Cụ ông chăm sóc tóc cho cụ bà mấy chục năm vì đó là niềm tự hào của vợ
Những khoảnh khắc đáng ngưỡng mộ của tình cảm tuổi xế chiều luôn khiến giới trẻ hâm mộ và hướng tới.
Bởi vậy, câu chuyện cụ ông chăm sóc tóc cho cụ bà mấy chục năm vì đó là niềm tự hào của vợ đã làm cho rất nhiều người cảm động.
Bài đăng đang được quan tâm trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Cụ ông chăm sóc tóc cho vợ vài thập niên
Mới đây, trong một group dành cho giới trẻ, tài khoản mạng xã hội H.N đã đăng tải một câu chuyện khiến nhiều người cảm thấy xúc động. Theo chia sẻ của H.N, cô đã tới chăm sóc mẹ ở bệnh viện và gặp được hai ông bà 73 tuổi. Ông tới chăm vợ vì bà đang ốm và phải tiêm truyền thuốc.
Cụ ông chăm chú tết tóc cho vợ. (Ảnh: FB H.N)
Thấy bà cụ dù ốm vẫn có một mái tóc dài và rất đẹp, H.N đã tò mò hỏi và nhận được câu trả lời từ bà rằng tóc bà đều là do ông chải, gội cho vì ông đã quen rồi. Thấy vợ nói như vậy, ông cụ cũng giải thích thêm: “Tôi muốn chăm chút và giữ mái tóc cho bà vì tôi biết bà yêu và tự hào về nó lắm”.
Một câu trả lời giản dị mà thấm đẫm yêu thương từ ông đã khiến tất cả mọi người cảm thấy ngưỡng mộ và thổn thức, vì tình cảm được thể hiện bằng sự suy nghĩ luôn hướng về nửa kia, luôn hành động vì bạn đời là điều mà ai cũng muốn có trong cuộc đời này.
Ông nói mình chăm sóc tóc cho vợ bởi đây là niềm tự hào của bà. (Ảnh: FB H.N)
Cộng đồng mạng ngưỡng mộ: “Tình yêu của ông bà thật đẹp”
Câu chuyện đời thường của cặp vợ chồng tuổi xế chiều đã trở thành một điểm sáng ấm áp với bất kì ai biết đến. Sự quan tâm, chăm sóc suốt vài thập niên không mệt mỏi của cụ ông dành cho vợ giúp nhiều người cảm thấy tin tưởng hơn vào tình yêu. Những bình luận để lại đều chúc bà sẽ sớm khỏe mạnh để về nhà với ông, một số ngưỡng mộ mối tình già giản dị mà đáng trân trọng.
“Tình yêu của ông bà thật là đẹp.”
Video đang HOT
“Ngưỡng mộ quá, chúc bà sớm khỏe ạ.”
“Tình cảm được thể hiện bằng hành động luôn có giá trị và sức nặng hơn rất nhiều.”
“Tình cảm giản dị nhưng bền lâu và chân thành.”
“Bà mình cũng từng để tóc dài như thế. Nhìn thấy lại nhớ đến bà.”
Một số bình luận từ cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Khoảnh khắc xúc động này đã chạm đến trái tim của rất nhiều người. Chính vì vậy cư dân mạng đã chia sẻ và bình luận, thể hiện sự ngưỡng mộ của mình dành cho ông bà.
Làm cô gái Tây 19 tuổi có bầu, chàng trai Việt mất bình tĩnh, vợ sinh xong nhận 600 triệu
Khi Emma mang bầu, chị gái và mẹ của anh Huỳnh Quang Vinh thường nấu những món ăn Việt mang sang cho nàng dâu Tây tẩm bổ.
Nhìn Emma (21 tuổi, Đan Mạch) nghén, ói, mệt mỏi khi mang bầu bé thứ 2 được 3 tháng, anh Huỳnh Quang Vinh (32 tuổi, Biên Hòa) lại lo lắng. Lần mang bầu này của bà xã giống với lần mang bầu bé Vincent (3 tuổi) nên anh luôn cố gắng chăm sóc vợ chu đáo nhất. Mặc dù Emma vẫn đi làm bình thường nhưng anh luôn cố gắng sắp xếp thời gian đỡ đần vợ việc chăm bé Vincent khi đang nghỉ hè, quây quần bên mâm cơm tối gia đình. Cuối tuần, anh lại dẫn cả nhà đi dạo phố hoặc biển thư giãn, tận hưởng cuộc sống bình dị ở Đan Mạch.
Anh Huỳnh Quang Vinh và bà xã Emma.
Anh Huỳnh Quang Vinh có cơ duyên gặp gỡ và quen biết bà xã Emma khi anh mở cửa hàng ăn nhỏ gần nhà bà xã. Ngày ấy, cả nhà Emma thường đến cửa hàng anh Vinh ăn tối và Emma đã phải lòng chàng trai Việt này từ lúc nào không hay. Sáng nào, khi dắt hai chú chó cưng đi dạo qua cửa hàng anh Vinh, cô cũng thường cố liếc mắt vào để tìm kiếm gương mặt quen. Và để có cơ hội gặp mặt, cô thường xuyên đề nghị bố mẹ đến nhà hàng của anh để ăn tối.
Vài tháng sau, trong một lần Emma cùng bạn đến uống nước, cầm vỏ chai vừa uống xong đem trả tại quầy, anh Vinh đã chủ động xin số cô gái Đan Mạch xinh xắn và cực ngầu này. Từ đó, cả 2 nhắn tin, nói chuyện Facebook thường xuyên. Một tháng sau, anh Vinh ra mắt gia đình Emma và vài tháng sau, hai người dọn về sống chung khi Emma mang bầu con trai Vincent.
Chia sẻ về cảm xúc khi biết mình chuẩn bị lên chức còn bạn gái lên chức mẹ ở tuổi 19, anh Vinh cho biết, ban đầu anh hơi sốc và hơi mất bình tĩnh. Anh đã phải uống một ngụm whisky để lấy lại tinh thần. Sau đó, anh vui mừng với tin vui bất ngờ này. Anh biết mình cũng đến tuổi để có gia đình và con cái nên cũng phần nào sẵn sàng trong tâm lý.
Emma mang bầu từng bị té trượt ở tháng thứ 3-4.
Mấy tháng đầu vợ mang bầu hay bị ói, choáng, có một vài lần bị tụt huyết áp phải nhập viện nên anh khá lo lắng. Đặc biệt, bà xã Đan Mạch từng bị trượt té trong phòng tắm, đập bụng vào sàn ở tháng thứ 3-4 thai kỳ khiến anh như "ngồi trên đống lửa". May mắn cuối cùng bà xã anh cũng ổn định vào sau tháng thứ 4-5 của thai kỳ.
" Lần Emma bị trượt ngã trong nhà tắm, lúc đó mình cũng khá lo lắng và chở Emma đi bệnh viện để khám cả 2 mẹ con ngay lập tức, nhưng mà may thay không có vấn đề gì nghiêm trọng. Sau lần đó, lúc nào cũng có 1 cái ghế để Emma ngồi tắm và sàn phòng tắm liền lót miếng chống trơn trượt", anh Vinh chia sẻ.
Anh Vinh kể, khi mang bầu, bà xã Emma cũng cố gắng ăn rất nhiều món khác nhau để có đầy đủ chất cho em bé. Cô cứ ăn suốt ngày, đặc biệt là các món chua, như dưa chuột ngâm, me nhào đường. Đồng thời, chị gái và mẹ anh thường hay làm các món Việt đem qua tẩm bổ như giò heo hầm đu đủ, canh sườn hầm khoai tây cà rốt, thịt hoặc sườn kho,... nên cả thai kỳ chỉ lên 10kg, bầu bí khá gọn.
"Mình thú thật là mình rất dở nấu món Việt nên khi vợ mang bầu mình chỉ làm được vài món như nấu bò kho, phở, nem nướng,... cho vợ, còn phần lớn thì Emma chỉ ăn các món Tây. Mình có chị gái và má vẫn hay làm các món Việt đem qua tẩm bổ cho Emma nữa", anh Vinh cười.
Mặc dù bà xã người phương Tây có khẩu vị, văn hóa khác Việt Nam nhưng nhờ sống ở Đan Mạch lâu, hơn nữa từng phụ 3 chị gái trong chuyện chăm sóc em bé từ nên anh Vinh cũng chút kinh nghiệm trong việc hiểu tâm lý phụ nữ. Khi Emma mang bầu, anh dành nhiều thời gian trò chuyện, đi đây đó với cô khi có thời gian rảnh và phụ giúp việc nhà 1 phần, không để cô làm hết mọi việc. Tuy nhiên, Emma là người khá tự lập nên anh cũng không phải chiều chuộng và không gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Nhớ lại ngày đi sinh của vợ, anh Vinh cho biết, ở Đan Mạch bệnh viện và sinh đẻ hoàn toàn miễn phí nên anh và Emma không phải quan tâm nhiều về vấn đề này. Vì từng đi theo ca đỡ đẻ chị gái 2 lần, làm nhiệm vụ thông dịch viên cho chị gái và anh rể nên anh cũng có chút kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn mọi thứ với tâm lý khá bình tình.
Đến bây giờ anh vẫn nhớ mãi khoảnh khắc khi con trai Vincent vừa ra đời bằng phương pháp sinh thường sớm 10 ngày nặng 3,2kg và được đặt lên lòng Emma. Khoảnh khắc đó anh biết mình đã chính thức lên chức ba và được nhìn thấy con sau bao lâu mong ngóng, được thở phào nhẹ nhõm vì mẹ tròn con vuông.
"Dịch vụ y tế của Đan Mạch mình thấy không có chỗ nào để chê, từ khi mang bầu cho tới khi sau khi sinh, hệ thống rất đầy đủ từ các khâu bác sĩ và xét nghiệm, scan em bé về các dị tật. Trước khi sinh chính phủ còn có các chương trình cho các ba mẹ trẻ, để học cách nuôi con, dinh dưỡng, bơi lội, yoga hoàn toàn miễn phí cho mẹ bầu và ba.
Sau khi sinh thì được nghỉ gần 1 năm có lương để ở nhà chăm sóc con. Mẹ sẽ nhận khoảng 19.000kr (khoảng 70 triệu) 1 tháng trước thuế còn sau khi trừ thuế khoảng 14.000kr (tương đương khoảng 50 triệu) mỗi tháng nên tiền lương sau sinh được nhận trong thời gian nghỉ đẻ khoảng 600 triệu.
Ở đây còn có y tá tới nhà thăm mỗi tuần sau sinh để theo dõi sức khoẻ của mẹ và em bé. Và mọi khâu bác sĩ, y tá, bà mụ đều rất ân cần và nhẹ nhàng. Họ tận tình giúp đỡ nếu mình cần giúp đỡ hoặc có thắc mắc", anh Vinh chia sẻ về chế độ và dịch vụ y tế ở Đan Mạch.
Emma làm mẹ ở tuổi 19.
Cho biết thêm, anh Vinh chia sẻ, gia đình anh ở Đan Mạch nên sau sinh Emma không kiêng cữ theo phong cách truyền thống Việt Nam như hơ than, kiêng tắm, ăn thịt lợn nghệ, ăn móng giò heo để nhiều sữa hay kiêng ra ngoài,... Vì ở Đan Mạch rất dễ bắt gặp các bà mẹ vừa sinh con được vài ngày đã đẩy con trong xe nôi đi siêu thị nên vợ anh nghe theo sự hướng dẫn của y bác sĩ bên đây, ăn uống, sinh hoạt tắm rửa bình thường, đi dạo trong nhà và mặc kín nếu đi ra ngoài đi dạo.
Do anh và vợ khá đồng quan điểm về cách chăm con nên không gặp nhiều mẫu thuẫn. Dẫu ban đầu cả hai vợ chồng khá bỡ ngỡ nhưng nhờ có sự giúp đỡ tận tình của y tá trong thời gian nằm viện và sau đó là của gia đình hai bên nên chỉ sau vài ngày, vợ chồng anh khá thành thạo các công việc bỉm sữa. Đặc biệt nhờ được học các lớp hướng dẫn cho ba mẹ bỉm sữa, chuẩn bị trước đó phần nào và có sự hướng dẫn của y tá nên vợ chồng anh học khá nhanh, từ thay tã, tắm rửa và các thao thác cho bú đối với anh lẫn bà xã Đan Mạch rất bình thường.
"Khi làm bố rồi, mình ở nhà nhiều hơn với gia đình, không đi chơi với bạn bè như trước nữa, trách nhiệm nhiều hơn và cảm thấy gia đình nhiều tiếng cười hơn. Emma thì chững chạc hơn trong cách suy nghĩ, hành động, và không thích đi chơi tụ họp bạn bè như xưa mà tập trung chăm sóc gia đình là ưu tiên hàng đầu.
Emma không giỏi nấu các món ăn Việt theo kiểu phụ nữ Việt nhưng bù lại cô nàng biết nấu các món Đan Mạch, và rất chịu khó học hỏi và tìm tòi để học thêm các món ăn cho chồng con. Về phương diện chăm sóc con cái thì Emma theo tư duy để con tự lập càng nhiều càng tốt, và khuyến khích bé tự làm phần lớn những công việc hằng ngày. Trong công việc gia đình, mình và Emma chia sẻ và phụ giúp lẫn nhau về trách nhiệm lau chùi dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và chăm sóc con cái, không thiên về phụ nữ phải lo toan hết việc nhà", anh Vinh chia sẻ cuộc sống của mình khi làm bố.
Anh Vinh thường hỗ trợ vợ việc chăm sóc con.
Hiện tại, bà xã Emma đang mang bầu được 3 tháng, gia đình anh Vinh chuẩn bị chào đón thiên thần nhí thứ 2 nhưng anh không hề lo lắng bởi đã có kinh nghiệm từ bé đầu.
Chuyện tình yêu xúc động của cô gái bị K, đám hỏi vắng chú rể và giây phút nức nở khi phát hiện mang thai "Mình cương quyết giữ thai và ngưng hóa trị vì có lẽ sau này tỉ lệ có thai rất khó. Con đến với mình như kì tích vậy, con không có lỗi gì cả và xứng đáng được đến với thế giới này", Hương Lan viết. Trần Thị Hương Lan, cô gái mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh ung thư hạch từng...