Cụ ông ở Nghệ An sinh con trai ở tuổi 90
Không ai tin rằng một người đàn ông đã ở tuổi 90 lại còn khả năng làm bố. Những đứa trước của cụ Thuận cũng cho rằng bố mình chẳng còn khả năng làm “chuyện ấy” chứ đừng nói chuyện sinh con.
Đã hơn 2 năm kể từ khi cụ Thuận sinh con ở tuổi 90, câu chuyện về cuộc hôn nhân hiếm có của cụ vẫn còn gây xôn xao thị trấn Lạt, Tân Kỳ, Nghệ An.
Ở tuổi 93 này, cụ Trần Văn Thuận (sinh năm 1921) vẫn cùng vợ làm nghề nấu cao động vật để bán. Cụ cho biết chính mình cũng không rõ tại sao lại có mối nhân duyên này. “Có lẽ do duyên số mà tôi và vợ đã tìm đến với nhau, rồi gá nghĩa trăm năm hạnh phúc”, cụ cởi mở kể.
Vợ cụ Thuận bên đứa con trai.
Cụ Thuận sinh ra và lớn lên ở Hưng Nguyên, một huyện miền xuôi của Nghệ An. Năm 30 tuổi, cụ kết hôn với cô thôn nữ trong làng, rồi cả nhà chuyển ra vùng kinh tế mới ở Tân Kỳ. Năm 2004, vợ cụ qua đời do tuổi già, thọ 78 tuổi. Mất đi người bạn đời mấy chục năm, con cái thì đã lớn nên cụ Thuận thực sự cảm thấy trống vắng.
Vợ mất, cụ Thuận không hề nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa vì đã ở tuổi 87. Cụ vẫn hàng ngày đi vào các xã ở Tân Kỳ và một số huyện xung quanh để mua xương động vật về nấu cao kiếm sống, khỏi nhờ vả con cái. Trong một lần đi vào xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) mua hàng, cụ gặp chị Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1971). Nghe kể về hoàn cảnh của chị, cụ Thuận vô cùng xúc động. Chị vốn là người phụ nữ đảm đang, từng có người chồng nghiện ma túy. Sau ly hôn năm 2002, chị một mình nuôi con gái.
Một thời gian qua lại, giữa cụ Thuận và chị Nhung “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, nhưng cụ Thuận không dám hỏi cưới bởi cụ quá hiểu, chuyện một một ông già gần chín mươi đi hỏi cưới một cô gái mới ngoài ba mươi sẽ là tâm điểm dị nghị. Sau rất nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng cụ quyết định làm theo tiếng gọi trái tim. Biết tin ấy, không chỉ dân làng mà các con của cụ đều “giãy nãy như đỉa phải vôi”. Con cái can ngăn mãi không được đành chấp nhận.
Hôm đám cưới, mặc dù cụ Thuận chỉ làm dăm mâm cho đúng lễ tục nhưng người ở thị trấn Lạt đến xem đông như trẩy hội. Chuyện cụ già gần 90 tuổi “chơi trống bỏi” trở thành đề tài đàm tiếu, đồn đại ác ý. Thậm chí, khi đã về sống với nhau, vì xấu hổ, suốt một thời gian dài chị Nhung không dám ra khỏi nhà. Có lần, thấy những tiếng xầm xì rằng chị lấy cụ Thuận chỉ vì số tài sản kế thừa và miếng đất mặt tiền đắc địa của người chồng già, chị Nhung òa khóc. Bằng sự từng trải, bằng tình yêu chân thành, cụ nhẹ nhàng động viên, làm bờ vai vững vàng cho chị tựa vào.
Video đang HOT
Dù bước sang tuổi 92 nhưng cụ Thuận vẫn mạnh khỏe, hồng hào.
Lời xì xầm về đám cưới chưa hết, đầu năm 2010, tin chị Nhung mang thai lại làm dấy lên cơn sóng dư luận ở phố núi. Không ai tin rằng một người đàn ông đã ở tuổi 90 lại còn khả năng làm bố. Những đứa trước của cụ Thuận cũng cho rằng bố mình chẳng còn khả năng làm “chuyện ấy” chứ đừng nói chuyện sinh con.
Đủ tháng ngày, chị Nhung sinh một bé trai nặng hơn 3kg, bụ bẫm, đáng yêu. Mấy đứa con của vợ trước vẫn chưa chịu nhận em. Cực chẳng đã, cụ Thuận quyết định làm xét nghiệm AND. Cụ nhớ lại: “Kết quả chứng minh đó là đứa con do hai vợ chồng tôi sinh ra. Lúc đó, mọi người mới tin tôi còn khả năng sinh con thật”.
Đến nay, cháu Trần Nhật Quang, con của cụ Thuận và chị Nhung đã được 2 tuổi và bé ngày càng giống cha. Ông Dương Đình Khoa (51 tuổi) hàng xóm của gia đình cụ Thuận cho biết: “Vợ chồng ông Thuận sống hòa hợp với nhau lắm, người ngoài nhìn vào ai cũng phát thèm. Dù ông ấy hơn vợ 50 tuổi nhưng vẫn chiều chuộng chăm sóc, tâm lý và chu đáo lắm”.
Còn chị Nhung bẽn lẽn cho biết: “Thầy (chị gọi chồng bằng “Thầy”) yêu thương hai mẹ con tôi lắm và đối xử rất tốt với con gái riêng của tôi nữa”.
Ông Nguyễn Viết Thu, khối trưởng khối 1, thị trấn Lạt, nói vui: “Nhớ đợt trước chị Nhung mang thai, ông Thuận không cho vợ làm gì cả. Ông ấy còn thuê người về nấu cao, tự mình chăm sóc cho bà Nhung. Nếu lại sinh con nữa, chắc ông ấy còn chiều vợ hơn nữa”.
Riêng với cụ Thuận, từ khi sinh con, nhiều người tỏ ý muốn biết bí kíp để duy trì “phong độ”. Cụ vui vẻ cho biết thực sự chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả. “Hàng ngày tôi ăn uống điều độ, không sử dụng những thứ ảnh hưởng đến sức khỏe, tập thể dục mỗi sáng. Đặc biệt là nhà tôi nấu cao nên tôi thường sử dụng cao để uống nhằm nâng cao sức khỏe”. Dù đã ở tuổi 92 nhưng mỗi sáng cụ vẫn ăn được 3 bát cơm hoặc 2 gói mì tôm kèm theo mấy quả trứng gà.
Theo Giadinh
Mẹ già mù 90 tuổi nuôi 4 con câm, ngẩn ngơ
Đó Cụ Trần Thị Mong, ở thôn Sài 3 (Lương Sơn, Bảo Yên, Lào Cai). Có lẽ cụ là người đàn bà khổ nhất tỉnh Lào Cai, cũng có thể là người nhiều tuổi nhất trên dải đất hình chữ S này hằng ngày vẫn phải kiếm từng bữa cháo nuôi 4 con "thơ dại".
Ngôi nhà với nhiều người câm và ngớ ngẩn mà chúng tôi tìm đến nằm tít trên một ngọn đồi cao nhất trong thôn. Lạc vào ngôi nhà ấy rồi, tôi vẫn không thể tin tại sao trên đời lại có số phận bị đày đọa tới mức ấy.
Cụ Mong (cầm nón) cùng đàn con câm mà đến bây giờ cụ vẫn phải chăm bẵm như chăm con nhỏ
Trong căn nhà tuềnh toàng, chênh vênh bên sườn đồi, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một cụ già mái tóc bạc trắng, nhỏ thó, đang ngồi giữa đống ngô phơi giữa nhà. Trong ngôi nhà trống trơn, chỉ có một chiếc giường tre ọp ẹp, như đang muốn đổ. Trên đó có hai người phụ nữ trạc tuổi gần 60, phía sau có thêm hai người đàn ông cũng đã già. Tất cả chừng ấy con người đều mở mắt lơ đãng nhìn khách lạ và không ai nói tiếng nào.
Một người hàng xóm đang làm vườn cạnh nhà cụ Mong thấy có khách liền chạy qua hỏi han. Qua câu chuyện mới biết người ngồi trên đống ngô là cụ Trần Thị Mong, chủ nhân của ngôi nhà này, cũng là mẹ của những người già còn lại. Cụ mù mắt nên không trông thấy khách, còn các con cụ thì bị câm.
Cụ Mong tâm sự, ngôi nhà này cụ được tỉnh dựng cho từ năm 2004, nhưng do chuyển đi chuyển lại nhiều lần, nay đã ọp ẹp, mái bị dột. Ngày mưa trong nhà cũng giống ngoài sân. Ngôi nhà cụ Mong vừa kể là một ngôi nhà gỗ 3 gian, vách nứa nay đã mục, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Những người con câm và ngơ ngẩn của cụ Mong
Cụ Mong không biết chính xác tuổi mình, nhưng áng chừng 88-90 tuổi. Cụ kể, hồi nhỏ cụ bị bắt cóc lên đây bán cho một người ở xã Yên Sơn (Bảo Yên - Lào Cai). Cụ không biết quê hương, anh em họ hàng thân thích cũng không có. Cụ chỉ biết lớn lên mình có được cái tên là Trần Thị Mong. Do xa gia đình, từ nhỏ sống cuộc sống khổ đau, sau này lại ngày đêm khóc thương cho những đứa con nên đôi mắt cụ cứ mờ dần rồi không nhìn thấy gì nữa. Không nhìn thấy gì nhưng ngày nào cụ cũng dẫn các con đi làm, việc gì cụ cũng làm được. "Không dẫn chúng nó đi thì chúng nó không biết làm gì cả , quanh quẩn ở nhà thì lấy gì mà ăn", cụ Mong rưng rưng nước mắt.
Cụ nói chồng cụ là ông Triệu Quý Chu, là một người đàn ông khỏe mạnh, là dân công đi biền biệt có khi cả năm trời mới về. Cụ cùng chồng sống ở xã Yên Sơn, có được 5 người con, nhưng trong 5 người con chỉ có người thứ 3 là biết nói 4 người con còn lại (2 trai 2 gái) đều bị câm và ngớ ngẩn, không biết làm gì cả. Sau khi chồng cụ đi dân công về, cả gia đình đã chuyển sang chỗ ở hiện nay là thôn Sài 3, xã Lương Sơn. Năm 1984, chồng cụ đột nhiên qua đời do bạo bệnh, bỏ lại mình cụ với 4 con ngây dại.
Ông Triệu Trịnh Cầu là hàng xóm với cụ Mong cho hay: "Tôi chuyển đến đây cùng thời với cụ Mong nên cũng biết rất rõ về gia đình cụ. Cụ Mong có 5 người con, người đâu tiên là Triệu Thị Mấy, sinh năm 1958 Triệu Thị Đến, sinh năm 1960 Triệu Văn Siên sinh năm 1964 Triệu Văn Sâu sinh năm 1966 đều bị câm. Duy nhất chỉ có người con thứ 3 là Triệu Trịnh An sinh năm 1962 bình thường". Được biết người con thứ 3 do chán cảnh gia đình nên từ khi lấy vợ ra ở riêng không quan tâm gì tới gia đình nữa.
Một mình cụ Mong nuôi 4 người con câm nhưng số phận vẫn tiếp tục đày ải cụ. Năm 2005, một lần đi làm nương về, do không nhìn thấy đường, cụ bị trượt ngã gãy chân, cuộc sống khó khăn nay càng khó khăn hơn khi các con cụ không có ai dẫn đi làm. Cụ Mong nhớ lại những ngày cụ nằm trị thương ở nhà: "Chúng nó không biết làm gì cả, bảo gì cũng không làm, bảo giặt quần áo cũng không giặt, bảo nhiều thì chúng chạy vào rừng, thân già lại ốm đau không đi tìm được. Nhiều lúc tôi dọa buộc chúng nó vào gốc cây trong rừng cho thú dữ ăn thịt cũng không nghe".
Mù lòa, tuổi cao sức yếu nhưng gánh nặng của cụ Mong vẫn đè nặng trên hai vai
Bốn người con câm của cụ chỉ có duy nhất anh Sâu là lập gia đình. Cụ Mong cho biết, vợ anh Sâu tên là Lý Thị Ngưu, cũng bị câm. Ngày hỏi vợ cho Sâu, cụ phải đi bộ hết cả ngày đường, đi tay không mà hỏi vợ cho con. Vui vì con có gia đình nhưng thêm một người câm, cuộc sống càng cơ cực trăm bề. 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào một sào ruộng, một hecta đất đồi nhưng không canh tác được cùng khoản tiền phụ cấp người khuyết tật ít ỏi hàng tháng.
Gia đình cụ quanh năm chỉ ăn ngô, ăn sắn, rau rừng, có khi cả năm không có lấy một bữa thịt. Vào vụ cấy cụ Mong phải mua chịu phân lân, đạm. Đến mùa gặt họ vào thu thóc, trả xong phần nợ, thóc trong bồ chỉ ăn vài tháng đã hết sạch, chính vì thế mà chưa vụ nào gia đình cụ đủ ăn. Những người con của cụ Mong ngớ ngẩn không biết đến cả thời gian. Có hôm cụ không đi theo làm, cả mấy đứa con đi làm từ sáng đến tối mịt mà vẫn chưa biết tìm đường về nhà. Cụ mò lên nương gọi thì thấy mỗi đứa chạy về từ một phía.
Cuộc sống bất hạnh của gia đình cụ Mong không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Ngôi nhà toàn người tật nguyền và ngớ ngẩn ấy khiến ai đã lạc vào không thể thanh thản mà đi ra!
Theo Dantri
Chuyện hiếm, EVN thừa điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, do nước về nhiều, thủy điện thuận lợi nên hệ thống điện quốc gia đang dư thừa năng lực phát so với nhu cầu phụ tải hiện nay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa cho biết, điểm nổi bật trong vận hành hệ thống điện 9 tháng vừa qua là thuận lợi về...