Cụ ông trăm tuổi thắng Covid-19, ca nhiễm mới ở TQ giảm mạnh
Một cụ ông 100 tuổi người Trung Quốc đã chiến thắng virus corona chủng mới và được xuất viện hôm 7/3, Tân Hoa Xã đưa tin.
Theo Tân Hoa xã, cụ ông là bệnh nhân cao tuổi nhất trong số những người được ghi nhận khỏi bệnh sau khi nhiễm Covid-19. Cụ ông sinh năm 1920, vừa mừng thọ 100 tuổi vào tháng trước.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại Vũ Hán, Trung Quốc
Cụ nhập viện vào ngày 24/2 vì bị nhiễm virus, với các bệnh nền như Alzheimer, huyết áp cao và suy tim. Vì tình trạng bệnh lý phức tạp của bệnh nhân, các nhân viên y tế quân đội đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn khác nhau và áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Cũng trong ngày 8/3, Trung Quốc thông báo có 10 người đã thiệt mạng và 23 người vẫn còn mắc kẹt bên dưới toà khách sạn được dùng để cách ly những người có khả năng nhiễm Covid-19 tại thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, khi khách sạn này bị sập vào tối 7/3.
Hiện trường vụ việc nơi toà khách sạn bị đổ sập
Video đang HOT
Khoảng 70 người bị mắc kẹt khi toà nhà 7 tầng đổ sập. Đến 4h chiều giờ Bắc Kinh hôm 8/3, lực lượng chức năng đã giải cứu được 48 người, trong đó có 38 người được đưa đến bệnh viện.
Trong khi đó, sự lây lan của Covid-19 tiếp tục chậm lại tại Trung Quốc. Đến hết 7/3, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 44 ca nhiễm mới, giảm hơn một nửa so với một ngày trước. Trong số 44 ca này có 41 ca ở Vũ Hán. Các ca còn lại đều là người Trung Quốc trở về từ nước ngoài.
Các thành phố của Trung Quốc đang từ từ nới lỏng các biện pháp cách ly phòng dịch được áp dụng từ cách đây hơn một tháng, trong lúc chính quyền nước này chuyển hướng theo dõi sát sao diễn biến của virus ở nước ngoài.
Ở Vũ Hán, chính quyền đã bắt đầu đóng cửa các bệnh viện dã chiến. Sau khi bệnh viện đầu tiên được đóng cửa vào tuần trước, hôm nay một bệnh viện thứ hai đã ngừng hoạt động, sau khi 25 bệnh nhân cuối cùng được tuyên bố khỏi bệnh và cho xuất viện.
Theo Anh Thư/Vietnamnet
Xà phòng rửa tay hay dung dịch sát khuẩn loại trừ virus Corona tốt hơn?
Khi chính phủ và người dân các nước đang loay hoay tìm cách phòng ngừa dịch Covid-19 và làm thế nào để hạn chế sự lây lan của nó, nhiều thiết bị và đồ dùng y tế, như dung dịch vệ sinh tay, đã liên tục "cháy hàng".
Nhưng dung dịch rửa tay liệu có thực sự hiệu quả để ngăn ngừa Covid-19, Và chúng ta có thể tự làm dung dịch rửa tay nếu chúng không còn được bày bán nữa hay không?
Sự xuất hiện của dung dịch rửa tay vốn không phải điều gì mới mẻ. Năm 1966, Lupe Hernandez, sinh viên ngành y đến từ Bakersfield, bang California, Mỹ được cấp bằng sáng chế cho ý tưởng về một loại dung dịch có chứa cồn để làm sạch tay trong trường hợp không tìm được vòi nước rửa tay. Tuy nhiên, phải đến khi dịch cúm lợn bùng phát vào năm 2009, sản phẩm này mới được công chúng biết đến và sử dụng một cách rộng rãi,
Năm đó, doanh số dung dịch và khăn tay kháng khuẩn ở Mỹ đã tăng hơn 70% chỉ trong 6 tháng. Đến năm 2010, những chai nhỏ chứa dung dịch rửa tay đã có mặt ở khắp mọi nơi - từ quầy thanh toán trong các hiệu sách, sân bay, đến các trang web bán lẻ trực tuyến.
Sự phổ biến của dung dịch rửa tay không chỉ được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi của dịch bệnh, mà còn được vận dụng với nhiều hình thức tiếp thị khác nhau để thúc đẩy doanh số. Nhiều loại dung dịch rửa tay hiện nay có màu sắc đẹp, thân thiện với trẻ em, hay có mùi hương thân thiện với sức khỏe, khác xa những phiên bản y tế có mùi hắc.
Dung dịch rửa tay hiện đang "cháy hàng" trước tình hình dịch Covid-19
Thành phần dung dịch cũng được biến đổi với các hoạt chất thay thế cồn, và thậm chí có những công thức trôi nổi trên mạng để mọi người có thể tự điều chế dung dịch rửa tay cho riêng mình. Nhưng những điều này có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus?
Thực tế. theo một nghiên cứu năm 2019 của Hiệp hội Vi sinh học Mỹ, sử dụng nước và xà phòng để rửa tay vẫn hiệu quả hơn so với việc chà xát bàn tay bằng dung dịch khử trùng.
Các chuyên gia vệ sinh y tế cộng đồng Anh đều đồng ý rằng để tiêu diệt hầu hết các loại virus, một chất khử trùng tay cần tối thiểu 60% nồng độ cồn. Nhưng trong nhiều năm qua, có nhiều loại dung dịch rửa tay, nhằm phục vụ các đối tượng bị da nhạy cảm, đã cố giảm nồng độ cồn và thay bằng các thành phần kháng khuẩn khác. Một trong số đó là triclosan, thành phần được tìm thấy trong xà phòng hoặc kem đánh răng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng triclosan có thể gây bất lợi cho hệ thống nội tiết cơ thể, và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cấm sử dụng nó trong các sản phẩm vệ sinh từ cuối năm 2017.
Nhiều loại dung dịch rửa tay hiện nay đã giảm đáng kể thành phần cồn để phục vụ các đối tượng da nhạy cảm
Theo bà Sally Bloomfield, giáo sư tại Trường Y học và Dịch tễ Nhiệt đới London, việc tự chế chất khử trùng tay theo các công thức trên mạng khó có khả năng kháng khuẩn, thậm chí còn nguy hiểm, do các sản phẩm dung dịch bán tại hiệu thuốc còn chứa chất làm mềm da, để không gây nguy cơ làm tổn thương tay, điều không hề có ở những công thức trên.
Xà phòng dù không có khả năng diệt virus, nhưng có khả năng làm trôi chúng nếu được rửa bằng nước. Các chuyên gia Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho rằng rửa bằng xà phòng ở các phần kẽ tay và dưới móng tay, ở bên lòng bàn tay, sau đó xả bằng nước trong thời gian 20 giây là cách tốt nhất để rửa trôi virus.
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước vẫn là cách phòng dịch hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, dung dịch rửa tay cũng không nên được sử dụng quá nhiều lần. Người phát ngôn của công ty hóa chất Kao Corporation cho biết việc lạm dụng dung dịch rửa tay có thể gây kích ứng và nhạy cảm vùng da, làm khô da và tiêu diệt tuyến nhờn tự nhiên.
Một làn da bị tổn thương sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm trùng, do đó, dung dịch rửa tay, giống như hầu hết loại hóa chất khác, chỉ nên được sử dụng một cách chừng mực, và trong những trường hợp bất khả kháng.
Theo danviet.vn
Nhầm thuốc khử trùng là thuốc uống chống virus corona, 22 người nhập viện Do không hiểu rõ cách sử dụng của viên thuốc khử trùng môi trường (clo dioxit) và tưởng rằng đây là thuốc uống ngăn ngừa virus corona nên tình nguyện viên nhận thuốc đã bảo người dân uống chúng. Mới đây, 22 người trong 14 hộ gia đình thuộc làng Hướng Dao, trấn Hoàng Mai, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã vô tình...