Cụ rùa 9kg mắc cạn trong ao tôm
Anh Quách Tấn Lực (45 tuổi, ngụ khóm Trà Kha B, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, vừa bắt được cụ rùa mắc cạn trong ao nuôi tôm nặng gần 9kg.
Người dân phán đoán cụ rùa đã sống hơn 50 năm tuổi.
Trước đó, chiều 23/9, khi anh Lực đang ở nhà thì một người dân điện thoại báo trong ao tôm nhà anh có một con vật lạ, rất lớn nằm áng ngang đường cống thoát nước ao tôm. Ngay sau đó, anh Lực cùng một số người dân ra ao tôm xem thì phát hiện vật lạ đó là một cụ rùa “khổng lồ”.
Khi anh Lực mang cụ rùa về nhà, rất nhiều người dân trong xóm kéo đến xem. Cụ rùa này có trọng lượng gần 9kg, với bán kính chiều ngang hơn 40cm, chiều dài 50cm, mai rùa có màu đen ánh, người xem rất thích thú.
Anh Lực và nhiều người dân ở đây cho biết, từ trước đến nay họ hiếm khi thấy cụ rùa to cỡ này, có thể cụ rùa đã sống trên 50 năm tuổi. Khả năng cụ rùa này sống ngoài sông lớn, do gần đây tuyến sông này bị nạo vét, môi trường sống bị đảo lộn, cụ rùa bò vào ao tôm và mắc cạn tại đây.
Hiện có một người ở thành phố Hồ Chí Minh liên hệ với anh Lực muốn mua cụ rùa này với giá 50 triệu đồng, nhưng anh Lực và gia đình không bán, mà quyết định đưa cụ rùa vào một ngôi chùa gần nhà.
Huỳnh Sử
Video đang HOT
TTXVN
Hé lộ thu nhập "khủng" của tiến sĩ... rắn mối
Học thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành y sinh từ Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu (Trung Quốc), hiện là giáo viên dạy thể dục của trường THPT chuyên Bạc Liêu, nhưng tiến sĩ Nguyễn Văn Thuyết còn là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh với thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm từ nuôi rắn mối.
Mê con "sung dược"
Ở miền Tây, hiện nay có nhiều người nuôi rắn mối. Trong số này, nổi tiếng nhất là trang trại của tiến sĩ Nguyễn Văn Thuyết (SN 1978, ở khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu). Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thuyết còn lập 3 trang web chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối cũng như trả lời trực tiếp qua điện thoại và qua Facebook.
Rắn mối tại trang trại của anh Nguyễn Văn Thuyết. Ảnh: Hữu Danh
Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM, năm 2008 anh Thuyết tiếp tục học thạc sĩ và nghiên cứu sinh ở Trung Quốc ngành y sinh, sau đó về dạy ở Trường THPT chuyên Bạc Liêu. "Học ngành y sinh, tôi quan tâm đến các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho người bị ốm, người chơi thể thao cũng như người có thể lực bình thường. Thế là tôi nuôi từ bò, dê, đến bìm bịp, nhím..., con gì nuôi được là nuôi. Nhưng rồi lần lượt trắng tay vì hết bò lở mồm long móng đến dê bệnh, bìm bịp chết. Nhiều đợt bán chẳng ai mua, tôi cho không người dân về làm thịt, có những lúc thua lỗ phải chạy vạy vay mượn khắp bạn bè, anh em xóm làng, lấy chỗ này đắp chỗ kia mới đủ bù lỗ" - anh Thuyết kể.
Hồi còn nhỏ, nhà nghèo, anh Thuyết chuyên xách cái ná thun đi bắn rắn mối về nướng chấm muối ớt ăn cơm, đến khi xem trên mạng thấy nói rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng cao, quý ông gọi là "sung dược" nhưng tìm mua lại không có. Thế là, hàng ngày anh Thuyết xách cần câu đi câu rắn mối về nuôi thử. Câu suốt cả tháng, anh gom lại được chục con rắn mối, vì ngoại thành Bạc Liêu giờ rắn mối cũng hết sức khan hiếm.
Có con giống, anh tự tay lấy gạch ống xây chuồng vài chục mét vuông rồi thả rắn vào. Sau một đêm ngủ dậy, anh thăm chuồng thì phát hiện chuồng đã... trống trơn. Thì ra cái loài nhìn có vẻ chậm chạp kia lại là "vua" leo tường vì cũng là dòng họ thằn lằn. Từ đó anh nghĩ đến chuyện dán gạch men xung quanh chuồng trại để rắn không thoát ra. Lúc đầu chuồng rắn mối được làm như... chuồng heo với diện tích khoảng 20m2, xây bốn bức tường cao chừng 1m cùng một ít gạch ống cho rắn mối ở.
"Tôi lại đi câu rắn mối về làm giống. Còn thức ăn cho rắn mối, đầu tiên cho ăn tép, cá, cơm trộn trứng gà nhưng thấy rắn không tăng trưởng, rất thờ ơ với thức ăn nên tôi chuyển sang cho ăn mối cũng không xong. Mà thời buổi này, đi kiếm mối rất gian nan. Rắn mối thích ăn mối cánh chứ không phải mối đất hoặc mối gỗ. Thấy rắn mối mê ăn dế nên tôi nuôi luôn cả dế. Số rắn mối bị hao hụt trong quá trình gây nuôi, bỏ thì phí nên tôi nuôi rắn hổ hành để giải quyết số rắn mối bị yếu hoặc chết" - anh Thuyết kể.
Nông dân thứ thiệt
Nhìn học vị cũng như cơ ngơi hoành tráng của anh Thuyết, nhiều người cứ nghĩ anh được sinh ra trong gia đình khá giả. Thế nhưng, anh lại xuất thân con nhà nghèo chính gốc, từng phải bỏ học giữa chừng. Anh kể, quê ở Hà Tĩnh, anh theo cha mẹ vào Nam lúc mới 4 tuổi. Học hết lớp 9, anh phải nghỉ học ra đường sửa xe đạp kiếm sống qua ngày vì nhà quá nghèo.
Một thời gian sau, anh tiếp tục sửa xe đạp kiếm cơm và học lại phổ thông. Học lực khá, sức khỏe lại rất tốt nên cậu học sinh sửa xe đạp đậu luôn vào Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM. Tốt nghiệp đại học, anh về Bạc Liêu làm giáo viên tiểu học, bỏ hẳn nghề sửa xe.
Cận cảnh những chú rắn mối. Ảnh: Hữu Danh
Vừa dạy học vừa tự học, năm 2008, anh Thuyết tiếp tục học thạc sĩ và tiến sĩ tại Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu, sau đó về dạy ở Trường THPT chuyên Bạc Liêu. Với học trò, tiến sĩ Thuyết có thể coi là một tấm gương hiếu học, còn với nhiều nông dân Bạc Liêu, anh được gọi với biệt danh thân mật: "Tiến sĩ rắn mối", là tấm gương nông dân thứ thiệt.
"Rắn mối cái khi chửa thì bụng sẽ to, bò rất chậm, mình nhìn là biết được ngay. Mình bắt nó ra khỏi đàn, nhốt một chuồng riêng, nó đẻ xong thì mình bắt nó thả lại chuồng, tránh việc rắn mẹ khi đói sẽ ăn thịt con. Đàn rắn con đó mình có cách chăm sóc riêng, đến khi cứng cáp thì thả chung vào bầy..." - anh Thuyết chia sẻ cách nhân giống rắn mối.
Anh Thuyết cho biết, hiện tại, diện tích chuồng trại của anh rộng hơn 3.000m2, chia làm 6 khu vực khác nhau, số lượng rắn mối lên đến hơn 70.000 con. Hàng tháng, xuất trại đều đặn hàng ngàn con, tương đương hàng trăm kg, mỗi kg giá 400.000 đồng, thị trường tiêu thụ trải dài từ Nam ra Bắc. Vật nuôi chính là rắn mối, con phụ là rắn hổ hành, mục đích để giải quyết lượng rắn mối bị chết nhưng rắn hổ hành cũng rất được giá, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng/kg, cũng mang lại cho anh Thuyết nguồn lợi nhuận lớn. Năm 2015, anh Thuyết thu lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng từ rắn mối.
Cùng nhau làm giàu
Thấy được ưu điểm của mô hình chuỗi thức ăn trong chăn nuôi, anh Thuyết nghiên cứu nuôi dế, sâu để làm thức ăn tự nhiên cho rắn mối. Anh cho dế sinh trưởng đại trà trong các thùng xốp để làm "mồi" cho rắn, số dư anh bán ra thị trường. Không chỉ có dế, cá lòng tong, tép chấu, anh Thuyết còn nghiên cứu cách nuôi sâu bọ để thức ăn của rắn mối thêm phong phú, có nhiều dinh dưỡng và sức đề kháng chống bệnh hiệu quả.
Cách đây 2 năm, anh thực hiện mô hình khoán công cho 6 hộ gia đình quanh nhà thực hiện việc chăn nuôi rắn mối và nhiều loài động vật khác. Các hộ sẽ được anh cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi. Đổi lại, mỗi hộ sẽ được hưởng 20% doanh thu bán vật nuôi hàng tháng.
Cách làm này khá hiệu quả khi các hộ dân có được công ăn việc làm, có nguồn thu nhập hàng tháng từ 10 - 15 triệu đồng, nhiều hộ có của ăn của để. Trong quá trình chăn nuôi, các hộ dân có thể tích góp vốn, học hỏi kinh nghiệm để khi có đủ điều kiện có thể tự đứng ra chăn nuôi độc lập. Để có thể giúp nhiều người trên mọi miền đất nước làm giàu bằng mô hình của mình, anh Thuyết lập 3 trang web trangtraichanuoi.com, ranmoi.vn, nuoiranmoi.com.vn, để chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối độc đáo của mình.
Hằng ngày, anh còn liên tục cập nhật nhiều bài viết, clip ngắn về cách nuôi để mọi người có thể xem và học hỏi làm theo. "Giá rắn mối hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg. So với một số đặc sản khác thì không hề đắt. Đặc biệt, rắn mối là thức ăn có thể coi là "sung dược phòng the", quy trình nuôi hoàn toàn sạch nên tôi nghĩ dù có nhiều người nuôi cũng không làm cho rắn mối dội chợ. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rắn mối tăng cao, cung không đủ cầu nên tôi không có gì mà phải giấu nghề cả" - anh Thuyết chia sẻ.
Theo Danviet
Sóc Trăng: Rùa biển quý hiếm suýt thành mồi nhậu Một ngư dân địa phương bắt được cá thể rùa biển quý hiếm nặng 40kg mắc cạn ven biển Sóc Trăng vừa được bàn giao cho Đồn biên phòng chăm sóc. Rùa biển quý hiếm 40 kg mắc cạn ven biển Sóc Trăng. Sáng 10.5, UBND xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xác nhận thông tin việc người dân địa...