Cú sốc bầu Kiên “đánh sập niềm tin nhà đầu tư”
Chuyên gia người Mỹ Edmund Malesky cho biết, cú sốc thị trường vào ngày 20/8 đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ đến các nhà đầu tư về tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 20 ngày, niềm tin nhà đầu tư đã giảm một nửa.
Sau gần một năm hoạt động chật vật, khó có nhà đầu tư nào quên được cơn rung chấn trên thị trường tại thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật vốn được coi là “bí ẩn” trong giới tài chính ngân hàng, bị bắt vào chiều ngày 20/8/2012.
Sự kiện này đã gây rúng động lớn không chỉ đối với chứng khoán Việt Nam mà với cả cộng đồng tài chính quốc tế, khi đánh sập chỉ số trên cả hai sàn HoSE và HNX xuống một cách thảm hại. Hàng loạt mã giảm sàn, mà ảnh hưởng nặng nề nhất là những cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng.
VN-Index lao dốc thảm hại sau ngày 20/8.
Trong nhìn nhận của chuyên gia kinh tế người Mỹ, TS. Edmund Malesky, đây thực sự là “một cú sốc đối với nhà đầu tư” và điều này đã được thể hiện qua nhiệt kế niềm tin doanh nghiệp.
Với một cuộc khảo sát điều tra thực hiện trên 8.177 doanh nghiệp tư nhân trong nước và 1.540 doanh nghiệp nước ngoài (với 87% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), TS. Edmund Malesky đã chỉ ra, có những biến động lớn trong niềm tin nhà đầu tư ngay trước và sau thời điểm gây sốc đó.
“Đây là một ngày tồi tệ và gây sốc cho lòng tin của doanh nghiệp ở trên thị trường. Trước thời điểm đó, số doanh nghiệp trả lời có kế hoạch tích cực hoặc dự định mở rộng kinh doanh trong thời gian tới vẫn cao. Song sau ngày này, quan điểm thể hiện của doanh nghiệp đã giảm hẳn.” – vị chuyên gia người Mỹ đánh giá.
Theo đó, sự kiện đã góp phần đẩy mức điểm về sự lạc quan của doanh nghiệp trong năm 2012 về mức thấp nhất kể từ khi chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bắt đầu ra mắt, xuống còn 33%. Trong khi đó, kể cả vào năm 2011, là một năm hoạt động kém thì mức điểm lạc quan vẫn trên 47%.
Niềm tin doanh nghiệp năm 2012 sụt giảm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ông cũng cho biết thêm rằng, thực tế, điểm trung bình trước thời điểm 20/8 vẫn khá cao tức là ngang bằng điểm của năm trước – khoảng 45%. Tuy nhiên, “cú sốc” này đã gây mất niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, giảm hẳn mức độ tin tưởng vào thị trường. Những doanh nghiệp tham gia khảo sát khi trả lời cho rằng sẽ có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh trong năm tới cũng giảm hẳn, chỉ còn 24%.
“Sự kiện ngày 20/8 là một sự kiện nghiêm trọng. Điều gì đã làm suy giảm lòng tin như vậy?” và tổ chức thực hiện đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về quan niệm rủi ro của doanh nghiệp để xem khía cạnh nào là quan trọng nhất.
Kết quả, TS Malesky cho biết, “chúng tôi thấy rằng, những quan ngại về kinh tế vĩ mô là quan ngại chính. Hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng cú sốc liên quan đến kinh tế vĩ mô, trong khi họ lại tỏ ra không quan ngại nhiều đến những rủi ro có tính chất như bị thu hồi tài sản hay bất ổn tài chính”.
Ngoài ra, vị chuyên gia cũng tiết lộ, có một sự e ngại trong cộng đồng doanh nghiệp và điều này đã gây ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. Chẳng hạn, khi đánh giá về tham nhũng, nếu như trước ngày 20/8 có 48% doanh nghiệp thừa nhận rằng có trả hoa hồng hoặc hối lộ để có được hợp đồng mua sắm với cơ quan nhà nước thì sau ngày này, các doanh nghiệp đã rất miễn cưỡng khi phải trả lời về vấn đề này.
Nhiều doanh nghiệp đã né tránh câu hỏi, coi đây là vấn đề nhạy cảm và khiến mức độ trả lời giảm hẳn. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có trả hoa hồng sau thời điểm 20/8 là 27% nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, ông khuyến cáo, không chỉ nhà đầu tư trong nước mà rõ ràng là cả những nhà đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi cùng một yếu tố như thế này. Cụ thể, nhóm các doanh nghiệp, nhà đầu tư cảm thấy bị tác động cao hơn cả từ sự kiện ngày 20/8 là các doanh nghiệp nước ngoài như Philipines, Italia, Malaysia…
Còn xét về kế hoạch mở rộng quy mô, sự kiện ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá mạnh; tại các doanh nghiệp lớn thì mức độ ảnh hưởng tăng theo quy mô. Những doanh nghiệp nhỏ (dưới 10 lao động), tỷ lệ muốn mở rộng quy mô giảm 4,36% thì ở các doanh nghiệp vừa là 18,9% và những doanh nghiệp lớn (trên 50 lao động) thì mức giảm tới 20,99%.
Và như vậy, cú sốc thị trường trong mùa hè năm 2012 đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ đến các nhà đầu tư về tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 20 ngày, niềm tin nhà đầu tư đã giảm một nửa – TS Malesky nhìn nhận.
Theo Dantri
Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp từ tháng 1/2013
Quá trình lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ bắt đầu từ tháng 1/2013, kéo dài 3 tháng. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013 để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5
Phát biểu tại phiên bế mạc, kết thúc hơn 1 tháng làm việc của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét, trong kỳ họp, các đại biểu đã tập trung trí tuệ, tâm huyết, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cử tri quan tâm. Hầu hết các nội dung của kỳ họp đã được tường thuật trực tiếp để nhân dân theo dõi, giám sát. Theo đó, hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước ngày càng gần dân hơn, công khai minh bạch hơn.
Quốc hội đã dành nhiều thời gian phân tích một cách sâu sắc tình hình kinh tế đất nước năm 2012 và nhận thấy trong tình hình khó khăn chung, Chính phủ đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng phân tích, chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác điều hành.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: "Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị" (ảnh: Việt Hưng).
Ông Hùng nhấn mạnh, năm 2013 là thời điểm giao thời quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, giải quyết nhiều vấn đề của đất nước, cần phải tạo những đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đối ngoại, quốc phòng an ninh bảo đảm bền vững trong phát triển những năm tiếp theo.
Vì vậy, Quốc hội đã đề các chỉ tiêu cụ thể cần cho năm tới và yêu cầu Chính phủ quyết liệt thực hiện các giải pháp này.
Điểm lại hoạt động lập pháp của kỳ họp, ông Hùng khái quát, Quốc hội đã thông qua 9 dự án luật quan trọng với tinh thần thận trọng, đảm bảo yêu cầu đổi mới sát hơn với cuộc sống.
Nhấn mạnh luật Phòng chống tham nhũng, Chủ tịch QH cho rằng, lãnh đạo nhà nước xác định cuộc đấu tranh này còn lâu dài và nhiều phức tạp. Vì thế, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp khả thi để sửa cơ bản, toàn diện luật này, đáp ứng yêu cầu của cử tri về cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Nói về việc sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, đây là công việc hệ trọng của toàn Đảng toàn dân để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Các cơ quan chức năng, các ngành các cấp cần tổ chức lấy ý kiến để chắt lọc tinh hoa trí tuệ, ý chí toàn dân để sửa Hiến pháp một cách hiệu quả.
Về hoạt động giám sát, ông Hùng khái quát, cả kỳ họp, Quốc hội đã dành thời gian xem xét nhiều báo cáo của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ về thực hiện lời hứa. Phiên chất vấn với 4 Bộ trưởng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, Quốc hội đã tiến hành chất vấn nghiêm túc, thẳng thắn, được cử tri ghi nhận tích cực.
"Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao nhưng vẫn yêu cầu cơ quan điều hành cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện những việc được giao sau phiên chất vấn này" - ông Hùng phát biểu.
Một hoạt động giám sát khác là Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đây là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị, góp phần nâng cao quyền làm chủ của người dân thông qua cách đánh giá tín nhiệm việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của những người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của nhà nước.
Ông Hùng nêu yêu cầu các ngành, cấp, từng đại biểu chuẩn bị những việc cần thiết để có thể đánh giá tín nhiệm một cách chính xác với các chức danh lãnh đạo nhà nước này từ đầu 2013.
Trước khi bế mạc kỳ họp, trong sáng 23/11, 100% các đại biểu có mặt bấm nút thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về việc sửa Hiến pháp. Theo đó, quá trình lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ bắt đầu từ tháng 1/2013, kéo dài 3 tháng. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013 để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức. Thông qua tổ chức thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như một số hình thức phù hợp khác.
Người dân có thể góp ý về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Quốc hội cũng kêu gọi người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để bản Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của người dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về vi ệ c ti ế p t ụ c nâng cao hi ệ u l ự c, hi ệ u qu ả th ự c hi ệ n chính sách, pháp lu ậ t trong gi ả i quy ế t khi ế u n ạ i, t ố cáo c ủ a công dân đ ố i v ớ i các quy ế t đ ị nh hành chính v ề đ ấ t đai với số "phiếu thuận" tuyệt đối.
Quốc hội chấp nhận đề xuất hạn định đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thành việc cấp "sổ đỏ" theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ đến từng thửa đất. Việc này sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, góp phàn giảm khiếu nại, tố cáo, tranh chấp dù sẽ đòi hỏi tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện một cách quyết liệt.
Quốc hội cũng thống nhất "nới" hạn giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài sang năm 2013 thay cho mốc hết năm 2012 như yêu cầu trước đó, dù đến nay, việc giải quyết đã đạt hơn 97%.
Theo Dantri
Cần cắt giảm khoản chi không cần thiết để tăng lương Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tăng lương. Vì hiện nay, cuộc sống của một bộ phận rất lớn người dân, trong đó chủ yếu là công nhân, nhân viên, người lao động đang ngày càng chật vật... Cần 60.000 tỷ đồng để thực hiện việc tăng...