Cú sốc của người đào tẩu Triều Tiên khi lần đầu dùng internet
Jayden, người Triều Tiên đào tẩu cách đây 5 năm, đã kể về cú sốc khó quên khi lần đầu tiên được sử dụng internet và tiếp xúc với thế giới tin tức khổng lồ mà anh chưa từng thấy trước đây.
Những người phụ nữ Triều Tiên tại Bình Nhưỡng (Ảnh: ABC)
Khi Jayden bỏ trốn khỏi Triều Tiên cách đây 5 năm, anh chưa từng biết tới sự hiện diện của internet. Đối với Jayden, internet đã mở ra một thế giới thông tin khổng lồ mà anh được tự do tiếp cận. Điều đó đến với Jayden như một cú sốc lớn so với cuộc sống tại Triều Tiên trước đây.
“Đó là lần đầu tiên tôi có cơ hội được tiếp cận với internet. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều thông tin trên mạng, và tôi phân vân rằng liệu những tin tức đó có đúng hay không. Sau đó tôi bắt đầu suy nghĩ và nhận ra rằng: Điều này thật hay ho”, Jayden cho biết.
Là một trong số những người Triều Tiên đào tẩu thành công và có cơ hội đặt chân tới một nơi an toàn, Jayden hiện đã bắt đầu một cuộc sống mới ở Seoul và chuẩn bị vào đại học năm nay.
Mặc dù cùng nói chung một ngôn ngữ và hai thủ đô Bình Nhưỡng, Seoul chỉ cách nhau gần 200 km, nhưng trên bán đảo Triều Tiên dường như tồn tại 2 thế giới khác nhau. Việc thay đổi cuộc sống từ một đất nước bị kiểm duyệt thông tin và người dân không được tiếp xúc với internet như Triều Tiên, sang một nơi có tốc độ kết nối nhanh nhất thế giới như Hàn Quốc, đã mở ra cho Jayden một tầm nhìn rộng lớn.
Hiện Jayden đang theo học tiếng Anh tại Sydney, Australia và trải nghiệm mùa đông ở đất nước này. Jayden cho biết có 2 kiểu người ở Triều Tiên, một là những người hiểu rằng phần lớn thông tin chính thức từ chính quyền đã được truyền thông nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ, và hai là những người không hay biết điều này.
Cuộc sống mới tại Hàn Quốc
Người dân Triều Tiên đi xe buýt (Ảnh: ABC)
Ann, người đào tẩu khỏi Triều Tiên từ năm 14 tuổi, là bạn cùng lớp của Jayden. Ở độ tuổi 25, Ann đã phải trải qua một hành trình dài trước khi có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở Sydney như ngày hôm nay.
Ann lớn lên tại một làng quê ở vùng đồi núi của Triều Tiên trong một gia đình nghèo khó. Trong ký ức tuổi thơ, cô gái này vẫn không thể quên những năm tháng mà người dân Triều Tiên phải trải qua nạn đói.
Ann vẫn nhớ cảm giác bị đói và lạnh khi còn nhỏ. Cô cũng lưu giữ ký ức về những người bạn không thể đến lớp vì quá đói. Một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của Ann khi còn ở Triều Tiên là những ngày Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc phát hàng cứu trợ.
Video đang HOT
“Tôi vẫn nhớ mùi vị của những chiếc bánh quy, đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong tuổi thơ của tôi”, Ann nhớ lại.
Người dân Triều Tiên mua hàng tại một quầy thực phẩm (Ảnh: ABC)
Ann hiện là một thành viên trong cộng đồng gồm hơn 30.000 người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc. Cùng với Jayden và 3 sinh viên khác, Ann tới Sydney theo diện học bổng dành cho các cựu công dân Triều Tiên đang sống ở Hàn Quốc.
Các sinh viên này đang hoàn thành một khóa học tiếng Anh chuyên sâu kéo dài 22 tuần tại Đại học Công nghệ Sydney do chính phủ Australia tài trợ. Đây là nhóm sinh viên Triều Tiên thứ hai tới Australia học tập sau một nhóm thí điểm thành công hồi năm ngoái.
Ann cho biết dù cuộc sống của cô tại Hàn Quốc tốt hơn, nhưng cô cũng phải đối mặt với không ít áp lực để có thể thích nghi với cuộc sống mới tại một xã hội cạnh tranh như Hàn Quốc.
Phó giáo sư Bronwen Dalton thuộc Đại học Công nghệ Sydney là người đã giúp cho các sinh viên Triều Tiên nhận học bổng. Bà Dalton cho biết các sinh viên đều bị hấp dẫn bởi sự tự do và đa dạng văn hóa của Sydney.
“Họ sẽ quay trở lại Hàn Quốc và chắc chắn sẽ trở thành những nhà lãnh đạo trong cộng đồng (người Triều Tiên) tại Hàn Quốc”, bà Dalton nói.
Bản thân Ann cũng đang nuôi những tham vọng như vậy. Sau những trải nghiệm về cuộc sống tại Triều Tiên, cô gái này mong muốn được làm việc trong các chương trình cứu trợ toàn cầu.
Thành Đạt
Theo ABC
"Canh bạc" đánh cược mạng sống của những người Triều Tiên đào tẩu
Vì nhiều lý do khác nhau, mỗi năm hàng nghìn người Triều Tiên đã lựa chọn con đường vượt biên đào tẩu dài tới hơn 4.000km với muôn vàn nguy hiểm để trốn sang Hàn Quốc cho dù đôi khi rủi ro của "canh bạc" này là rất lớn, có thể khiến họ mất mạng.
Lính gác Triều Tiên tuần tra tại khu vực gần sông Áp Lục, biên giới Triều Tiên và Trung Quốc (Ảnh: AP)
Từ thành phố Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc, giáp với biên giới Triều Tiên, chỉ mất 45 phút để bay sang Seoul, thủ đô của Hàn Quốc. Đó là chuyến bay nhanh đến nỗi các hành khách phải mau chóng ăn hết bữa ăn trên máy bay trước khi các tiếp viên hàng không bước tới và thông báo họ đã hạ cánh an toàn.
Song, với những người Triều Tiên đào tẩu, hành trình sang được bên kia đường biên giới liên Triều chẳng hề ngắn ngủi và dễ dàng đến vậy. Đôi khi họ phải chấp nhận rủi ro và đánh cược cho ước mơ đổi đời bằng máu, nước mắt và cả mạng sống
Trong kịch bản đào tẩu thuận lợi nhất, quãng đường vòng vèo mà họ phải vượt qua dài gần 4.350km với đủ mọi loại phương tiện xe buýt, máy bay, tàu thuyền và đôi khi phải leo bộ qua những ngọn núi. Đối với hầu hết những người đào tẩu, họ sẽ phải vượt qua Trung Quốc, xuống Lào với rủi ro có thể bị bắt và trả về Triều Tiên bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi vượt biên qua Thái Lan, họ mới chính thức được an toàn.
Chính phủ Thái Lan sẽ không trục xuất họ về lại Bình Nhưỡng. Họ chỉ nhận hình phạt nhẹ vì tội nhập cư trái phép và sẽ được chuyển hồ sơ tới Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bangkok, nơi sẽ giúp họ được chuyển tới Seoul và ngay lập tức bắt đầu cuộc sống mới như là công dân Hàn Quốc.
"Cháu muốn học về máy vi tính. Cháu muốn trở thành một chuyên gia về lĩnh vực đó", một thiếu niên 15 tuổi vừa trải qua hành trình 12 ngày đào tẩu từ Triều Tiên sang Thái Lan chia sẻ với Washington Post.
"Cháu cũng muốn giỏi máy vi tính nữa", cô bé gái 8 tuổi nói theo người anh trai trong khi đang nâng niu một con búp bê được 1 tổ chức cứu trợ nhân đạo trao tặng, con búp bê đầu tiên trong đời cô bé sở hữu.
Đây là 2 đứa trẻ trong số 11 người Triều Tiên vừa vượt biên từ Lào qua Thái Lan từ bờ bên kia sông Mekong và vừa tự giao nộp mình cho cảnh sát. Họ xin phép được giấu tên vì sợ gia đình đang sống ở Triều Tiên bị liên lụy.
Họ vẫn còn chưa hết choáng váng và sợ hãi sau hành trình đào tẩu vừa trải qua. Bắt đầu từ việc bơi vượt sông trốn qua Trung Quốc và kết thúc bằng đi thuyền vượt qua sông Mekong, họ may mắn sống sót và gia nhập phòng giam nơi hàng chục người Triều Tiên khác đang bị tạm giữ.
Vì sao ra đi?
Cô bé Triều Tiên 8 tuổi chải tóc cho con búp bê lần đầu em có trong đời. (Ảnh: Washington Post)
Có rất nhiều lý do khiến những người đào tẩu Triều Tiên quyết định tham gia vào canh bạc đánh cược mạng sống của mình. Đó là một ngư dân có thu nhập khá tốt nhờ có nghề tay trái là chuyển tiền qua lại biên giới Trung - Triều. Nhưng sau khi quan sát cuộc sống của dân Trung Quốc bên kia sông Áp Lục và khi mua chiếc đài phát thanh có kênh sóng của Hàn Quốc về để nghe, ông đã quyết định sẽ tham gia vào hành trình đào tẩu.
Đó là một người phụ nữ tuổi 50 từ cảng Nampo của Triều Tiên chỉ có một lựa chọn duy nhất là đào tẩu khỏi quê hương vì bà vừa trở về sau 2 năm rưỡi trong trại cải tạo và không muốn sống với nỗi sợ hãi bị bắt trở lại đó.
Đó là một nhóm các cô gái trẻ độ tuổi 23 ở thành phố Hyesan, họ không biết hoặc vờ như không biết mình sắp bị bán sang Trung Quốc lấy tiền giúp đỡ gia đình. "Tôi biết là tôi sắp bị bán rồi, nhưng tôi đã chuẩn bị tinh thần", một cô gái vẫn đang cắm cúi vào điện thoại thông minh chia sẻ. Bạn của cô, một thợ làm tóc từng được hứa sẽ được làm việc ở một nhà hàng nhưng sau đó bị bán với giá 12.000 USD cho 1 người đàn ông Trung Quốc.
Không có con số nào thống kê chính thức nhưng có khoảng hàng ngàn người Triều Tiên vượt biên mỗi năm. Một số người chọn sống lẩn trốn ở Trung Quốc, một số bị bắt và bị trả về lại quê nhà, và theo số liệu năm ngoái, có 1.418 người đã đào tẩu thành công sang Hàn Quốc.
Cho dù chính phủ Triều Tiên đã ban hành nhiều sắc lệnh cũng như siết chặt hoạt động tuần tra biên giới nhưng mạng lưới môi giới đào tẩu vẫn phát triển và họ có quy trình hoạt động khá trơn tru. Những người đào tẩu sẽ mất không quá 10 ngày tại trại giam Thái Lan vừa chưa đầy 1 tháng để sang được Hàn Quốc.
Hành trình đào tẩu gian truân
Ji Song Ho là một trong những người Triều Tiên đào tẩu thành công. Hiện anh đang hoạt động cho tổ chức giúp đỡ người Triều Tiên đào tẩu. (Ảnh: Washington Post)
Sau khi tìm được người môi giới, một người đào tẩu cần kiếm đủ tiền đặt cọc. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi họ đặt chân thành công tới Hàn Quốc. Nhóm 11 người lần này được hỗ trợ bởi ông Ji Seong-ho, từng là một người Triều Tiên đào tẩu. Hiện ông đang làm việc cho tổ chức từ hỗ trợ người Triều Tiên đào tẩu.
Nhóm 11 người bắt đầu hành trình đào thoát bằng việc vượt qua sông Áp Lục qua bờ bên kia Trung Quốc. Có hai chiếc xe hơi đang đợi sẵn họ ở đó và đưa họ tới 2 căn nhà an toàn. Họ sống ở đây 3 ngày ăn uống, xem TV trước khi có người đến bảo họ tiếp tục đi.
Dù muôn vàn lo lắng trên đường đào tẩu nhưng ai cũng nghĩ rằng "nếu phải chết, thì tôi đành phải chết thôi", người ngư dân chia sẻ. Sau đó, họ được đưa lên chuyến xe buýt chạy khoảng 17 giờ đồng hồ. Tổng cộng trong cả hành trình đào tẩu ở Trung Quốc, họ mất 80 giờ chỉ ngồi trên xe.
Nhưng ngồi trên xe cũng không phải là an toàn. Nếu cảnh sát lên xe và yêu cầu kiểm tra giấy tờ tùy thân thì họ xác định là cuộc chạy trốn đã thất bại.
Sau đó, họ phải trải qua hành trình trèo núi, băng rừng vô cùng vất vả và nguy hiểm. Cuộc đào tẩu đôi khi khiến những người chạy trốn kiệt quệ, nhất là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người khuyết tật. Một số bà mẹ thỉnh thoảng phải nhắm mắt cho con uống thuốc ngủ để con mình khỏi gào khóc vì mệt.
Trời mưa rất dữ dội, con đường đi trở nên trơn trượt. Một số người đàn ông xuất hiện với đèn pin và dẫn đường cho nhóm người đào tẩu. "Họ nói với tôi là cần trèo qua 2 quả núi nhưng tôi nghĩ tôi nghĩ là 3. Thật vất vả và đáng sợ. Tôi nghĩ tôi có thể chết đi được vì sợ hãi", một bà mẹ trẻ trốn thoát cùng đứa con gái 4 tuổi chia sẻ.
Sau khi đến Lào, một xe khác đã chờ sẵn họ ở đường biên giới. Người tài xế tỏ rõ sự lo lắng và sợ hãi vì biết hành khách của mình là ai. Những người đào tẩu trên xe cũng tỏ rõ sự hồi hộp. Họ đã đi xa được đến chừng này nếu giờ bị bắt lại thì không hiểu kết cục sẽ ra sao.
Sau 4 tiếng chạy xe, cuối cùng họ đã đến được bờ bên kia sông Mekong và vượt biên qua Thái Lan. Sau đó ông Ji Seong-ho đã đón được họ, đưa họ về khách sạn tắm rửa thay quần áo và cho họ nghỉ ngơi. Đêm trước ngày đi đầu thú, họ tụ tập ăn uống và uống bia vui vẻ.
Hàn Quốc đã không còn xa xôi.
Đức Hoàng
Theo Washington Post
Người Triều Tiên đào tẩu nói bị coi như 'cặn bã' ở Hàn Quốc Một người đàn ông đào thoát khỏi Triều Tiên đang khao khát hồi hương sau khi nếm trải nhiều cay đắng tại Hàn Quốc. Kwon Chol-nam, một người đào tẩu Triều Tiên, trong căn phòng thuê với giá 267 USD/ tháng ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: New York Times. Năm 2014, ly hôn và tay trắng, Kwon Chol-nam trốn chạy khỏi...