Cụ ông nhận hơn một tỷ đồng bồi thường oan sai
Ông Khổng Văn Đệ, 97 tuổi, đồng ý thỏa thuận nhận 1,167 tỷ đồng tiền bồi thường cho 833 ngày bị bắt oan về tội giết người.
Ông Đệ là một trong ba người bị Công an tỉnh Vĩnh Phú (cũ) bắt trong vụ án Giết người xảy ra năm 1980. Sau gần ba năm tạm giam, ba ông được trả tự do, đình chỉ điều tra song phải mang thân phận bị can trong 39 năm. Tháng 10/2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc xin lỗi công khai ba ông, thừa nhận có những “sai sót dẫn đến hậu quả không ai mong muốn”.
Ngày 3/9, lãnh đạo VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết ông Đệ ban đầu yêu cầu bồi thường 5 tỷ 285 triệu đồng. Dựa vào các tài liệu VKS thu thập được và gia đình cung cấp, sau nhiều buổi thương lượng, hai bên thống nhất tiền bồi thường oan sai là 1,167 tỷ đồng.
“Quá trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường, VKS luôn mong muốn sẽ bù đắp được phần nào sự mất mát cho các gia đình bị hàm oan. VKS đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thủ tục để Bộ Tài Chính thẩm định và cấp tiền chi trả cho ông Đệ”, lãnh đạo VKSND Vĩnh Phúc nói.
Chị Phan Thị Ái Vân, con dâu ông Đệ, cho biết ngay từ giai đoạn đầu thương lượng bồi thường gia đình đã rất thiện chí hợp tác với VKS. Số tiền bồi thường không được như yêu cầu song “gia đình vẫn chấp nhận” bởi vì ông Đệ đã tuổi cao sức yếu, chỉ mong mọi việc sớm được giải quyết.
“Nhà nước đã công khai xin lỗi, thỏa thuận bồi thường cũng xong nên mong mỏi duy nhất của gia đình lúc này là sớm nhận được tiền để bố tôi yên lòng”, chị Vân nói.
Ông Khổng Văn Đệ tại buổi xin lỗi oan sai, tháng 10/2019. Ảnh: Phạm Dự.
Video đang HOT
Liên quan vụ án này, ông Trần Ngọc Chinh, 79 tuổi và người đại diện hợp pháp của ông Trần Trung Thám (đã chết) đã thương thảo nhiều lần với VKSND tỉnh song bất thành. Gia đình hai ông đã quyết định rút yêu cầu bồi thường và nộp đơn khởi kiện ra TAND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đơn khởi kiện, ông Chinh yêu cầu được bồi thường hơn 12,8 tỷ đồng cho những tổn thất về tinh thần, sức khỏe, thu nhập bị mất… Người đại diện hợp pháp của ông Thám đề nghị bồi thường 25 tỷ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28/1/1980, tại thôn Vạn Thắng xảy ra vụ giết ông Chu Văn Quản (bí thư chi bộ thôn). Ngày 3/3/1980, ông Chinh, Thám bị khởi tố, bắt. Hai tháng sau đó, ông Thám chết trong trại giam và công an thông báo nguyên nhân do mắc bệnh. Tháng 4/1980, ông Đệ và Nguyễn Đình Ký bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc giết người.
Trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) xác định chỉ có một mình Ký gây án. Công an tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đình chỉ điều tra với ông Chinh, Thám và Đệ.
Được trả tự do sau ba năm vướng lao lý, ba ông gửi hàng nghìn lá đơn kêu oan trong nhiều năm.
Ông Trần Ngọc Chinh. Ảnh: Phạm Dự.
5 năm qua, nhiều người bị oan sai đã yêu cầu các cơ quan tố tụng bồi thường song số tiền đạt được thỏa thuận đều thấp hơn mức đề nghị. Năm 2015, ông Nguyễn Thanh Chấn, tỉnh Bắc Giang, yêu cầu tòa bồi thường hơn 9,3 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan. Sau 10 tháng thương lượng, ông nhận tiền bồi thường nhiều nhất cả nước với 7,2 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Thêm, tỉnh Bắc Ninh, mang thân phận tử tù 44 năm đã yêu cầu bồi thường 15 tỷ đồng cho 6 năm ngồi tù oan. Sau gần 3 năm, năm 2019 ông Thêm nhận 6,7 tỷ đồng.
Cục Bồi thường Nhà nước giám sát việc đòi bồi thường oan sai 38 tỷ
Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) sẽ theo dõi, giám sát vụ việc 2 gia đình yêu cầu VKSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường oan sai 38 tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Vợ ông Trần Trung Thám ôm di ảnh của chồng ngồi cạnh ông Trần Ngọc Chinh (giữa) và ông Khổng Văn Đệ tại buổi cải chính công khai hồi tháng 10/2019 (Ảnh: Nguyễn Trường).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Bốn - Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết sẽ rà soát các quy định và tích cực phối hợp với cơ quan chức năng liên quan trong việc giải quyết bồi thường cho 3 cụ ông ở Vĩnh Phúc bị oan sai gần 40 năm, trong đó hiện có 2 gia đình đang đòi bồi thường gần 38 tỷ đồng .
"Cơ quan nào gây oan sai thì cơ quan đó phải có trách nhiệm giải quyết bồi thường cho người dân"- ông Bốn nhấn mạnh.
Đại diện Cục Bồi thường Nhà nước cho rằng quy định hiện hành đã rất rõ ràng về những thiệt hại nào được bồi thường, mức bồi thường ra sao và thời gian tính thiệt hại bồi thường. Ngoài Sở Tư pháp thì việc giải quyết bồi thường trong tố tụng hình sự còn có VKSND tỉnh tham gia giám sát.
Cụ thể, Thông tư số 09/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/1/2020) nêu rõ: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước. Trong đó, phối hợp với TAND cấp tỉnh, VKSND cấp tỉnh, cơ quan công an cấp tỉnh hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng và thi hành án hình sự.
Việc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được thực hiện đối với vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Nội dung hướng dẫn bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại; trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường; trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; phục hồi danh dự; việc chi trả tiền bồi thường.
Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước khi vụ việc đã được UBND cấp tỉnh hướng dẫn mà người bị thiệt hại tiếp tục yêu cầu Bộ Tư pháp hướng dẫn.
"Trường hợp đã cung cấp đầy đủ chứng cứ thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường sẽ phải thụ lý xác minh. Sau khi xác minh thì họ sẽ làm báo cáo xác minh và mời người yêu cầu bồi thường tới để thương lượng - Đây là giai đoạn quan trọng nhất, bởi nó sẽ đi đến việc thống nhất số tiền bồi thường cuối cùng ở giai đoạn này"- một lãnh đạo Cục Bồi thường Nhà nước cho hay.
Theo vị này, Cục Bồi thường Nhà nước sẽ có văn bản gửi TAND Tối cao và VKSND Tối cao để trao đổi, "đốc thúc" việc giải quyết bồi thường oan sai các vụ việc nổi cộm còn tồn đọng trong thời gian qua.
Ông Trần Ngọc Chinh đòi VKSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường số tiền gần 12 tỷ 870 triệu đồng vì bị hàm oan nhưng sau 37 năm mới được xin lỗi, cải chính công khai (Ảnh: Nguyễn Trường).
Như Dân trí đã phản ánh, tháng 10/2019 VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan có liên quan đã tổ chức buổi cải chính, xin lỗi công khai đối với ông Trần Ngọc Chinh , ông Trần Trung Thám (đã mất năm 1982) và ông Khổng Văn Đệ vì bị khởi tố, bắt tạm giam oan về tội "Giết người" vào tháng 1/1980.
Sau gần 9 tháng tổ chức xin lỗi công khai, ngày 25/6 vừa qua, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của các gia đình cụ ông bị truy tố oan tội "Giết người". Trong đó 2/3 gia đình đã có đơn đòi bồi thường oan sai số tiền gần 38 tỷ đồng.
Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Tất Hiếu cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ, áp dụng luật để tính toán, cơ quan này sẽ có buổi làm việc với các gia đình bị hàm oan để thỏa thuận, thống nhất mức tiền được bồi thường theo đúng quy định của Nhà nước.
Ngược lại, khi không thống nhất được mức giá đền bù, các gia đình sẽ có quyền khởi kiện vụ việc ra tòa án.
2 lần bị tạm giam oan, 30 năm chưa được minh oan Bị khởi tố, bắt tạm giam oan sai trong cả 2 lần, gửi hàng trăm lá đơn đề nghị được trả lại tài sản và khôi phục danh dự nhưng đã 30 năm trôi qua, ông Lâm Hồng Sơn (64 tuổi, Việt kiều Mỹ) vẫn phải chờ đợi trong vô vọng. Ông Lâm Hồng Sơn bị oan sai 30 năm chưa được xin...