủ sẽ xây thêm 40 bệnh viện. Nhưng trên thực tế, con số này bao gồm rất nhiều bệnh viện đã tồn tại và sẽ được cải tạo.
Video đang HOT
Lần này, 650 ghế trong Hạ viện Anh bị giành giật trong cuộc bầu cử diễn ra sớm 2 năm so với dự kiến. Thủ tướng Anh kêu gọi bầu cử sớm vì hy vọng thoát được thế bế tắc ở quốc hội khiến ông không thể thực hiện Brexit như mong muốn. Đảng của ông Johnson không có đa số ghế trong quốc hội hiện tại và càng bị ngáng chân sau khi đánh mất sự ủng hộ của đảng Liên minh Dân chủ vì lo ngại cách Bắc Ireland bị đối xử trong kế hoạch Brexit của ông.
Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đảng Bảo thủ của ông Johnson đang dẫn đầu, nhưng những cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ chênh lệch càng ngày càng bị thu hẹp. Công đảng của ông Corbyn khó có khả năng chiến thắng với mức chênh lệch lớn, còn các đảng nhỏ hơn hy vọng sẽ giành đủ số ghế để có thể bắt tay với Công đảng nhằm ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông Johnson.
Tất cả các đảng đều lo lắng về phán quyết của cử tri vì nhiều người sẵn sàng từ bỏ đảng mà họ đã trung thành sau 3 năm nhùng nhằng vì Brexit, Reuters đưa tin.
Nhiều chiêu trò
Một trong những hình ảnh gây chú ý nhất trong đợt vận động cử tri vừa qua là bức ảnh cậu bé 4 tuổi bị ốm phải nằm trên sàn bệnh viện vì hết giường. Việc ông Johnson ban đầu không thèm nhìn bức ảnh này trong cuộc trả lời phỏng vấn trước máy quay khiến nhiều người chỉ trích ông là vô cảm trước hoàn cảnh đáng thương của đứa trẻ. Bức ảnh xuất hiện lần đầu tiên trên báo Bưu điện buổi tối Yorkshire này được chia sẻ trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, châm ngòi cho cuộc chiến thông tin chính trị trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc bầu cử diễn ra.
Các mạng xã hội trở thành chiến trường chỉ trích nhau. Mới 2 năm sau khi nước Anh trở thành trung tâm bê bối toàn cầu của vụ sử dụng dữ liệu Facebook vào các chiến dịch chính trị, các chính đảng lần này vẫn dội cho cử tri hàng loạt thông điệp trên mạng xã hội, mà nhiều thông tin trong số đó gây nhầm lẫn.
Đảng Bảo thủ đăng một video chỉnh sửa để khiến người xem có cảm giác là lãnh đạo đảng đối lập đã bối rối khi được hỏi về quan điểm đối với Brexit. Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình sau đó, đảng này đã đổi tên tài khoản Twitter của họ thành một dịch vụ xác minh sự thật. Đảng Lao động cũng làm tương tự, bằng cách mở trang web mang tên “Người trong cuộc” và kêu gọi cư tri “tin tưởng vào thực tế”.
Ông Matthew Goodwin, nghiên cứu sinh tại tổ chức nghiên cứu Chatham House, cho rằng, các chiến thuật của đảng Bảo thủ được áp dụng một phần do lo ngại nguy cơ chính phủ rơi vào tay đối thủ Corbyn. “Chúng ta cần nhớ rằng đây là cuộc bầu cử có tác động lớn nhất trong thời kỳ từ sau Thế chiến 2″, ông Goodwin nói với AP.
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn
Công đảng đối lập tại Anh nhất trí bầu cử sớm
Ngày 29/10, lãnh đạo Công đảng đối lập Anh Jeremy Corbyn đã nhất trí tiến hành bầu cử sớm mặc dù thời điểm diễn ra vẫn chưa được ấn định.
Lãnh đảo Công đảng đối lập tại Anh Jeremy Corbyn tại cuộc họp ở London ngày 23/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các cố vấn chính sách hàng đầu, ông Corbyn nêu rõ sau khi Liên minh châu Âu (EU) nhất trí gia hạn tiến trình Brexit đến ngày 31/1/2020, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ Brexit không thỏa thuận đã không còn. Do đó, các điều kiện của Công đảng nhằm ủng hộ cuộc bầu cử sớm đã được đáp ứng và đảng này sẽ bắt đầu tiến hành chiến dịch tranh cử tham vọng và quyết liệt nhất nhằm đem lại sự thay đổi thực sự cho nước Anh.
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã một lần nữa đề nghị tổ chức tổng tuyển cử sớm nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị liên quan đến tiến trình đưa Anh rời khỏi EU dai dẳng trong gần 3 năm rưỡi qua.
Thủ tướng Johnson ban đầu đề nghị tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 12/12 với hy vọng cuộc bầu cử này sẽ mang lại cho ông thế đa số để thông qua thỏa thuận Brexit mà ông đạt được với lãnh đạo EU hôm 17/10 vừa qua. Tuy nhiên, ông Johnson không nhận được sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ Quốc hội Anh để đề xuất trên được thông qua.
Theo đề xuất mới của phe đối lập, cuộc bầu cử nên được tổ chức sớm hơn một ngày, tức là vào ngày 11/12 và nhiều khả năng Thủ tướng Johnson sẽ chấp thuận.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Thủ tướng Anh bất ngờ 'xuống nước' Theo Reuters, Thủ tướng Boris Johnson hôm 24/10 đã kêu gọi bầu cử sớm nhằm phá vỡ bế tắc liên quan tới vấn đề rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Phát biểu trên sóng truyền hình, ông Johnson khẳng định các nghị sỹ Anh sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu bản thỏa thuận Brexit của ông, nếu họ đồng ý...