Cụ ông gần 80 tuổ.i bán chè nổi tiếng ở Sài Gòn, đến ăn mới biết vì sao có cái tên “Dương Quá”
Nép bên con đường nhỏ, xe chè của ông Võ Văn Thể (76 tuổ.i) vẫn luôn tấp nập khách quen. Họ đến vì chè ngon lẫn yêu mến người đàn ông cụt tay, gầy nhom nhưng luôn nở nụ cười hiền hậu.
Chiều đầu tháng 11, mưa nặng hạt khiến tấm bạt xe chè đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1, TP.HCM) trũng nước. Ông Thể bước ra, một tay giũ sạch xong trở lại góc nhỏ lề đường tiếp tục rửa chén. 15 phút sau, ba tốp khách rời đi ông lại thoăn thoắt dọn ly và xếp ghế.
Ngày làm việc 6 tiếng bất kể nắng mưa. Bốn thập kỷ trôi qua, người đàn ông này vẫn chưa bao giờ thấy mệt bởi “còn được làm việc là hạnh phúc”. Xe chè đơn sơ nép dưới hai cây dù lớn được ông treo biển “Dương Quá” như để kể về cuộc đời mình.
Ông Dương Quá bên xe chè ở đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1, TP.HCM)
Ông Thể sinh ra và lớn lên với cơ thể lành lặn. Năm 1968, ông phụ người chị hàng xóm bưng bê xe chè. Họ chỉ có vài món đơn giản đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ dùng kèm nước cốt dừa.
Bốn năm sau, ông Thể bị sự cố và cụt một tay. “Đó là khoảng thời gian đen tối nhất, tôi buồn sợ mình không làm gì được rồi trở thành gánh nặng cho gia đình”, ông kể. Gia đình ông Thể chỉ có hai người, chị luôn kề cận chăm sóc.
Thời gian đầu, ông di chuyển rất khó khăn, không thể tự mặc quần áo. Ông dò dẫm từng bước trong nhà và tập làm mọi thứ một mình. Dần dà, ông tự nấu ăn, quét nhà, rửa chén và thậm chí đạp xe.
Vết thương vừa lành cũng là lúc ông chọn nghề bán chè ở mưu sinh. Được chị truyền nghề, ông bán dạo ở khu vực quận Phú Nhuận rồi đến đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3). Cuối cùng, xe chè được dựng ở đường Nguyễn Văn Thủ (phường Đa Kao, quận 1) và cố định ở đây suốt 40 năm.
“Dương Quá” là cái tên người dân lân cận đặt cho. Một số người ngang qua thấy ông cụt tay nhưng siêng làm. Ông không ngại đạp xe giao chè bất kể xa gần rồi lại tiếp tục quay vào khuấy chè, vào bịch, tính tiề.n.
Hình ảnh người đàn ông một tay làm họ liên tưởng đến nhân vật Dương Quá trong tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp của nhà văn Kim Dung. Họ gọi riết thành quen, bản thân ông Thể của thích nên đã tự đặt xe chè tên Dương Quá.
“Họ hay hỏi tôi Dương Quá đây rồi Cô Long đâu, tôi chỉ biết cười”, ông Thể nói. Chục năm qua, ông cứ cặm cụi làm và không dám lập gia đình. Mỗi sáng, ông thức dậy sớm để phụ chị gái nấu chè, trưa dọn hàng ra bán rồi hàng chục công việc không tên cứ cuốn lấy. Ông cũng dành hết tâm sức chăm lo cho các cháu và chị gái đã lớn tuổ.i.
Tối về nhà chỉ muốn nghỉ ngơi. Hàng chục năm như thế làm người đàn ông này không muốn lập gia đình bởi “không muốn làm ai khổ”. Bản thân ông Thể cũng cảm thấy đời mình không buồn bởi có khách vãng lai ghé thăm trò chuyện. Có người hỏi thăm công việc, có người quen mặt thương như người trong gia đình, thậm chí còn có người lưu số điện thoại, cứ cần là gọi.
Video đang HOT
Giữa trưa, khách là các nhân viên văn phòng ở các tòa nhà gần đó sẽ ghé ăn. Giá mỗi ly chè chỉ dao động 15.000-20.000 đồng. Mỗi ngày ông bán được khoảng 100 ly, vừa đủ trang trải chi phí gia đình.
Vị chè của ông cũng rất đặc biệt, nước đường thanh, không ngọt gắt, phần đậu xanh béo và bùi. Chục năm nay, ông và chị gái lớn tuổ.i nên được cháu dâu là bà Nguyễn Thị Nữ (55 tuổ.i) sang phụ. Bà nghĩ thêm các món mới như chè củ năng cơm dừa kết hợp với các loại đậu, hạt sen, sương sa hoặc phục linh sương sáo. Ly chè đến tay khách hàng luôn hấp dẫn, đầy đủ màu sắc và thêm lớp nước dừa béo bên trên.
Tiệm chè đắt khách bởi “Dương Quá” lúc nào cũng yêu đời. Ông ít khi hờn giận ai, công việc cực quá thì ngồi vào một góc nghỉ hoặc trò chuyện với khách quen.
Đức Tiến (29 tuổ.i) là khách quen ở tiệm chè. Ban đầu, Tiến ngang qua cảm thấy ấn tượng với người đàn ông cụt tay nhưng nhanh nhẹn, ham lam hay làm. Thi thoảng anh ghé lại ăn rồi “ghiền” luôn hương vị chè.
“Chú hiền lắm, cứ cười hề hề và chả bực dọc gì bao giờ. Lần nào mua mang về chú cũng hỏi nhà xa không sợ nước cốt dừa hư hoặc đá tan ăn không ngon”, Tiến nói.
Và cũng giống như quan điểm sống của “Dương Quá”, đời vốn dĩ nhiều nỗi buồn rồi, vui được ngày nào hay ngày đó.
'Dương Quá' U80 không vợ con, hơn 50 năm bán món ăn được khen nức nở
Người đàn ông cụt một tay, bán chè ở TPHCM nổi tiếng với biệt danh Dương Quá. Ông không có vợ con, hơn 50 năm buôn bán, phụ chị gái nuôi các cháu.
Thanh xuân gắn với quán chè
Dưới cơn mưa tầm tã, ông Nguyễn Văn Thể (76 tuổ.i, quận 1, TPHCM) bỏ dép, một tay lần dò kéo dây cố định bạt nhựa che xe chè. Thế nhưng, nước mưa vẫn tạt vào làm xe chè và mấy chiếc ghế con ướt nhẹp.
Cả người ướt sũng nhưng ông Thể không cáu bẳn, nhăn nhó. Ông loay hoay đội mưa làm hết việc này đến việc khác. Hễ có thực khách vào quán, ông lại niềm nở chào bằng nụ cười hào sảng.
Quán chè Dương Quá trong một chiều mưa.
Tính cách vui vẻ của ông Thể đã níu chân không biết bao nhiêu thực khách. Nhiều người còn nói vui, ông chính là "đặc sản" của quán.
Đứng nép vào vách tường tránh mưa, ông Thể kể về cơ duyên mở quán bán chè. Lúc học lớp 10, ông thường ra quán chè của chị hàng xóm bưng phụ.
Thấy ông hiền hậu, chủ quán thương như em út trong nhà. Người này nhiệt tình truyền nghề, động viên ông mở quán bán riêng.
Học nghề xong, ông Thể rủ chị gái bán chè. Hai người trang bị một chiếc xe đẩy tự chế và mấy chiếc ghế con.
Ban đầu, chị em ông bán chè ở quận Phú Nhuận, rồi chuyển sang đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1. Năm 2014, họ về bán gần ngã tư Mai Thị Lựu - Nguyễn Văn Thủ (phường Đa Kao, quận 1).
Về đây, ông Thể buôn bán đắt hàng hơn. Quán bán từ 12h đến 18h30 nhưng tới khoảng 15h đã hết veo chè.
Ông Thể bị mất một tay nên được mọi người đặt biệt danh là Dương Quá.
Thực khách thấy ông cụt một tay lại vui tính nên đặt biệt danh Dương Quá. Đó là nhân vật trong bộ tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp của nhà văn Kim Dung (Trung Quốc).
Khoảng 5 năm trước, ông Thể quyết định lấy biệt danh Dương Quá đặt tên cho quán chè. Do tên quán khá đặc biệt nên nhiều thực khách tò mò tìm đến, nhất là sau khi ông nổi tiếng trên mạng xã hội.
Ban đầu, thực khách đến để biết mặt "Dương Quá" nhưng đâu ngờ mê luôn hương vị chè của quán.
Tuổ.i già không con, còn cháu
Trước đây, ông Thể bán chè cùng chị gái. Khi cả hai lớn tuổ.i, chị Nguyễn Thị Nữ (55 tuổ.i, TPHCM) là cháu dâu của ông, đứng ra buôn bán.
Lúc chưa ra quán bán, chị Nữ hỗ trợ ông Thể và mẹ chồng nấu chè ở nhà. Hiện, chị đã nắm rõ các công đoạn, bí quyết nấu chè thơm ngon.
Chị Nữ được truyền nghề và bí quyết nấu chè thơm ngon.
Chị Nữ chia sẻ: "Tôi phụ cậu chồng bán chè được khoảng 10 năm rồi. Hồi trước dịch Covid-19, mỗi ngày quán bán khoảng 300 ly, giờ chỉ còn 100 ly.
Thực sự, quán còn trụ được đã quá may mắn. Bây giờ, chúng tôi bán cho khách quen, chứ khách mới hiếm lắm".
Dù ngày nắng hay mưa, khách hàng thân thiết đều ghé quán thưởng thức chè.
Chàng trai Trần Đức Tôn (24 tuổ.i, TPHCM) là khách hàng thân thiết của quán chè Dương Quá. Tôn đã thưởng thức đủ các loại chè ở quán và đặc biệt thích vị thanh ngọt, thơm nhẹ của chè đậu thập cẩm.
Món chè đậu thập cẩm kèm củ năng, cơm dừa của quán đặc biệt hút khách. Đậu đỏ, đậu đen được nấu mềm, ngọt vừa, vị bùi hấp dẫn. Củ năng và cơm dừa dẻo ngọt, thơm mùi lá dứa xanh.
Tôn cho biết: "Giá cả mỗi ly chè ở đây rất bình dân, từ 15.000 - 20.000 đồng nhưng hương vị không ở đâu sánh bằng.
Sau giờ tan làm, tôi thường ngồi ăn chè ở đây, ngắm phố phường nhộn nhịp. Cảm giác thú vị đến khó tả".
Chị Nguyễn Thu Cúc cũng là khách hàng quen thuộc của quán chè Dương Quá. Dù trời mưa tầm tã, chị vẫn tranh thủ ghé quán chè mua 5 ly mang về nhà.
Chị Cúc nói: "Mẹ và chồng con tôi rất thích ăn chè ở quán chú Thể. Chú khuyết một tay nhưng nấu chè ngon lắm. Chú tốt tính, hài hước nên ai cũng thương".
Chè đậu của quán được khen thơm ngon, ngọt thanh.
Ngoài thực khách đến ăn tại chỗ, số lượng khách đặt chè qua điện thoại, nhờ ông Thể giao đến tận nơi khá nhiều. Ông có thể chở đến 40 ly chè và giao cho khách ở cách quán khoảng dưới 2km bằng chiếc xe đạp cũ kỹ.
Dù có thế hệ tiếp nối nhưng ngày nắng hay mưa, ông Thể vẫn chăm chỉ ra quán phụ cháu dâu tiếp khách, giao chè,...
Ông không có vợ con nên niềm vui chỉ quanh quẩn bên quán chè. Hễ có khách đặt chè, ông đạp xe đi giao hàng rồi thong thả ngắm phố phường.
Người dân trên các con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Thủ, Đinh Tiên Hoàng (quận 1)... đã quá quen với hình ảnh ông lão bán chè gầy nhom mỗi ngày lượn phố mấy vòng.
Lúc vắng khách, ông tìm bạn bè gần đó tán gẫu. Từ bảo vệ các công ty đến chủ quán hủ tiếu, nước mía... gần quán chè, đều thích trò chuyện, nghe ông Thể kể chuyện Sài Gòn xưa. Thỉnh thoảng, câu chuyện đang hồi gay cấn thì chị Nữ lại í ới gọi ông về giao chè.
Ông kể đủ thứ nhưng ít khi nhắc đến chuyện tình cảm của mình. Thời trẻ, ông mải phụ chị gái bán chè, lo cho các cháu ăn học. Mặc dù, ông cũng có vài mối tình nhưng không đủ duyên thành vợ chồng.
"Nhiều cô muốn cưới mà không hiểu sao, tôi cứ làm thinh, ngó lơ người ta. Cho nên, trời phạt cho tôi ế đến già", ông Thể dí dỏm.
Bao năm lẻ bóng nhưng ông Thể không cô đơn, được các cháu thay nhau phụng dưỡng.
Dù lớn tuổ.i, ông Thể vẫn thích lao động.
Chị Nữ tâm sự: "Từ lúc về làm dâu, tôi mới biết chồng và các anh em khác được cậu Thể nuôi nấng. Cậu không vợ con, bao nhiêu tình thương và tiề.n bạc đều dành cho các cháu.
Ngày trước, cậu nuôi chúng tôi, bây giờ mấy anh em tôi chung tay lo lắng cho cậu lúc trăm tuổ.i.
Tôi thấy cậu lớn tuổ.i, khuyên cậu ở nhà nhưng cậu cứ nhất quyết ra quán. Cậu bảo cả đời buôn bán, quen cảnh náo nhiệt, ở nhà hiu quạnh".
Thảo Nhi Lê khoe đường cong nón.g bỏn.g với nộ.i y lấy cảm hứng từ Lisa Á hậu Thảo Nhi Lê gây chú ý khi diện bộ trang phục giống một thiết kế Lisa mặc trên sân khấu "Victoria's Secret Fashion Show 2024". Mùa Halloween năm nay, làng giải trí Việt chứng kiến những "màn cạnh tranh" khốc liệt về ý tưởng hóa trang. Quỳnh Anh Shyn gây ấn tượng với tạo hình Tôn Ngộ Không, gia đình Salim...