Cụ ông 90 tuổi đạp xe hai tiếng mỗi ngày, bất chấp nắng mưa để đến thăm vợ
Dù cho vất vả, cụ ông vẫn muốn tiếp tục đạp xe đến thăm vợ của mình trong những ngày tháng tiếp theo.
Mọi người vẫn thường suy nghĩ rằng chỉ khi còn trẻ, ta mới dám yêu và bất chấp mọi thứ để đến với người mình yêu. Còn khi về già, tình yêu sẽ dần trở thành tình thân, tình cảm gia đình.
Nói như vậy cũng có phần đúng, vì khi sống với nhau quá lâu, chúng ta sẽ dần trở nên quen thuộc với người kia, hiểu được suy nghĩ và hành động của đối phương, nên tình yêu cũng không còn được thể hiện quá rõ qua bên ngoài.
Thế nhưng, điều này lại không thực sự chính xác trong trường hợp của cụ ông Peter Burkhardt, năm nay đã tròn 90 tuổi sống tại thành phố Apeldoorn, Hà Lan. Suốt thời gian dài, cụ ông này đã đạp xe 2 tiếng mỗi ngày đến thăm vợ tại hospice (bệnh viện chăm sóc cho những bệnh nhân giai đoạn cuối).
Mỗi ngày, cụ ông đều dùng chiếc xe đạp 3 bánh của mình để đến thăm vợ
Những ngày thời tiết lạnh và mưa cũng chẳng ngăn cản được ông Burkhardt, ông vẫn mặc áo mưa và tiếp tục đạp xe một mình. Nếu thời tiết thật sự quá tệ, ông gọi taxi hoặc nhờ con trai đưa đến. “Dù có chuyện gì xảy ra, tôi vẫn đến bên vợ mình”, ông chia sẻ.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về lý do khiến ông làm như vậy, ông đã trả lời: “Bởi vì tôi muốn gặp vợ mình và ở bên bà ấy. Chúng tôi đã kết hôn được 63 năm rồi nên muốn được ở bên nhau”.
Theo trang Upworthy, mỗi ngày, ông sẵn sàng trong chiếc áo giữ ấm màu xanh lam và bắt đầu chuyến hành trình của mình. Từ ngôi nhà nhỏ, ông đạp xe đi qua con đường Zwolseeweg nối liền với cây cầu đường sắt, sau một con dốc dài, cụ ông tiếp tục chạy thẳng để đến bệnh viện.
Đó không phải là quãng đường ngắn, đặc biệt là đối với một người đã ở độ tuổi “gần đất xa trời”. Ông nói: “Tôi chấp nhận điều đó. Tôi chỉ muốn được đến bên bà ấy mỗi ngày, không thể nào bỏ lỡ được. Ban đầu tôi thường di chuyển bằng xe hơi, nhưng sau đó đã chuyển sang đi xe đạp”.
Video đang HOT
Ban đầu ông thường di chuyển bằng xe hơi, nhưng chuyển sang xe đạp những năm gần đây
Mỗi sáng, ông lấy xe đạp ba bánh của mình từ trong nhà kho. Chiếc xe hơi của ông còn bị hỏng, hơn nữa, giấy phép lái xe cũng không được phê duyệt ở độ tuổi này. Burkhardt đã đi hơn 40.000km trong ba năm qua. Thời gian đi mỗi chiều sẽ mất khoảng một giờ, thậm chí là lâu hơn nếu điều kiện thời tiết không cho phép.
Dù vào ban ngày hay ban đêm, việc đạp xe cũng không quá nguy hiểm ở nơi ông sống. Tuy nhiên, ông cụ cho rằng đường dành cho xe đạp trên cầu đường sắt quá hẹp và khó đi, điều duy nhất ông muốn là chính quyền có thể cải thiện điều đó.
Burkhardt biết rằng mình đang dần già đi. Nếu là vào 5, 6 năm trước, đoạn đường này chẳng là gì cả, nhưng bây giờ sức khoẻ không còn cho phép ông mạo hiểm nữa. Chia sẻ về vợ mình, ông cho hay bà chưa biết gì về việc ông đạp xe đến, mỗi khi ông ra về, bà luôn trao cho ông một cái ôm thật chặt.
Ông có thể tìm thấy bà chỉ bằng giọng nói
“Tôi muốn gặp bà ấy, muốn được nghe giọng nói đó. Chỉ cần bước chân vào bệnh viện thôi, tôi biết ngay bà ấy đang ngồi chỗ nào. Dù bà ấy không còn đẹp như xưa nữa, nhưng tình yêu của tôi vẫn không thay đổi. Mỗi khi ra về tôi buồn lắm”, tình yêu mà người đàn ông lớn tuổi dành cho vợ chẳng hề thua kém so với những người trẻ tuổi.
Về phía những người con, họ rất tự hào về những gì mà bố mình làm mỗi ngày, đồng thời khuyến khích ông tiếp tục đạp xe. Wouter Burkhardt, con trai của ông, chia sẻ: “Tôi nghĩ họ tồn tại là vì nhau, và tôi mong rằng bố tôi sẽ truyền cảm hứng cho những đôi vợ chồng khác”.
Tôi hận mẹ vì bỏ rơi con nhưng vô tình đọc nhật ký của bà nội mới biết mình đã trách nhầm người
Đọc hết cuốn nhật ký của bà tôi mới hiểu: phụ nữ có thể hy sinh tất cả, bất chấp mọi thứ vì đứa con họ dứt ruột sinh ra.
Đã 7 năm rồi tôi không đón Tết ở nhà. Mà nói đúng ra thì tôi cũng chẳng có nhà nào hết, bố mẹ đã ly dị từ cách đây 25 năm, ông bà nội ngoại đều đã mất. Tôi không sống chung với bố hay mẹ, họ đều đã có gia đình riêng và bây giờ chỉ còn mình tôi trong căn nhà cũ giữa phố cổ do bà nội để lại.
Trước khi mất bà bảo tôi nên bán căn nhà đi rồi mua chung cư to để ở. Tuy nhà có 40 mét vuông mà thôi, nhưng vị trí ngay gần hồ Gươm nên giá cao ngất trời. Chỉ cần tôi rao lên thì kiểu gì cũng thu về món lãi khổng lồ, hưởng thụ đến cuối đời chẳng cần làm lụng nữa.
Song tiền bạc với tôi vốn không có nhiều ý nghĩa. Tôi kiếm tiền để sống theo ý mình chứ cũng không hề ham muốn giàu sang hay tham vọng làm ông nọ bà kia. Mọi người bảo tôi là đứa kỳ quái, gần 30 tuổi chẳng có ai thân thiết bên cạnh.
Cứ đến gần Tết là tôi dọn dẹp nhà cửa, thắp hương ông bà xong xuôi là xách vali đi du lịch. Tôi sợ cảm giác tủi thân ghen tị khi thấy các gia đình sum vầy bên nhau. Sợ những cuộc hẹn hò bạn cũ, họp lớp nọ kia, tiệc tùng tất niên xong rồi phải đối mặt với những câu hỏi đời tư soi mói. Tôi chẳng muốn ai biết gì về mình cả. Bởi sự thực là thế giới của tôi vốn dĩ rất cô đơn.
Theo những gì người khác kể lại thì tôi bị mẹ bỏ rơi lúc 2 tuổi. Hình như năm tôi 1 tuổi mẹ đã từng bỏ đi 1 lần rồi, nhưng sau đó chẳng biết vì sao lại quay về cố sống cùng bố tôi thêm 1 năm nữa mới ly hôn. Vừa mới lên cấp 2 thì bố cưới vợ khác, họ dọn ra ở riêng để lại tôi sống với ông bà nội.
Ông bà tôi không hề nghèo khó, nhà phố cổ lâu đời nên gia cảnh sung túc là đằng khác. Nhưng gia đình neo người, bác cả và cô út đều định cư nước ngoài từ lâu. Sau khi tái hôn xong bố hầu như coi tôi với ông bà không tồn tại. Lần cuối cùng bố con tôi gặp nhau trong đám tang bà nội, có lẽ là từ 6 năm trước rồi.
Xưa tôi nghe ông bà bảo bố vẫn gửi tiền về nuôi tôi ăn học nhưng ông bà không lấy. Tài sản ông bà có đủ để nuôi 10 đứa cháu, khổ cái bố tôi cư xử không ra gì nên họ từ mặt luôn. Tôi không rõ tại sao mối quan hệ của bố tôi với ông bà lại căng thẳng đến vậy. Chỉ đến lúc ông bà nội mất thì bố mới dám quay về thắp hương.
Tôi biết bố có 1 đứa con riêng và không có ý định bù đắp gì cho tôi cả. Ông từng nhờ họ hàng mua tặng tôi 1 chiếc xe ga xịn, nhưng tôi bán đi luôn rồi gửi tiền cho trại trẻ mồ côi. Tôi ghét người đàn ông này đến mức không muốn thốt lên tiếng bố.
Nhưng người tôi hận nhất lại là mẹ đẻ cơ.
Bà nội có giữ vài bức ảnh chụp mẹ bế tôi khi mới sinh. Thật trớ trêu làm sao tôi lại có gương mặt giống mẹ y đúc. Từ bé đến lớn tôi nghe nhiều người kể về mẹ bằng những từ ngữ không hay, nào là "người đàn bà độc ác", "tham phú phụ bần", "bỏ nhà theo trai"... Tóm lại hồi ấy tôi nhỏ quá chả biết gì, ghép nhặt thông tin cũ thì có vẻ như mẹ tôi bỏ đi vì nguyên nhân nào đó không minh bạch.
Ông bà nội khuyên tôi không nên cố tìm hiểu quá khứ. Cái gì qua rồi cứ để nó phía sau, bởi đào lại thì tôi chính là người đau lòng nhất. Tôi nghe lời ông bà nên không bao giờ hỏi, nhưng cảm giác hận thù xen lẫn tủi thân cứ xoáy lấy tim tôi hết ngày này qua năm khác. Tôi rất muốn tìm mẹ để hỏi tại sao bà nỡ lòng vứt bỏ con khi còn chưa cai sữa. Chẳng có cha mẹ nào coi ruột thịt như nước lã vậy. Muốn bỏ rơi là quay lưng không một lần ngoảnh lại!
Cho đến hôm 29 Tết vừa rồi, ngay trước khi lên đường sang Thái, tôi đã biết câu trả lời mà mình khao khát bấy lâu. Trong lúc kê lại đồ đạc trong kho, tôi phát hiện nhật ký của bà nội nằm lẫn trong đống sách cũ. Hồi còn sống bà rất thích làm thơ nên chỉ nhìn thoáng qua trang bìa tôi cũng nhận ra nét chữ quen thuộc. Bà giữ thói quen ghi nhật ký từ khi nhận nuôi tôi, đọc từng lời tâm sự mỗi đêm mà tôi rơi nước mắt.
Hóa ra tôi đã hận nhầm người. Mẹ tôi là nạn nhân đáng thương của một cuộc hôn nhân đầy lừa dối. Bố liên tục phản bội mẹ từ khi tôi chưa chào đời. Mẹ hiền lành nên chỉ biết bỏ qua, nhưng một lần bắt quả tang bố đem nhân tình về tận nhà làm trò xằng bậy khiến tim mẹ vỡ nát. Mẹ khóc ngất trong vòng tay bà nội, tâm trí rối loạn cộng thêm trầm cảm sau sinh đã đẩy mẹ xuống hố sâu. May ông nội tìm được mẹ trước khi chuyện tồi tệ xảy ra. Và tiếng khóc ngằn ngặt đòi sữa của tôi đã khiến mẹ bừng tỉnh.
Ông bà nội không bao che cho con trai nên đã ép bố tôi phải sống có trách nhiệm hơn. Bà ghi lại rất rõ từng dòng cảm xúc khi ấy, vừa đau đớn vừa xấu hổ khi con dâu và cháu nội phải chịu thiệt thòi. Bố tôi vì áp lực gia đình nên tạm yên ổn một thời gian ngắn. Đến năm tôi 2 tuổi thì gia đình hoàn toàn tan vỡ, không ai có thể hàn gắn nỗi tuyệt vọng của mẹ tôi.
Mẹ để tôi lại cho ông bà nuôi vì không tiền không nhà cửa, sợ tôi sẽ phải sống trong nghèo khổ suốt đời. Bà nội đã khóc nghẹn cả lòng khi chứng kiến cảnh con dâu ngoan hiền quỳ lạy, xin ông bà nhận cưu mang tôi để tôi có cuộc sống đủ đầy hơn. Bà dúi cho mẹ ít tiền vàng nhưng mẹ kiên quyết không lấy. Mẹ dặn bà đừng kể lại bất cứ điều gì, dù tôi có căm ghét thì hãy cứ để tôi nghĩ mẹ tệ bạc cũng được.
Quả đúng như lời mẹ tiên đoán, sau khi biết hết sự thật về gia đình mình, tôi đau đến mức không hít thở nổi nữa. Chẳng hiểu sao cơn oán hận trong tôi vẫn chưa nguôi. Ai đó hãy nói cho tôi biết tại sao mẹ lại ích kỷ như vậy được không? Mẹ trốn chạy khỏi cuộc sống bi phẫn, mẹ lấy tôi ra để biện minh cho hành vi trút bỏ gánh nặng con cái, mẹ nói thương tôi nhưng không một lần xuất hiện trong cuộc đời tôi!
Chỉ có mỗi ông bà yêu tôi, mà họ đều đã ra đi mất rồi...
Đêm giao thừa, nghe lời bố chồng lầm rầm khấn trước bàn thờ mà tôi run lên, ứa nước mắt Tôi cứ tưởng bố chồng sẽ ghét con dâu, muốn các con ly hôn để con trai lấy vợ khác sinh cho ông 1 đứa cháu. Khi chúng tôi đám cưới, mẹ anh đã mất nhiều năm trước. Nhà chồng chỉ có 2 bố con sống với nhau. Bố chồng sống khá tâm lý nhưng ông lúc nào cũng nghiêm túc, đạo mạo,...