Cụ ông 93 tuổi bỗng dưng “đòi” làm… đám cưới tập thể
Chuyện một cụ ông gần trăm tuổi bỗng dưng muốn làm đám cưới tập thể cùng các cặp nam thanh nữ tú đang gây xôn xao dư luận tại TP.HCM.
Ông Sơn vẫn khỏe mạnh nhờ tập thể dục mỗi ngày
Nỗi buồn của cụ ông 93 tuổi
Ông Mai Kim Sơn, 93 tuổi cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh kể, từ lâu ông và bà Lý Thị Thu (67 tuổi) đã sống với nhau như vợ chồng, ngày nào còn chưa làm đám cưới được, cụ còn chưa yên tâm.
Ông Sơn cho biết: “Tui năm nay đã 93 tuổi, nhưng sức khỏe vẫn còn dẻo dai, trí nhớ rất minh mẫn, đọc sách báo vẫn chưa phải dùng mắt kính. Tôi suy nghĩ rất sâu sắc chứ không “quẫn” như nhiều người nghĩ đâu”.
“Mục đích của tui không phải như nhiều người nghĩ rằng tui già rồi, muốn cưới vợ để lấy số tiền do các “ Mạnh Thường Quân” giúp đỡ. Tui chỉ muốn chính thức công bố rộng rãi cho mọi người biết rằng bà Thu chính là một nửa của tui. Bà ấy sẽ ở bên tui suốt quãng đời còn lại.
Video đang HOT
Hơn một năm nay, tui và bà ấy sống chung nhưng chưa có hôn thú theo kiểu danh chính ngôn thuận. Tui áy náy lắm. Tuy chúng tui đều đã có cháu chắt nhưng vì tuổi già cô đơn, tui và bà ấy nối lại duyên già cho vui. Hơn nữa, tui cũng muốn nhắn nhủ với lớp trẻ hãy sống với nhau bằng tình nghĩa vợ chồng, bằng sự thủy chung lâu dài để có được những mái ấm gia đình hạnh phúc”.
Được biết, ông Sơn và người vợ trước vốn sống làm việc tại Hà Nội. Sau đó, vì chứng viêm phế quản hành hạ, vợ chồng ông quyết định chuyển vào TP.HCM sinh sống. Ông Sơn gặp bà Thu khi vẫn còn ở Hà Nội khi bà thường ghé nhà chị gái ông Sơn chơi.
Sau khi vợ mất, khoảng cuối năm 2010, ông Sơn và bà Thu thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại.
Bà Thu kể: Cuối năm 2010, bà vào Nam thăm ông. Sau khi vợ mất (năm 2009), con cái lại sống ở nước ngoài nên ông Sơn rất buồn. Nhìn ông Sơn một thân một mình, bà thương lắm. Sau chuyến du hành phương Nam về, trong bà luôn lởn vởn những ý nghĩ về hoàn cảnh đơn chiếc của ông Sơn.
Thế rồi, cảm động trước mối chân tình của người đàn ông góa vợ, bà đã quyết định khăn gói vào Sài Gòn với ông. Lúc đầu, thuyết phục con, cháu mãi không được, bà đã làm cái việc mà nhiều người cho là “táo tợn”: Trốn đi sau đó, bà mới gọi điện thoại về báo cho con cháu biết.
“Tôi ít hơn ông ấy những 26 tuổi, nhưng không hiểu sao lại thương ông ấy lạ lùng. Tôi đã từ bỏ tất cả để đến với ông ấy”, bà Thu tâm sự.
Ông Sơn kể: “Những lúc đau yếu, có bà chăm sóc là tuyệt vời nhất. Bà vừa xoa bóp cho tui, vừa tỉ tê kể về những kỷ niệm đẹp một thời sống ở Hà Nội. Những lúc rảnh rỗi, tui lại đọc sách cho bà nghe. Chúng tôi rất tâm đầu ý hợp. Từ ngày bà ấy về ở với tui, cuộc sống của tui đã thi vị hơn rất nhiều…”.
Lời nhắn nhủ với giới trẻ về hạnh phúc
Theo ông Sơn cho biết, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang chạy theo lối sống Tây phương mà xem nhẹ luân thường đạo lý, giá trị đạo đức gia đình Việt cũng ngày càng mai một.
Ông Sơn nói: “Nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới nhau chưa biết kỹ năng xây dựng gia đình, trong những phút giận hờn vô cớ đã vội chia tay. Hậu quả đau lòng những đứa con thơ dại của họ phải chịu bất hạnh. Tui muốn tham gia lễ cưới tập thể cũng chính là muốn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều bạn trẻ.
Hơn 60 năm chung sống, vợ chồng tui chưa từng to tiếng với nhau. Mặc dù không có con nhưng vợ chồng tui vẫn yêu thương nhau trọn đời. Theo tui đã là nghĩa vợ chồng, phải xác định phải trọn tình trọn nghĩa. Những lúc giận hờn vu vơ, tui không bao giờ làm lớn chuyện. Khi chồng giận thì vợ biết kiềm chế như người xưa đã dạy”.
Cho đến bây giờ, sau một năm sống chung cùng ông Sơn, bà Thu vẫn không hiểu nổi tại sao mình có thể liều thế. Chồng mất sớm, một mình bà tần tảo nuôi con. Khi về già, bà lại rời Hà Nội về quê sinh sống cùng các con. 15 năm không tin tức, bỗng dưng một ngày bà nhận được điện thoại của một người bạn cũ, lòng bà không khỏi xao xuyến.
Bà bảo việc bà ở chung cùng ông Sơn cũng đơn giản vì cả hai người đều có tuổi rồi, lại cùng có cháu chắt. Việc cưới hỏi chỉ là thủ tục. Điều quan trọng là họ được bên nhau vui vẻ những năm tháng tuổi già.
Theo xahoi
Xem đám cưới của 20 cặp đôi công nhân ngày "tam trùng"
Một đám cưới tập thể cho 20 cặp đôi công nhân đã được tổ chức hôm qua, ngày 12/12/2012, tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây cũng là đám cưới tập thể cho công nhân lần đầu tiên được tổ chức ở miền Bắc.
Đầu giờ sáng, 20 cặp đôi được ngồi trên 20 chiếc xe hoa đẹp mắt, dạo quanh các phố chính ở Vĩnh Yên và đi làm các thủ tục, nghi lễ cưới. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh bố trí các bộ chiến sĩ đi đầu đoàn xe cưới.
Đoàn xe rước dâu. (Nguồn: Trọng Lịch/Vietnam )
Các cô dâu, chú rể được đưa đến Chùa Hà Tiên để làm lễ và nghe sư thầy giảng đạo nghĩa vợ chồng. Tiếp đó, cả đoàn về Nhà thờ và Đài tưởng niệm Bác hồ để dâng hương. Cuối cùng đoàn xe đưa rước cô dâu, chú rể quay về khách sạn để tổ chức tiệc cưới.
Các cặp đôi tham gia vào đám cưới này đều là công nhân tại các nhà máy của Vĩnh Phúc, nơi có khoảng 140.000 công nhân đang làm việc. Mỗi cặp chỉ phải nộp 500 nghìn đồng, còn lại được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, và các tổ chức xã hội khác.
Hình ảnh đám cưới đặc biệt trong video clip:
Nguồn video: VTV
Theo Dantri
Những cặp đôi đặc biệt trong đám cưới kỷ lục Trong ngày "tam trùng" 12/12/2012, đám cưới tập thể không chỉ mang lại niềm vui cho những cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn mà còn tác hợp cho những mảnh đời rất đặc biệt. Qua nửa đời người mới được lên xe hoa Thương nhau đã ba năm và cùng ở tuổi tứ tuần nhưng anh Ngô Thành Phương (42 tuổi) và...