Cụ Rùa lại cố gắng bò lên bờ
Sáng 31/3, cụ rùa Hồ Gươm đã khiến tất cả những người có mặt xung quanh hồ phải ngạc nhiên khi cố gắng leo lên bờ.
Cụ rùa nổi đoạn Lê Thái Tổ lúc 8h sáng rồi bơi lững lờ đến phía đường Đinh Tiên Hoàng. Như thường lệ, rùa nổi đến đâu thì người dân hiếu kỳ lại chạy theo đến đó để xem cho rõ.
Cụ rùa tiến đến gần bờ
Cụ rùa lấy hết sức bình sinh để trèo lên ven bờ
Lúc 11h30, đang bơi gần mép hồ, cụ rùa bỗng nhiên tiến đến sát bờ rồi cố gắng hết sức leo thẳng lên bờ. Cụ rùa đặt thẳng cả 2 chân lên trên bờ rồi lấy hết sức bò lên.
Nắng ấm làm cho vết thương của cụ rùa có vẻ như khó chịu hơn
Do thân thể nặng và sức yếu, cụ rùa lại bị tụt xuống nước
Video đang HOT
Tuy nhiên, mặc dù cụ đã hết sức cố gắng nhưng có lẽ do sức quá yếu, cơ thể lại cồng kềnh nên cụ rùa vẫn không thể nào trèo được lên bờ trong sự hò reo của người dân đứng xung quanh.
Không từ bỏ mong muốn được lên bờ sưởi nắng, cụ rùa lại tiếp tục ngoi lên, để lộ phần móng đã bị tuột gần hết vuốt
Nhiều người dân sống quanh hồ cho rằng, hôm nay trời nắng đẹp nên cụ rùa có lẽ cũng muốn được lên bờ phơi nắng một chút. Nhìn thấy những móng vuốt đã tuột và lở của rùa, không ít người đã xót xa.
Trong khi đó, kế hoạch lai dẫn cụ rùa về chân Tháp Rùa để chữa bệnh vẫn chưa biết khi nào tiếp tục được tiến hành sau lần bắt hụt hôm 8/3.
Theo Long Anh – Thu Lý (Vietnamnet)
Ra Tháp Rùa thăm "nhà mới" của cụ Rùa
Sáng ngày 2/3, PV đã ra tận Tháp Rùa để trực tiếp ghi nhận những hình ảnh đầu tiên về việc dựng "nhà mới" chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm.
Theo kế hoạch lai dẫn cụ Rùa về bể nổi cạnh chân Tháp Rùa để chữa trị vết thương đã được UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt, ngày 2/3, công việc dựng "nhà mới" cho cụ Rùa đã được tiến hành.
Trước đó, ngày 1/3, đơn vị thi công đã tiến hành nạo vét vật liệu xây dựng thải bị bỏ lại xung quanh chân tháp.
Hàng ngàn bao tải cát đã được đưa xuống khu vực từ các mô bê-tông xung quanh tháp (kết quả của dự án xây đường dạo bốn xung quanh Tháp Rùa từ nhiều năm trước) để mở rộng diện tích mặt bằng chân Tháp Rùa. Đây sẽ là nơi đưa cụ rùa lên chữa trị vết thương.
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị được dựng bằng các lưới sắt mắt cáo vây ba hướng. Một cửa mở duy nhất là điểm lên chân Tháp Rùa sẽ không được "quây". Có thể, đây là lối lên xuống cho cụ Rùa lên tháp phơi nắng.
Hàng trăm công nhân đã nỗ lực, miệt mài những ngày qua để thực hiện thi công hạng mục này.
Lưới mắt cáo có chiều dài khoảng 20m, cao chừng hơn 2m, được neo giữ bởi các cọc rào đã được đơn vị thi công dựng tại vị trí làm bể giữ cụ Rùa. Các khung sắt kiên cố được gắn lên các cọc rào này để giữ hàng rào lưới mắt cáo nói trên.
Sau khi đã neo giữ chặt hàng rào lưới với khung sắt dựng sẵn, các hàng rào này sẽ được bọc một lớp bạt xanh để tạo thành một khu vực an toàn, "cách ly" cụ Rùa với những "kẻ thù" có thể xâm hại tới cụ.
Phần đáy của bể lưu giữ cụ Rùa vẫn được để tự nhiên và thông trực tiếp xuống đáy hồ chứ không có vật ngăn cản. Điều này đảm bảo giữ nguyên môi trường sống quen thuộc mà cụ Rùa trăm năm nay.
Hình ảnh dựng "nhà mới" cho cụ rùa dưới ống kính của PV:
Các công nhân thuộc Công ty thoát nước Hà Nội mặc trang phục chuyên dụng để chuẩn bị đưa lưới thép xuống chân Tháp Rùa
Các bao tải cát đã được chèn từ chân Tháp Rùa đến ra đến khu vực móng bê tông để mở rộng diện tích chân tháp. Đây sẽ là nơi chữa trị thương tích cho cụ Rùa hồ Gươm
Bể lưu giữ cụ rùa trong thời gian chữa trị nằm ở vị trí chân tháp hướng về đường Hàng Khay
Mọi việc được tiến hành khẩn trương và trách nhiệm. Rất may, Tháp Rùa ở giữa hồ và không phải ai cũng được phép ra nên các công nhân tiến hành công việc trong một điều kiện khá dễ chịu
Bãi chữa trị cụ Rùa đã cơ bản hoàn thành
Ai cũng ý thức và hy vọng, bởi nó xuất phát từ một tình yêu Hà Nội...
VGT (Theo Vietnamnet)
Cụ Rùa Hồ Gươm lại "gác chân" lên bờ Sáng ngày 3/3, cụ rùa Hồ Gươm lại nổi giữa trời tiết mưa phùn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân hiếu kỳ xung quanh hồ. Theo quan sát, cụ bơi vào sát bờ khoảng 1-2 phút, chân nhiều vết lở loét loang lổ, bấu vào bờ kè xi măng như muốn... lên bờ. Những hình ảnh cụ rùa nổi...