Cụ ông Nhật tặng 550.000 USD cho thành phố
Một cụ ông giấu tên mang ba lô chứa hơn 550.000 USD tiền mặt tặng thành phố Yokosuka, giữa lúc nền kinh tế địa phương khó khăn vì Covid-19.
Một quan chức chính quyền Yokosuka, thành phố thuộc tỉnh Kanagawa nằm ngay gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản, cho biết cụ ông đến tòa thị chính hôm 17/5 và đề nghị đưa một ba lô cùng lá thư bên trong cho Thị trưởng Katsuaki Kamiji.
“Chúng tôi tìm thấy 60 triệu yên (550.850 USD) tiền mặt bên trong và lá thư viết rằng: Đây là số tiền tôi đã dành dụm từ hồi lớp một. Xin hãy tận dụng nó. Đây là một khoản quyên góp”, quan chức kể lại, nói thêm rằng cụ ông khoảng ngoài 70 hoặc 80 tuổi không nêu tên vì muốn giấu danh tính.
Video đang HOT
60 triệu yên tiền mặt do cụ ông giấu tên quyên góp cho thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, hôm 17/5. Ảnh: AFP .
“Chúng tôi chưa bao giờ nhận được khoản quyên góp lớn đến vậy từ một người giấu tên”, quan chức cho hay.
Thị trưởng Kamiji ra tuyên bố bày tỏ sự “ngạc nhiên và xúc động” với khoản quyên góp, đặc biệt giữa giai đoạn kinh tế khó khăn vì đại dịch Covid-19. “Tôi không nói nên lời và tràn đầy lòng biết ơn”, ông cho biết.
Những nhà tài trợ giấu tên không phải là hiện tượng xa lạ ở Nhật Bản. Năm ngoái, một người đàn ông đến tòa thị chính thành phố Nara mang theo chiếc túi đầy tiền mặt, với tổng trị giá 30 triệu yên (hơn 275.000 USD). Ông để lại một tờ ghi chú bên trong, bày tỏ mong muốn khoản tiền được dùng để giúp đỡ người nghèo và đầu tư cho giáo dục.
Cũng vào năm ngoái, một bệnh viện ở thành phố Kobe nhận được 5 triệu yên (gần 46.000 USD) tiền mặt từ một người giấu tên gửi qua đường bưu điện.
Nhật Bản tìm ra công nghệ phát hiện virus SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Viện nghiên cứu Riken của Nhật Bản và các tổ chức nghiên cứu khác vừa phát triển thành công công nghệ mới giúp phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong vòng chưa đầy 5 phút. Đây là phương pháp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho kết quả nhanh nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay.
Nhân viên y tế thực hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện nghiên cứu Riken cho biết bước đột phá trong công nghệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 có được là nhờ sử dụng một phương pháp có tên gọi SATORI. Đây là phương pháp kết hợp giữa công nghệ vi mạch siêu nhỏ và CRISPR-Cas13, một phương pháp sử dụng để phát hiện các nucleic acid. Trong phương pháp này, các mẫu xét nghiệm được đưa vào trong hỗn hợp gồm thuốc thử và một enzyme đặc biệt. Nếu mẫu xét nghiệm đó chứa virus SARS-CoV-2, các phân tử riêng của chất có trong thuốc thử, bị enzyme được kích hoạt bởi chuỗi RNA của virus tách ra, sẽ phát sáng. Do ánh sáng phát ra từ các phân tử đó rất yếu nên hỗn hợp này được đặt vào một vi mạch có chứa 1 triệu ống xét nghiệm siêu nhỏ trên 1cm2 để cô lập từng phân tử và xác định các phân tử phát sáng.
Khác với phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR), phương pháp mới không cần phải lọc sạch và khuyến đại RNA của virus và do vậy, nó có thể xác định các phân tử phát sáng trong vòng chưa đầy 5 phút sau khi các mẫu xét nghiệm được trộn với thuốc thử có chứa enzyme đặc biệt.
Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp xét nghiệm mới đưa ra kết quả có độ chính xác gần tương đương với PCR - một phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng phổ biến và cho kết quả trong khoảng 1 giờ. Mặc dù có tốc độ xét nghiệm siêu nhanh nhưng chi phí trên mỗi xét nghiệm theo phương pháp mới gần tương đương với phương pháp PCR.
Theo Viện Riken, công nghệ SATORI có thể sử dụng để chỉ thị sinh học trong các bệnh khác như ung thư.
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không. Công nhân Tập đoàn Nissan lắp đặt xe điện tại nhà máy Oppama ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hiệp định RCEP được đề...