Củ sen có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè nhưng có 5 điều cấm kỵ khi ăn cần nhớ kẻo mang thêm bệnh
Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, chữa cảm sốt rất tốt. Nó vị ngọt, tính bình, dùng tốt cho người bị sốt, tiêu khát, ho ra máu. Do đó, củ sen được rất nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng thường ngày.
Quả thực, sen không những là một loài hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều mang lại các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người, từ hoa, lá, rễ đều có công dụng chữa bệnh. Thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến củ sen, nó rất bổ cho máu, chữa xuất huyết dạ dày, thông huyết mạch, phòng ung thư và giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, với vị ngọt bùi, béo cùng hương thơm đặc biệt sau khi được chế biến, củ sen được rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè, các món được nấu từ củ sen đều giúp giải nhiệt cực tốt.
Tuy nhiên, cũng như phần lớn các loại thực phẩm khác, củ sen khi ăn cũng có một số điều cấm kỵ cần phải lưu ý để tránh, nếu không nó có thể phản tác dụng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là 5 điều cấm kỵ như thế bạn cần nhớ để ăn củ sen một cách an toàn và bổ dưỡng trong mùa hè này.
1. Người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn củ sen sống
Củ sen sống là một loại thực phẩm có tính lạnh, vì vậy đối với những người có cơ địa nóng thì ăn củ sen sống là một lựa chọn tốt. Nhưng những người tỳ vị hư hàn, người bị lạnh bụng sẽ khó tiêu hóa hơn và dễ làm bệnh cảm nặng thêm nếu ăn củ sen sống.
2. Không thích hợp nấu củ sen trong nồi sắt
Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt có tác dụng bồi bổ khí huyết rất tốt.
Tuy nhiên, khi làm củ sen, bạn không nên dùng nồi sắt, vì như vậy củ sen sẽ bị đen, trông không đẹp mắt và ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Do đó, bạn nên dùng nồi sứ hoặc nồi inox để chưng củ sen là tốt nhất.
Không chỉ củ sen mà các loại thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao cũng không nên nấu bằng nồi sắt.
Video đang HOT
3. Phụ nữ mới mang thai không nên ăn củ sen
Củ sen đặc biệt thích hợp với người già và phụ nữ trẻ, người ốm yếu, đặc biệt thích hợp cho người bị sốt cao, nôn trớ, cao huyết áp, bệnh gan, chán ăn, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, vì củ sen quá lạnh (tính hàn mạnh) nên bà bầu không nên ăn khi mới mang thai.
4. Không kết hợp củ sen với đậu tương
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, vừa giàu chất đạm, vừa chứa rất nhiều chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen. Do củ sen có chứa nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt từ đậu nành.
5. Không kết hợp củ sen với gan động vật
Trong củ sen có chứa chất xơ, axit aldehyde trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp sắt – đồng – kẽm làm cơ thể con người giảm hấp thu các nguyên tố vi lượng trong gan động vật.
Vì vậy, nếu bạn muốn nấu canh củ sen thì nên ăn kèm với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nên dùng gan động vật. Mặc dù củ sen trong món canh nội tạng rất ngon nhưng lại ít dinh dưỡng hơn rất nhiều.
5 thói quen trong mùa hè vừa hại sức khỏe lại dễ gây đột quỵ
Trong những đợt nắng nóng của mùa hè, sức khoẻ và cơ thể có thể bị ảnh hưởng nêu duy trì những thói quen xấu này.
Ăn quá nhiều đồ lạnh
Trong những ngày hè nóng bức, nhiều người có thói quen uống nước lạnh, ăn đồ lạnh... để giúp giải nhiệt. Tuy nhiên, đây lại là việc làm nguy hiểm tới sức khỏe, do ngay sau khi uống nước lạnh, cơn khát vẫn không được giải quyết một cách triệt để. Tình trạng này kéo dài sẽ thành thói quen và cơ thể không đủ nước để cung cấp cho các hoạt động của các tế bào.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, thói quen uống nước lạnh, ăn đồ lạnh sau khi đi nắng về làm cơ thể bị lạnh đột ngột, gây viêm họng, cảm lạnh. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Với những người bị say nắng hay cảm, khi uống nước lạnh có thể sẽ khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ gây sốt.
Uống quá ít nước hoặc quá nhiều nước
Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao. Nếu uống quá ít nước sẽ làm cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn, năng suất lao động giảm. Cơ thể thiếu nước nghiêm trọng sẽ gặp nhiều phiền toái, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Ngược lại, nếu uống quá nhiều so với nhu cầu, thận sẽ phải làm việc nhiều để đào thải nước. Điều này không tốt cho sức khỏe vì có thể làm mất một số khoáng chất.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, lượng nước người trưởng thành cần khoảng 1.5 - 2.5 lít/ngày bao gồm nước uống, nước canh trong mỗi bữa ăn, sữa, trái cây mọng nước và các loại nước giải khát. Nên uống từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp thời thích ứng và hấp thu tốt nhất. Hạn chế uống nhiều nước, liên tục một lần vừa tốn nước vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mùa nóng.
Tắm ngay khi vừa đi nắng về
Tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng hoặc tắm nước quá lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, lỗ chân lông và vi mạch dưới da co lại làm cản trở tuần hoàn máu dẫn đến hiện tượng cảm lạnh, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, huyết áp và có thể gây đột quỵ.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyên rằng, khi đi ngoài nắng nóng về, nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút. Ban đầu nên lau người cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân.
Ngồi điều hòa cả ngày
Đây là điều thường thấy ở các tòa nhà, đặc biệt là những người làm việc trong văn phòng hoặc các lĩnh vực đông lạnh. Đây cũng là giải pháp nhiều người ưu tiên lựa chọn trong những ngày hè nắng nóng dù đi làm hay ở nhà. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân chính làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Việc ngồi trong phòng kín bật điều hòa khiến không khí không thể lưu thông được tạo điều kiện để các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ gây ra các bệnh về đường hô hấp và khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu sự trao đổi không khí sạch.
Để quạt thổi trực tiếp vào mặt
Ảnh minh họa
Đây là thói quen của rất nhiều người vào những ngày nắng hè nắng nóng. Khi cơ thể ra mồ hôi, các mạch máu dưới da giãn nở để tỏa nhiệt. Lúc này các luồng gió thổi trực tiếp vào khiến mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ giảm, các mạch máu co lại đột ngột khiến nhiệt độ cơ thể bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt hoặc choáng đột ngột.
Ngoài ra, khi quạt thổi vào mặt còn tăng nguy cơ nghẹt mũi, khô mũi, khô họng, ho khan và làm khô da mặt gây mất thẩm mỹ.
9 tác hại khôn lường của thói quen nhai đá lạnh Nhiều người có niềm "đam mê" ngậm và nhai đá lạnh, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây những tác hại khôn lường. Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng: Việc ăn đá lạnh nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu nó trở thành một thói quen mà bạn làm trong vô thức, đó...