Cụ ông bị dập phổi, vỡ gan do ngã từ cây xoài
Ngã từ độ cao gần 4m khi trèo cây xoài, cụ ông 60 tuổi bị gãy xương cánh tay và 7 xương sườn, dập phổi, vỡ gan và thận.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật – Ảnh: N.A
Ngày 16/4, Bệnh viện Gia An 115 (TPHCM) cho biết, vừa cấp cứu kịp thời và điều trị hiệu quả, thoát khỏi nguy hiểm tính mạng cho bệnh nhân là ông N.T.Đ (60 tuổi, ngụ quận 11, TPHCM) bị đa chấn thương nghiêm trọng.
Trước đó, khoa Cấp cứu Bệnh viện Gia An 115 tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Cấp cứu 115 về một trường hợp ngã từ cây xoài cao gần 4m xuống đất trong tình trạng khó thở và chảy rất nhiều máu.
Tại hiện trường, đánh giá nhanh bệnh nhân chảy nhiều máu vùng đầu, biến dạng xương cánh tay phải, đau nhiều vùng ngực bụng kèm khó thở. Thân nhân người bệnh cho biết, trước đó khoảng gần 1 giờ, ông Đ. trèo lên cây xoài, do gãy cành cây nên ông rơi tự do xuống đất, ngã sấp người, đau không cử động được. Sau hơn 30 phút, người thân mới phát hiện, đưa ông vào nhà và gọi cấp cứu.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Gia An 115, các kết quả cận lâm sàng cho thấy người bệnh bị dập phổi, vỡ gan, vỡ thận, có xuất huyết nội, tràn khí – tràn máu phổi, ngoài ra còn gãy 7 xương sườn bên phải, gãy 1/3 đoạn giữa xương cánh tay bên phải, nứt xương sọ.
Đánh giá tình trạng người bệnh đa chấn thương nghiêm trọng, rủi ro rất cao, có nguy cơ suy hô hấp, tụt huyết áp, sốc mất máu do xuất huyết… các bác sĩ đã ngay lập tức quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu mở lồng ngực dẫn lưu màng phổi phải để đưa khí và dịch máu thoát ra ngoài, trước hết ưu tiên đường thở.
Bác sĩ kiểm tra, đánh giá nhận thức của bệnh nhân sau phẫu thuật
Ngay sau khi dẫn lưu màng phổi thành công, các bác sĩ liền tiến hành chụp và nút tắc mạch cầm máu chấn thương vỡ gan bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền tại phòng mổ Hydrid. Sau khi can thiệp cấp cứu thành công, người bệnh được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (ICU).
Sau 2 ngày, bệnh nhân phục hồi tốt và được tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật thứ hai để điều trị tình trạng gãy xương cánh tay phải, bằng phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít. Hậu phẫu, ông Đ. tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực tình trạng vỡ tạng gồm: gan, thận, dập phổi gãy xương sườn, đồng thời được các bác sĩ khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng hướng dẫn các bài tập thở và vận động thể lực để phục hồi chức năng hô hấp. 10 ngày sau, bệnh nhân được xuất viiện trong tình trạng ổn định, các tổn thương phục hồi tốt.
BS.CKII Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng – Bệnh viện Gia An 115 cho biết, việc xử trí một cách nhanh chóng, kịp thời và sự phối hợp nhuần nhuyễn của các khoa Cấp cứu, Ngoại Tổng quát, ICU và Can thiệp mạch máu là yếu tố then chốt giúp điều trị thành công ca bệnh đa chấn thương nghiêm trọng này.
“Tình trạng tràn khí – tràn máu màng phổi cấp tính nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong do chèn ép phổi, giảm khả năng hô hấp gây thiếu oxy. Nếu xử trí chậm, người bệnh cũng có thể phải chịu một số di chứng như viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi… ảnh hưởng đến khả năng hô hấp”, bác sĩ Hậu cho hay.
BS.CKII. Nguyễn Thắng Nhật Tuệ, Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Gia An 115 khuyến cáo, té ngã do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông… rất dễ gây ra các chấn thương xương, cột sống, chấn thương bụng kín, tổn thương các tạng như lá lách, gan, thận, ruột non, ruột già, bàng quang… Vỡ tạng đặc thường gây xuất huyết nội, vỡ tạng rỗng thường dẫn đến viêm phúc mạc, đều là những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, sau khi gặp tai nạn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị kịp thời, bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe của mình.
Cấp cứu thành công ca đa chấn thương "vỡ đa tạng" nguy kịch
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy vừa phẫu thuật cấp cứu kịp thời cứu sống bệnh nhân nam 25 tuổi bị đa chấn thương nghiêm trọng - vỡ gan, dạ dày, tụy nguy kịch do tai nạn giao thông.
Bệnh nhân Bùi V T (25 tuổi, TP Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy sau tai nạn giao thông trong tình trạng bất tỉnh, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bệnh nhân nhanh chóng được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm. Hình ảnh chụp CT ổ bụng cho thấy chấn thương gan độ III, nhiều khí và dịch tự do ổ bụng.
Các bác sĩ đã kích hoạt báo động đỏ, hội chẩn cấp cứu liên chuyên khoa Ngoại - Gây mê hồi sức - Hồi sức tích cực, chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí tổn thương, khẩn trương chuyển bệnh nhân xuống phòng mổ.
Ê kip bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, đã tiến hành mở ổ bụng kiểm tra, thấy ổ bụng có nhiều máu đông lẫn máu cục khoảng 1500 ml lẫn dịch tiêu hóa, dập nát toàn bộ cơ thành bụng và thành ngực, vỡ gan độ III (phân thùy 3,4,5), vỡ mặt sau dạ dày, vỡ đoạn D2 tá tràng, vỡ 30% chu vi thân tụy, các mạch máu tiếp tục ra máu...
Bệnh nhân vừa được hồi sức tích cực, truyền 8 đơn vị máu, chống sốc trong suốt quá trình phẫu thuật. Đối với các tổn thương đa tạng, các bác sĩ đã tiến hành khâu lại đường vỡ nhu mô gan, lỗ thủng dạ dày vỡ, dẫn lưu dạ dày, cắt lọc và làm sạch tá tràng, dẫn lưu tá tràng, bảo tồn đầu tụy, khâu lại nhu mô tụy, lau rửa sạch ổ bụng, cầm máu các điểm ra máu.
Ca phẫu thuật cân não suốt 4 giờ đồng diễn ra thành công, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, hồi sức tích cực sau mổ. Ngày 5 sau phẫu thuật, bệnh nhân thoát nguy kịch, sức khỏe dần phục hồi, tỉnh táo, giao tiếp tốt, đi lại nhẹ nhàng.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: "Đây là một trong những ca chấn thương phức tạp, nguy kịch không thể trì hoãn hay chuyển tuyến trên, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa Ngoại - Gây mê hồi sức - Hồi sức tích cực - Huyết học truyền máu để đảm bảo phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, kịp thời, nâng cao tỷ lệ cứu sống người bệnh. Đội ngũ phẫu thuật viên phải quyết đoán, thao tác chính xác trong xử trí tổn thương, tránh nguy cơ sốc mất máu dẫn đến tử vong cho người bệnh".
Những thời điểm nào dễ bị đột quỵ? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, biến thiên của huyết áp và độ đặc của máu trong 24 giờ có tác động đến sự hình thành đột quỵ, dẫn đến bệnh dễ khởi phát vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Ảnh minh họa. Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là...