‘Cụ rùa’ khổng lồ sống thọ nhất thế giới
Ở tuổi 190, Jonathan là cá thể rùa khổng lồ sống thọ nhất thế giới từng được biết đến. Nó sinh ra và lớn lên ở St. Helena, quần đảo nhỏ bé nằm giữa Đại Tây Dương.
Ở phía nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Rio de Janeiro 4.000 km về phía đông, tồn tại một hòn đảo nhỏ bé có tên là St. Helena. Đây được biết đến là vùng đất xa xôi nhất trên thế giới và không có con người sinh sống khi nó được phát hiện vào năm 1502 bởi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha.
Hiện nay, St. Helena là một vùng lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, với dân số chưa đầy 4.500 người. Tuy nhiên, ở đây tồn tại một “cư dân” nổi tiếng toàn thế giới nói chung và giới sinh vật học nói riêng.
Đó chính là Jonanthan, một con rùa đực thuộc giống rùa khổng lồ Seychelles ( Aldabrachelys gigantea hololissa). Ở tuổi 190, nó là sinh vật cao tuổi nhất được biết đến trên thế giới.
Khi Jonanthan chào đời vào năm 1832, Nữ hoàng Anh Victoria mới chỉ là một thiếu nữ. Con rùa là món quà dành tặng cho William Grey-Wilson, người được chính phủ Anh khi đó cử làm Thống đốc đảo St. Helena vào năm 1882 sau khi kết thúc nhiệm kỳ ở đảo Seychelles.
Bức ảnh đầu tiên về Jonathan được chụp vào năm 1882, khi mà nó ít nhất đã 50 tuổi. Ảnh: CNN.
Từ đó tới nay, 31 thống đốc khác đã đến và đi trên đảo St. Helena, nhưng Jonanthan vẫn tồn tại và trở thành một nhân vật không thể không ghé thăm đối với khách du lịch, cũng như một phần của lịch sử hòn đảo.
Theo tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, Jonathan được công nhận là cá thể lớn tuổi nhất trong bộ rùa, bao gồm tất cả loại rùa biển và rùa cạn.
Trên thực tế, Jonanthan thậm chí có thể đã hơn 200 tuổi vì không ai biết chính xác tuổi của con vật này, theo ông Matt Joshua, người đứng đầu bộ phận xúc tiến du lịch của quần đảo.
“Jonathan thực sự có thể đã 200 tuổi vì dữ liệu về thời điểm nó đến hòn đảo là chưa chắc chắn, và cũng không có hồ sơ xác thực năm mà nó chào đời”, ông Joshua nói.
Bằng chứng duy nhất về sự xuất hiện của Jonathan ở quần đảo là một bức ảnh cũ được chụp vào khoảng năm 1882. Trong bức ảnh này, Jonathan, khi đó đã trưởng thành, được nhìn thấy gặm cỏ ở khu vườn bên trong dinh thống đốc, nơi nó sống phần lớn cuộc đời mình.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Jonathan sinh ra. Bức ảnh đầu tiên được chụp vào năm 1838, bóng đèn sợi đốt được phát minh vào năm 1878, chuyến bay đầu tiên được thực hiện bởi anh em nhà Wright vào năm 1903, và đến năm 1969 Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng.
Cùng với đó là hai cuộc chiến tranh thế giới và sự xuất hiện của Internet. Tuy nhiên, thế giới của Jonathan lại thay đổi rất ít trong gần 2 thế kỷ. Nó vẫn chỉ làm 3 việc duy nhất vào lúc này, đó là ăn, ngủ và giao phối.
Chàng trai muốn xỉu với 3 pha 'bida rùa' liên tục của bạn
Chàng trai không tin nổi mắt mình khi thấy bạn chọc bi lăn lung tung khắp bàn nhưng lần nào cũng ghi điểm.
"Cụ rùa" già nhất thế giới vui hưởng cuộc sống suốt gần 2 thế kỷ Theo tiến sỹ Rebecca Cairns-Wicks, việc cụ rùa Jonathan đạt đến độ tuổi đặc biệt như vậy có thể là do tác dụng của cây tai khỉ Centella Asiatica, một loại thảo mộc phổ biến trên đồng cỏ ở St.Helena. Cụ rùa Jonathan . (Nguồn: Publicity Picture) Cụ rùa có tên Jonathan, thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles và được cho là động...