Cứ “quan hệ” với bạn gái là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu, chàng trai 24 tuổi cảm thấy tự hào nhưng bác sĩ bày tỏ lo ngại
Ngày thường, anh Quân đánh cầu lông và vận động mạnh đều không sao, nhưng mỗi khi làm “chuyện ấy” với bạn gái thì anh chảy máu mũi xối xả.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Quân (24 tuổi) sống tại Đài Loan.
Anh Quân đến bệnh viện cùng bạn gái trong đêm khuya với tình trạng chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu. Kết quả nội soi phát hiện anh bị vỡ mao mạch khoang mũi và phải tiến hành phẫu thuật cầm máu.
Tình trạng của anh Quân là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu
Điều khiến bác sĩ cảm thấy khó hiểu là anh Quân là một chàng trai trẻ, không có dấu hiệu mắc bệnh nội khoa như bệnh máu khó đông, không sử dụng thuốc chống đông máu, không có tiền sử chấn thương do tai nạn. Anh chỉ có vấn đề nghiêm trọng về dị ứng mũi, vẹo vách ngăn mũi, chính vì vậy, máu phun mạnh từ mũi đến mức không thể cầm máu là một tình trạng hiếm gặp.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan hiếu kỳ hỏi bệnh nhân: “Đây là lần đầu tiên anh chảy máu mũi nghiêm trọng thế à?”. Anh Quân ấp úng cho biết: “Thật ra, tôi thường gặp tình trạng như vậy, mỗi lần đến bệnh viện khám, bác sĩ không tiến hành kiểm tra đặc biệt và chỉ kê đơn thuốc. Mỗi lần chảy máu mũi, tôi thường dùng tay đè mũi cầm máu, nếu sơ cứu không hiệu quả mới đến bệnh viện khám”.
Anh Quân đề cập đến tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng mỗi khi “quan hệ” với bạn gái suốt 1 năm nay. Ngày thường, anh Quân đánh cầu lông và vận động mạnh đều không sao, nhưng mỗi khi làm “chuyện ấy” với bạn gái là anh lại bị chảy máu mũi xối xả.
Nghe anh Quân miêu tả sự việc, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan liên tưởng đến hành vi thân mật với bạn gái đã làm anh Quân thay đổi hormone cơ thể, thêm vào đó, cơ địa của anh Quân có mao mạch yếu, xuất huyết nhiều lần càng khiến tình trạng trở nên trầm trọng. Thế nhưng, anh Quân cho rằng đây là điều đáng tự hào, anh bật mí: “Mỗi tuần, tôi chảy máu mũi từ 2 – 3 lần khi quan hệ với bạn gái”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích: “Hiện tượng sinh lý xảy ra trên cơ thể con người rất kỳ diệu, mao mạch niêm mạc mũi có thể điều chỉnh theo nhiệt độ hay độ ẩm của khí hậu. Khi chúng ta hít khí lạnh hoặc khoang mũi thiếu độ ẩm, mao mạch niêm mạc mũi sẽ tăng cường máu và tiết dịch nhầy để đảm bảo độ ấm và độ ẩm trong khoang mũi. Trái lại, khi mao mạch niêm mạc mũi co lại và giảm dịch nhầy sẽ làm giảm nhiệt độ trong khoang mũi. Có một hiện tượng gọi là viêm mũi trong tuần trăng mặt. Khi nam nữ “quan hệ” với nhau, mao mạch niêm mạc mũi sẽ thay đổi giống như thể hang ở bộ phận sinh dục bị sung huyết, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc hắt hơi liên tục”.
Trường hợp của anh Quân là do hormone tiết ra trong trạng thái phấn khích khi ân ái với bạn gái, các dây thần kinh phó giao cảm góp phần thúc đẩy sự giãn nở nhanh chóng các mao mạch và các tuyến bài tiết. Lúc này, nếu cấu trúc của mao mạch niêm mạc mũi yếu sẽ dẫn đến tình trạng mao mạch vỡ, gây xuất huyết do tăng huyết áp. Một số nhà khoa học gọi đây là hiện tượng chảy máu cam khi hưng phấn, đặc biệt là khi nam giới quan hệ với bạn tình.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan thông tin thêm, điều trị cho bệnh nhân chảy máu mũi là kê đơn sử dụng thuốc cầm máu và thuốc kháng histamin. Vỡ mao mạch niêm mạc mũi thường hồi phục trong 5 – 7 ngày, quá trình hồi phục vết thương sẽ gây cảm giác ngứa, khiến bệnh nhân muốn gãi mũi dẫn đến tình trạng tái phát vỡ mao mạch và xuất huyết nhiều lần.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, trong quá trình hồi phục vết thương, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, lưu ý nhiệt độ nước tắm và tránh tắm hơi, cẩn trọng sử dụng thực phẩm bổ sung. Một số bệnh nhân lầm tưởng sử dụng thuốc bổ máu và thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ khiến vết thương ở niêm mạc mũi mau lành, nhưng thực tế điều này sẽ gây tình trạng phản ứng và dễ chảy máu mũi.
Cách cầm máu mũi tốt nhất là đặt bệnh nhân ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, tuyệt đối không ngửa về phía sau nhằm tránh tình trạng máu chảy ngược vào khoang mũi gây ho sặc. Dùng ngón cái và ngón trỏ đè vào cánh mũi, há miệng hít thở, sau 15 phút kiểm tra xem liệu có cầm máu được không? Nếu máu mũi vẫn chảy thì thực hiện thao tác trên 2 lần, nếu bệnh nhân vẫn không thể cầm máu thì nên đến bệnh viện điều trị.
Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:
Thấy máu phun mạnh ra từ mũi hay bạn nôn ra máu nhiều lần.
Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Đang dùng thuốc chống đông (warfarin).
Bạn bị sốt cao hơn 38,9 độ C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét bông cầm máu.
Bị khó thở.
Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi
Xảy ra sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi.
Thân nhiệt của bà bầu là bao nhiêu là bình thường?
Thân nhiệt của bà bầu là điều rất nhiều người quan tâm trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Khi mà nhiều người mang thai mấy tháng đầu đã phải dở khóc dở cười khi bảo vệ không cho vào làm việc vì thân nhiệt cao hơn nhiệt độ cho phép (37 độ C).
Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể của bà bầu sẽ có xu hướng tăng lên. Tăng thân nhiệt là việc hết sức bình thường, nhưng nếu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bà bầu. Khi mang thai bà bầu cần hiểu biết chính xác về nhiệt độ cơ thể để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi.
Thân nhiệt của bà bầu là bao nhiêu là bình thường?
Thời gian đo nhiệt độ cơ thể chuẩn nhất là buổi sáng, sau 6-8 giờ ngủ vì thời điểm này thân nhiệt là tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống, thể dục, vận động mạnh hay tâm trạng. Bình thường thân nhiệt của người phụ nữ khoảng 36,5 độ C. Thời điểm rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ bị giảm xuống thấp hơn tuy nhiên lúc mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Thân nhiệt của bà bầu là bao nhiêu là bình thường?
Câu trả lời chính là trung bình khoảng 36,9 đến 37,2 độ C, trong khi nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 36 ~ 37 độ C. Nhiệt độ có sự tăng nhẹ do cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ tăng nhẹ hơn so với bình thường.
Nhiều người, do không tự trang bị kiến thức cho bản thân, không biết nên tưởng mình bị bệnh. Thực chất, thân nhiệt của bà bầu khi mang thai tăng lên là một phản ứng sinh lý bình thường. Bà bầu nên theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể để xác định có nằm trong phạm vi bình thường không, nếu không còn biết đi thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân khiến thân nhiệt bà bầu tăng trong những tháng đầu mang thai
Do hóc môn: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra hormone Progesterone để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Cơ thể sản xuất ra một lượng progesterone nhất định sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.
Do thần kinh: Phụ nữ thường rất nhạy cảm, đặc biệt khi mang thai sẽ luôn có tâm lý căng thẳng và stress hơn khi làm quen với việc có em bé trong bụng. Làm sao để em bé phát triển tốt cũng khiến cho thân nhiệt bà bầu tăng lên.
Khi cơ thể đang mang thai, thai nhi trong tử cung sẽ cần có một môi trường nhiệt độ ổn định để phát triển. Cơ thể bà bầu, cũng vì thế mà sẽ có phản ứng lại để giữ luôn trong tình trạng được bảo vệ nên nhiệt độ cơ thể cũng tăng.
Làm gì khi bà bầu bị sốt?
Khi bà bầu bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi liên tục, đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp để kịp thời hạ sốt trước khi những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Điều quan trọng mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc trong suốt thai kỳ, khi bị sốt mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt đơn giản sau:
-Trước tiên nên cởi bớt quần áo và nằm nơi thoáng mát, sau đó dùng khăn ướt lau khô để làm mát cơ thể, lau nhiều lần ở các vị trí nhue nách, bẹn, cổ. Sau đó liên tục dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể để theo dõi.
- Uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 - 2 lít.
- Nên ăn các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở... nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
- Khi bà bầu bị sốt không nên ăn trứng vì trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.
Cứu sống cụ bà U100 bị gãy xương đùi Ngày 21/7, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, BV vừa phẫu thuật thành công cho cụ bà 94 tuổi bị tắc mạch đùi, gãy xương đùi trái, kèm nhiều bệnh nội khoa rất nặng. Theo đó, bệnh nhân Cao Thị Ba (SN 1926, ngụ Vĩnh Long), được gia đình đưa đến...