Cụ ông nhí nhảnh trong bộ dạng nữ sinh
Rất nhiều người đã không thể tin vào mắt mình khi xem hình ảnh về nhân vật đặc biệt này.
Đây là một ngày vô cùng bình thường tại một cửa hàng văn phòng phẩm với các khách hàng đến mua sắm tấp nập. Cảnh tượng này có thể được tìm thấy ở mọi thành phố lớn trên đất nước Nhật Bản.
Thoạt nhìn, bức ảnh này không có gì đặc biệt
Tuy nhiên, hãy xem xét kỹ những bức ảnh dưới đây. “Cô gái” này có một bí mật rất kỳ quái. Ngoại trừ…gương mặt của một “ông cụ”, bộ trang phục nữ sinh xinh xắn, đôi chân thon thả và trắng trẻo rất có thể đã “đánh lừa” được vô số người xem.
Cụ ông kỳ cục trong trang phục nữ sinh
Ngay sau khi những bức ảnh này xuất hiện, cộng đồng mạng đã “dậy sóng”. Tuy nhiên, danh tính của nhân vật này chưa được tiết lộ. Nhiều người cho rằng đây chắc chắn chỉ là một sản phẩm của công nghệ photoshop bằng cách chỉ ra rằng ánh sáng trong bức ảnh có vẻ khá đáng ngờ và dường như bức tường phía sau ông cụ dường như bị uốn cong ở một góc độ thực sự kỳ lạ. Dù vậy, các chuyên gia cũng không đưa ra được những bằng chứng cụ thể hơn.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng đây chỉ là sản phẩm của công nghệ Photoshop, tuy nhiên, họ cũng không đưa ra được bằng chứng cụ thể hơn.
Dù có những nghi ngờ nhưng nhiều người đã để lại comment xác nhận đã nhìn thấy nhân vật này tại rất nhiều sự kiện như: Aural Vampire concert tại Tokyo, Japan Expo tại Paris…
Ngoài ra, tại Nhật Bản, việc những “anh chàng” ăn mặc kỳ cục, để râu và đi bộ vòng quanh khu phố với giày cao gót và một chiếc váy ngắn da không phải là điều hiếm gặp. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho những người xung quanh xuất hiện trong bức ảnh không hề có một phản ứng dữ dội nào.
Theo TTVN
Chuyện cười ra nước mắt ở làng xuất ngoại nhiều nhất nước
Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh được xem là xã có số lượng người xuất khẩu đi lao động nhiều nhất nước. Cuộc sống người dân nơi đây "thay da đổi thịt" từng ngày nhưng hệ lụy nó mang lại không hề nhỏ. Sống dựa vào nguồn ngoại hối đổ về, người dân vốn xuất thân từ tầng lớp ngư nghiệp sa vào rượu chè, cờ bạc, ma tuý và mại dâm. Những câu chuyện về ngoại tình, tình làng nghĩa xóm thay đổi vì sự phân biệt giàu nghèo khiến đời sống người dân ở Cương Gián biến đổi, khác với sự yên bình như bao làng quê nghèo khác.
"Nhàn cư vi bất thiện"
Xã Cương Gián nằm bên bờ biển Đông, người dân quanh năm bám biển mưu sinh, đánh bắt nguồn lợi hải sản trên biển. Tuy nhiên kể từ năm 1995, ở xã bắt đầu xuất hiện phong trào xuất ngoại một cách rầm rộ nhất, nhiều người bằng mọi cách vay vốn, thế chấp tài sản ngân hàng để được sang nước ngoài làm việc. Có nhà cả đời làm nghề biển cũng đành ngậm ngùi bán hết sạch ngư lưới cụ để chồng tiền làm thủ tục xuất ngoại. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Cương Gián, xã hiện có khoảng 14.000 dân nhưng có tới 2.500 người đi xuất khẩu lao động sang các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Pháp... Trung bình mỗi nhà có từ 2-3 người xuất ngoại, đặc biệt có nhà 8-10 người đi, chủ yếu là tầng lớp thanh niên có sức vóc, tuổi đời còn rất trẻ.
Từ một xã nghèo khó, người dân kiếm sống không đủ no qua mùa biển động, bây giờ Cương Gián chẳng khác nào... chốn phồn hoa đô hội. Điều đầu tiên dễ thấy ở xã này là hàng loạt ngôi nhà bề thế, sang trọng mọc lên trong làng, có ngôi nhà tiền đầu tư bạc tỷ. Nhiều quán ăn, dịch vụ, khách sạn hoành tráng khác cũng thi nhau mọc lên chen chúc ở xã biển. Một lão ngư cho biết, ngày trước dân Cương Gián chỉ biết đi chân trần trên cát, nay xe máy xịn lượn lách, gầm rú từ đầu làng cuối xóm. Bọn trẻ không còn biết ra biển phụ giúp gia đình kiếm con cá, con tôm nữa, đứa nào đứa nấy tóc vàng hoe, ăn mặc sành điệu tới các quán cà phê, nhà hàng, karaoke... Trưởng thôn Bắc Mới - ông Nguyễn Ngọc Cư cho hay, do sống chủ yếu dựa vào nguồn kiều hối đổ về nên đời sống người làng có phần đổi thay. Người dân trong thôn không còn đi biển đánh bắt nữa, họ xài bằng tiền đô, không tiêu tiền Việt. Những thành phần xuất ngoại trở về cố hương mang theo cách sống tiêu cực, ăn chơi, gây ảnh hưởng không nhỏ. Nắm bắt thời cơ, các "tú bà", "tú ông" chuyên môi giới gái mại dâm liền mở hàng loạt quán ăn, nhà nghỉ dọc ven biển Xuân Thành đểkinh doanh dịch vụ. Họ bỏ công tuyển lựa các cô gái trẻ đẹp, có gia cảnh nghèo khó, suy nghĩ khờ dại về phục vụ khách làng chơi, đa số là con em trong xã Cương Gián.
Những ngôi nhà khang trang bạc tỷ ở xã Cương Gián
Khoảng 10 h sáng ngày 13 tháng 9, nhiều khách đang nghỉ trọ tại nhà nghỉ Đức Thắng ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh tỉnh giấc khi nghe tiếng kêu cứu phát ra từ phòng bà chủ nhà. Khi mọi người chạy đến, đánh bật tung cửa phòng thì thấy tiếng con trẻ khóc bên cạnh là thi thể bà chủ nhà giãy giụa trong vũng máu. Nạn nhân được xác đinh là Đặng Thị Tâm (23 tuổi). Ngay sau khi gây án, hung thủ đã đến cơ quan công an đầu thú. Hung thủ Phạm Văn Giang (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) khai nhận trước đó có đến nhà nghỉ Đức Thắng để "vui vẻ". Tại đây Giang được bà chủ giới thiệu cho một cô gái trẻ đẹp. Giang qua đêm với cô gái tại nhà nghỉ trong vòng 3 đêm liền mà không sử dụng biện pháp an toàn. Trong lúc vui vẻ lần thứ 3 thì cô gái nói với Giang mình đã trót nhiễm HIV rồi. Lúc đó Giang tức giận tìm đến nhà bà chủ hỏi xem có đúng cô gái được "mai mối" bị nhiễm HIV thật hay không, nhưng cô gái đã bỏ trốn. Giang tìm bà chủ nhà vốn là chỗ quen biết từ trước đến giờ để yêu cầu tìm cô gái về đi xét nghiệm. Sau nhiều lần yêu cầu không thành, Giang nghĩ mình đã rơi vào đường cùng. Hung thủ bỏ sẵn dao vào túi quần, tới nhà nghỉ Đức Thắng, thấy chị Tâm đang ở nhà một mình liền ra tay không chút tiếc thương. Sau nhiều nhát đâm chí mạng, Giang đóng cửa, bỏ trốn khỏi hiện trường.
Đó chỉ là một trong vô số các vụ trọng án liên quan tới vấn nạn mại dâm xảy ra mới đây nhất tại xã Cương Gián. Anh bạn dẫn đường rỉ tai với tôi, tới biển Xuân Thành tìm chỗ để "thư giãn" không thiếu, ngay cả dân chơi trên Vinh cũng mò tìm về đây. Đi dọc bờ biển khoảng một cây số, nhẩm tính đã có trên 30 quán nhậu, nhà nghỉ. Anh bạn cho biết, tất cả đều là quán trá hình, nếu khách gật đầu muốn em út thì kiểu gì cũng có. "Thượng vàng hạ cám", từ con gái miền núi mang hương đồng gió nội đến con gái yêu kiều ở tận miền Tây. Trước quán nhậu B.S, 3-4 cô gái độ chừng 16-17 tuổi tô son trát phấn nhoè nhoẹt, áo dây ngắn cũn cỡn. Kẻ đừng người ngồi tươi cười chào đón các vị khách lạ. Một cô gái tên Lan nũng nịu: "Các anh tới đây vui chơi thoải mái, đảm bảo không muốn về nhà luôn. Chỗ bọn em rẻ nhất đấy, đi nhanh 1 xị (100 ngàn đồng) thôi, còn qua đêm là 3 xị". Chiều đến, bãi biển Xuân Thành người người đổ về, xe cô đông đúc, náo nhiệt hẳn lên. Tuy nhiên có điều dễ nhận thấy là người tắm biển thì ít mà "mất hút" vào phía trong nhà theo sau chân các cô gái cùng tấm chiếu cũ sờn thì rất nhiều. Chẳng trách biển Xuân Thành được dân chơi gọi bằng cái tên "thiên đường sung sướng nhất" ở miền Trung!
Cũng chính vì thế, thanh niên trong làng ăn chơi suốt ngày tháng, hết tiền thì chờ bên nước ngoài gửi về. Chỉ tính riêng thị trường Malaysia và Đài Loan trong năm 2011, tiền gửi tín dụng của lao động xuất khẩu đã trên 35 tỷ đồng. Mỗi năm mỗi người dân xuất khẩu lao động đem về khoảng 70-80 triệu đồng. Người ở nhà dùng tiền không phải đổ mồ hôi nước mắt, tệ nạn xã hội lại "giăng bẫy" khắp hang cùng ngõ hẻm nên việc thanh niên hút chích, mại dâm càng ngày trở nên phổ biến. Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Cư nói: "Con gái, con trai mới lớn lên đã đàn đúm, bỏ học. Cha mẹ đi nước ngoài lao động, không ai dạy bảo nên sinh hư. Có những đứa chưa đủ tuổi đã được người thân bỏ tiền cho đi xuất ngoại. Bởi vậy số lượng con em đậu vào đại học, cao đẳng, học hành tới nơi tới chốn ngày càng giảm".
Xuất ngoại - Ngoại tình
Không chỉ là xã đi đầu trong cả nước về xuất khẩu lao động, Cương Gián được nhiều người cho là xã... giàu nhất nước vì lượng kiều hối gửi về rất lớn. Tuy nhiên có một nghịch lý ở đây, đó là sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Những nhà không có con em đi xuất ngoại nghèo "rớt mồng tơi", quanh năm bám biển, đời sống vô cùng khó khăn. Xuất ngoại, vợ xa chồng, anh xa em, khoảng cách địa lý kéo theo bao khảng cách về tình người, tình đời. Trong những ngày ở Cương Gián, chúng tôi nghe không ít những câu chuyện cười ra nước mắt.
Theo ông Nguyễn Ngọc Cư, chuyện người trong thôn xã có quan hệ tình cảm bất chính với nhau không có gì lạ. Tuy nhiên khó có thể có con số thống kê cụ thể các vụ ngoại tình gây bất ổn an ninh trật tự thôn xóm. Thực tế, nhiều vụ chồng hoặc vợ đi lao động ở xa, người ở nhà sống trong cô đơn buồn bã, thiếu thốn tình cảm dẫn đến các quan hệ không chính danh. Khi vụ việc vỡ lỡ, kẻ đánh ghen, người báo oán làm ồn ào khắp xóm làng, mất tình nghĩa giữa người với người.
Ông Cư kể câu chuyện điển hình về chồng xuất ngoại, vợ ngoại tình. Anh P. và chị T. cưới nhau về, cuộc sống khốn khó với những chuyến đi biển dài ngày. Khi phong trào xuất ngoại nở rộ, hai vợ chồng dành dụm tiền bạc để anh P. sang Đài Loan làm việc. Chị T. ở nhà bán bún kiếm thêm thu nhập. "Gái một con trông mòn con mắt", chị T được cánh đàn ông, thanh niên trong làng nhòm ngó, đẩy đưa lời tình tứ. Tin đồn chị T. bán bún thì ít mà "bán hoa" thì nhiều nên khách khứa ngày một đông hơn. Cha mẹ chồng nghi ngờ con dâu dan díu, không chung thuỷ với chồng nhưng không có bằng chứng nên đành nói bóng nói gió. Họ lập mưu để bắt quả tang. Một đêm mưa gió, cô T. không về nhà, ở lại quán bún nhắn tin cho tình nhân đến. Khi cánh cửa cài lại, đèn ngủ bật lên, đèn sáng phụt tắt, đôi nhân tình quấn chặt lấy nhau. Đang lúc cao trào thì bố mẹ chồng bỗng dưng xuất hiện, mở điện sáng lên. Ông bố chồng dùng khúc gỗ to tròn định xông lên đánh gã nhân tình thì thấy người nằm trên... là con dâu. Vụ việc gây xôn xao dư luận, kẻ bàn ra, người tán vào khiến người trong cuộc xấu hổ, bậc phụ huynh cũng tủi thân, nuốt nhục. Sáng hôm sau, chị T. lặng lẽ bắt xe đò vào Nam, biệt tích.
Ông Cư cho biết trước đó có những vụ ghê gớm hơn. Chồng về nước nghe tin vợ dan díu với người này người kia, gia đình cũng không còn hạnh phúc nữa. Lại có vụ đánh ghen thuê cả cánh giang hồ đâm chém như vụ chị D, anh H, chị H, anh C ở thôn Bắc Mới. Có những đêm ông Cư phải tỉnh ngủ để đi giải quyết các vụ mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau giữa người làng này và người làng kế bên. Ông Cư lắc đầu, chua chát nói: "Ngày chưa đi xuất ngoại, xóm làng bình yên, người dân sống hoà thuận với nhau, chung lưng đấu cật kiếm sống trên những con thuyền ra khơi. Bây giờ thanh niên hư hỏng nhiều, tệ nạn, nhân cách con người sa sút. Con em dính vào vòng lao lý cả. Đó là chưa kể số người "tan giấc mộng" vì xuất ngoại bị lừa hay làm ăn thất bát".
Cương Gián đã có lối thoát nghèo bằng cách xuất khẩu lao động nhưng hệ lụy của nó để lại thì cũng không ít. Nay về Cương Gián, làng đã lên phố, nhưng đâu đó vẫn có những nỗi buồn khôn tả.
Theo Vietbao
Chàng trai 16 tuổi "trong lốt" ông cụ 60 Căn bệnh lão hóa sớm đã khiến cậu bé Devin Scullion không chỉ trông già nua mà còn chịu áp lực về sự sống. Devin Scullion, sống tại Ontario, Cadana là một trong những nạn nhân của căn bệnh lão hóa. Căn bệnh này không chỉ hành hạ nạn nhân của nó bằng các chứng bệnh của người già và già đi nhanh...