Cú “phản đòn” truyền thông của Nga
Nga và Mỹ đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến truyền thông khi có những động thái “phản đòn” trên mặt trận dù không có tiếng súng song cũng chẳng kém phần nóng bỏng này.
Văn phòng đại diện của RT tại Washington, Mỹ
Hội đồng liên bang (tức Thượng viện) Nga ngày 22-11 đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ quan truyền thông đại chúng được tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký dưới danh nghĩa “cơ quan đại diện nước ngoài”. Dự luật này cũng đã được Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga thông qua với đa số tuyệt đối trước đó đúng một tuần (ngày 15-11) nên chỉ còn chờ Tổng thống Valdimir Putin đặt bút ký là chính chức trở thành luật.
Theo luật mới, các cơ quan truyền thông của Mỹ và các nước khác sẽ phải tự giới thiệu mình là “cơ quan đại diện nước ngoài” trong mọi giấy tờ và sẽ bị tăng cường kiểm tra về nhân viên cũng như tài chính. Cơ quan báo chí nào được công nhận theo quy chế này sẽ phải chịu những hạn chế và nghĩa vụ như các đại diện tại Nga của tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài và sẽ phải chịu trách nhiệm như các tổ chức trên khi vi phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp Nga sẽ là cơ quan ra quyết định về quy chế của các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài và những dấu hiện nhận diện mà phương tiện đó cần phải có. Theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước này của Nga, các phương tiện truyền thông trên có thể bị áp dụng luật về các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài, trừ những quy định ngoại lệ.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, luật mới có thể sẽ “tước bỏ” một số “đặc quyền” của cơ quan truyền thông, báo chí khi đánh đồng nó với “cơ quan đại diện nước ngoài”. Chính vì thế, đây được xem là cú “phản đòn” của Nga.
Bộ Tư pháp Mỹ vào đầu tháng 10 đã bất ngờ yêu cầu RT, tập đoàn truyền hình lớn nhất của Nga phải đăng ký hoạt động dưới danh nghĩa một “tác nhân nước ngoài” khi hoạt động tại Mỹ và đặt hạn chót là ngày 17-10 (sau đó lùi đến 13-11) phải đăng ký theo Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA). Luật FARA vốn được Mỹ thông qua từ năm 1938 nhằm trấn áp các hoạt động tuyên truyền của Đức quốc xã.
Ngoài tập đoàn truyền hình RT, các hãng truyền thông lớn khác của Nga như TASS, Sputnik cùng nhiều tờ báo và nhà báo của Nga cũng bị cản trở hoạt động hoặc gây khó dễ tại Mỹ. RT đã buộc phải thực hiện yêu cầu của phía Mỹ để được tiếp tục hoạt động ở nước này, nhưng Tổng biên tập của RT Margarita Simonian nhấn mạnh rằng, yêu cầu của Washington mang tính phân biệt đối xử và Matxcơva sẽ có hành động đáp trả.
Điện Kremlin đã chỉ trích mạnh mẽ rằng, Mỹ đang cố tình gây “sức ép chưa từng thấy”, “chưa từng có tiền lệ” đối với các hãng truyền thông lớn của Nga hoạt động tại Mỹ và đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông, đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả tương xứng. Đích thân Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố, Matxcơva sẽ đáp trả nếu Mỹ cố tình áp đặt các biện pháp chống lại tập đoàn truyền thông RT của Nga.
Nói về đạo luật mới đang chờ người đứng đầu nước Nga ký phê chuẩn thành luật, Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Petr Tolstoi khẳng định, việc ra luật này là một quyết định mà nước Nga buộc phải thực hiện, nhằm cho phép cơ quan hành pháp Nga áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng đối với những nước xâm phạm “tự do hành động và ngôn luận” của các nhà báo, cũng như cơ quan truyền thông của Nga.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh thủ đô
3 quân nhân Mỹ bị "sờ gáy" sau khi tháp tùng ông Trump thăm châu Á
3 nhân viên quân sự Mỹ đã bị thuyên chuyển công tác khỏi Nhà Trắng do nghi ngờ có các cuộc tiếp xúc thiếu chuẩn mực với phụ nữ nước ngoài trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump lên chuyên cơ Không Lực Một trong chuyến thăm châu Á từ ngày 3-14/11 (Ảnh: Reuters)
Washington Post ngày 21/11 dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết 3 nhân viên quân sự Mỹ bị thuyên chuyển công tác là các thành viên của Cơ quan Truyền thông Nhà Trắng. Đây là đơn vị quân sự đặc biệt chuyên hỗ trợ cho các hoạt động liên lạc an toàn của Tổng thống, Phó Tổng thống, Cơ quan Mật vụ và các quan chức khác của Nhà Trắng.
Theo các quan chức trên, quân đội Mỹ đang điều tra trường hợp của 3 quân nhân sau khi họ bị phát hiện vi phạm lệnh giới nghiêm trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump vừa qua. Ông Mark Wright, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, xác nhận Lầu Năm Góc đang xem xét hành vi của những người này.
"Chúng tôi đã nhận được thông tin về vụ việc và hiện tại đang tiến hành điều tra", ông Wright cho biết.
Nếu bị kết tội, 3 nhân viên quân sự này có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất quyền tiếp cận với các thông tin mật, bị xử lý hành chính hay đưa ra tòa án binh. Trước đó, 4 quân nhân Mỹ khác cũng bị cáo buộc về những hành vi tương tự trong chuyến công tác của Phó Tổng thống Mike Pence tới Panama hồi tháng 8.
Giới chức Mỹ cho biết 4 quân nhân thuộc lực lượng Lục quân và Không quân Mỹ bị cáo buộc đưa phụ nữ nước ngoài vào một khu vực an ninh khi đang chuẩn bị cho chuyến công du của Phó Tổng thống Pence. Sau khi sự việc bại lộ, những người này bị đưa về Mỹ trước khi ông Pence tới Panama và bị đình chỉ công tác tại Nhà Trắng để chờ kết quả điều tra.
Hồi tháng 4/2012, 13 nhân viên Mật vụ Mỹ cũng bị đưa từ Colombia về Mỹ sau khi những người này bị phát hiện dẫn gái mại dâm vào khách sạn. Khi đó, các nhân viên này đang chuẩn bị cho chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama tới Colombia để dự hội nghị thượng đỉnh về kinh tế.
Thành Đạt
Theo Washington Post
Mỹ tính chi 4,6 tỷ USD đối phó Nga Hạ viện Mỹ đã thông qua đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2018, bao gồm khoản chi 4,6 tỷ USD nhằm triển khai các biện pháp đối phó Nga tại châu Âu. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump trò chuyện ngắn bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam (Ảnh: Reuters) Theo TASS, Hạ viện...