Cụ ông 88 tuổi tặng nhà trị giá hơn 10 tỷ đồng cho hàng xóm
Sau khi trải qua nhiều việc, thậm chí là đối mặt với sinh tử, ông Mã đã nhận ra ai mới là người tốt với mình. Chính vì thế, ông đã quyết định tặng ngôi nhà đắt đỏ cho một người hàng xóm.
Theo đó, ông Mã (88 tuổi, sống tại Thượng Hải) là một công nhân đã nghỉ hưu. Nhiều năm trước, vợ ông Mã qua đời, để lại cho ông một đứa con trai mắc bệnh tâm thần. Hai bố con sống nương tựa vào nhau.
Những người họ hàng cũng chẳng thèm quan tâm tới bố con ông Mã, chẳng bao giờ tới thăm ông nhưng lại liên tục hối thúc ông sớm viết di chúc. Điều này chẳng qua là vì họ thèm muốn ngôi nhà trị giá bạc tỷ của ông Mã mà thôi.
Ông Mã được Tiểu Du tận tình chăm sóc – Ảnh: Thepaper
Ông Mã ít giao lưu với người bên ngoài, chỉ thích trẻ con. Thi thoảng ông hay mua đồ ăn vặt cho lũ trẻ trong xóm, trong đó có mấy đứa trẻ của gia đình Tiểu Du, 35 tuổi, chủ một sạp trái cây dưới tầng.
Cách đây vài năm, Tiểu Du cùng vợ và 3 con từ Hà Nam chuyển đến Thượng Hải và sống trong một căn nhà trọ lụp xụp. Nguồn thu nhập chính của gia đình đều đến từ sạp trái cây đơn sơ ở dưới tầng nên cuộc sống của họ khá khó khăn.
Mặc dù đang phải chạy ăn từng bữa nhưng Tiểu Du lại rất giàu tình người, thỉnh thoảng anh vẫn không tiếc mà biếu cho ông Mã chút đồ ăn. Tiểu Du cũng chẳng ngại ngần gì khi ông Mã mở lời nhờ giúp đỡ.
Năm 2016, con trai của ông Ma đột ngột qua đời. Ông Ma tuổi cao, không biết phải làm sao, liền cầu cứu Tiểu Du lúc nửa đêm. Từ lúc làm lễ truy điệu đến khi chôn cất, chỉ có gia đình Tiểu Du đồng hành cùng ông.
Hiện tại ông đang có những ngày tháng cuối đời hạnh phúc bên cạnh gia đình Tiểu Du – Ảnh: Thepaper
Video đang HOT
Sau đám tang, sức khỏe của ông Mã yếu đi hẳn. Một đêm ông bị hôn mê và được người hàng xóm phát hiện kịp thời. Sau đó, Tiểu Du cũng liên lạc với em gái của ông Mã song bà lại lấy cớ trong nhà bận việc không thể tới chăm sóc ông được.
Những ngày sau đó, Tiểu Du ban ngày đi bán hàng ở sạp trái cây, tối lại vào bệnh viện chăm sóc ông Mã cho tới lúc ông xuất viện. Có lẽ từ lúc đó, ông Mã đã coi Tiểu Du như con cháu trong nhà mà đối đãi.
Sau khi xuất viện, ông Mã quyết định mời gia đình Tiểu Du dọn về ở chung với mình, tạo nên một gia đình đặc biệt, tuy không có máu mủ ruột rà nhưng lại thân thiết hơn cả người thân. Sự đầm ấm của gia đình, niềm hạnh phúc bên con cháu là điều ông Mã thiếu nhất trong cuộc đời.
Mỗi khi nhìn thấy lũ trẻ chạy lăng xăng, hò hét và gọi “ông nội, ông nội”, ông Mã cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Về phần Tiểu Du, anh cũng cảm thấy “số phận ưu ái” khi nhận được sự đối đãi chân thành của ông Mã.
Ông Mã cảm thấy may mắn khi đã gặp được gia đình Tiểu Du – Ảnh: Thepaper
Năm 2017, ông Mã đưa Tiểu Du tới Văn phòng công chứng quận Phổ Đà, Thượng Hải để được giám hộ và quyết định giao quyền thừa kế ngôi nhà trị giá hơn 3 triệu tệ (hơn 10,5 tỷ đồng) cho Tiểu Du. “Tôi muốn trao cho cậu ấy khi còn minh mẫn. Từ bây giờ cậu ấy sẽ lo những việc tương lai của tôi”, ông nói.
Hiện tại ông Mã đang sống hạnh phúc, tận hưởng niềm vui tuổi già bên gia đình Tiểu Du, những người vốn chẳng có mối quan hệ huyết thống nào.
Dì ghẻ, mẹ kế và mẹ... vẫn là một người ấy
Người ta thường nói 'Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng' nhưng với tôi, tôi đã có một người mẹ kế vô cùng tuyệt vời.
Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi 13 tuổi. Ngày ấy tôi đã từng giận bố mẹ lắm, tôi thường trốn biệt tăm một nơi, thu mình lại và khóc rất nhiều. Hồi đó, tôi về ở với bố trong khi mẹ đi làm ăn xa, khi mẹ về tôi lại tạm biệt bố để sống cùng mẹ.
Ngày qua ngày tôi cứ ở hai nơi như vậy, lắm lúc tôi cũng thấy tủi thân vì không có mái ấm gia đình trọn vẹn. Rồi một ngày, không ai khác chính tôi là người viết cho bố dòng chữ "Bố hãy đi lấy vợ đi bố nhé" và đút vào túi áo của bố.
Hồi ấy, tôi ít nói, không giỏi thể hiện cảm xúc mà chỉ biết viết thư. Mỗi lần có gì muốn nói với bố mẹ, tôi lại viết ra giấy và lén để vào túi áo, túi quần của họ.
Dần dần, từ cô bé nhí nhảnh hồn nhiên tôi đã trở nên lầm lũi, cam chịu hơn khi phải sống trong cảnh bố mẹ không ở cạnh nhau.
3 năm sau, bố đón tôi từ miền Nam ra Bắc để đi học sau kỳ nghỉ hè tôi vào chơi với mẹ. Nhưng khoảng thời gian đó, bố và mẹ kế vẫn chưa cưới nhau. Ngày gặp mặt, bố có dặn tôi "Con đừng làm gì để bố buồn nhé", chắc bố sợ tôi sẽ gây khó dễ với người bố sắp lấy làm vợ.
Bố đã lo quá xa, tôi không hề có ý định đó dù tôi gặp mặt cô ấy cũng chẳng thấy vui vẻ gì. Cũng dễ hiểu thôi vì làm gì có đứa con nào thích thú, mừng vui khi bố mẹ chúng có lựa chọn khác.
Ảnh minh họa
Sau đó nửa năm, cô ấy chính thức làm vợ bố tôi bằng một lễ cưới nhỏ. Tôi lại một lần nữa chạy trốn để không phải chứng kiến cảnh đám cưới của bố. Và bố lại tìm ra tôi đang khóc trong nhà tắm, bố an ủi, động viên và vỗ về tôi.
Bố lấy vợ khác, tôi sợ mẹ kế sinh cho bố con trai rồi bố sẽ không yêu thương tôi nữa, nên lại viết ra giấy và đút túi áo bố "Bố có em trai rồi bố có yêu con nữa không?". Bố đọc và nhẹ nhàng nói với tôi: "Dù thế nào đi nữa con vẫn là đứa con gái bố yêu nhất đời". Tôi tin điều đó.
Từ ngày cô ấy trở thành mẹ kế của tôi, tình cảm của tôi với cô ấy cũng chẳng có gì đáng nói. Cứ nghĩ mối quan hệ mệ kế con chồng chả ra sao nên tôi dù không gây sự thì đôi lúc vẫn có lườm nguýt và ăn nói trống không với cô ấy. Tôi gọi mẹ kế là "cô" và xưng "cháu" và không dành cho cô ấy chút tình cảm nào của tôi cả.
Thế nhưng, cuộc sống bình yên đó chỉ trôi đi được 1 năm cho tới khi bố tôi lâm bệnh nặng. Bác sĩ bảo bố bị ung thư phổi, quái ác thay bố đã vào giai đoạn cuối rồi. Hồi đó tôi đang học dở lớp 11, mẹ vẫn đi làm biệt trong tận Sài Gòn.
Với suy nghĩ "còn nước còn tát" mẹ kế đưa bố đi bệnh viện kiểm tra, theo dõi còn tôi ở nhà một mình. Mẹ kế là người đưa bố tôi hết bệnh viện K đến bệnh viện Phổi, bệnh viện Bạch Mai và ở bên chăm sóc bố từng chút. Khoảng thời gian đó, mẹ kế còn đang mang thai em trai tôi nữa nên chắc chắn có mệt mỏi nhưng cô ấy không bao giờ nói ra và không để người khác lo lắng về mình.
Một tháng sau, bố tôi mất. Tôi hồi đó vẫn học cấp 3 nên không giúp đỡ được gì mẹ kế nhiều dù cái thai trong bụng cô ấy đang lớn dần. Mẹ kế về nhà ngoại để sinh em bé, tôi là con một của bố mẹ vì thế tôi vui mừng vô cùng khi có thêm đứa em máu mủ, ruột rà.
Thế nhưng cuộc đời luôn có những sự bất công nhất định, nó khiến người như mẹ kế của tôi dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể nào dễ dàng vượt qua được. Em tôi sinh được 2 tháng gặp phải bệnh viêm phổi cấp nên cũng ra đi sau đó.
Tôi tự nhủ, cuộc đời mẹ kế của tôi sao khổ quá vậy? Mẹ kế đã mất cả chồng lẫn con chỉ trong thời gian ngắn, tôi xót xa và thương cô ấy vô cùng. Sau đó, tôi chuyển qua gọi mẹ chứ không còn gọi là cô nữa.
Mẹ xúc động vì được tôi gọi như vậy, mẹ bảo đó là niềm hạnh phúc vì tôi đã cho mẹ thiên chức cao quý mà trước đó mẹ không may mắn có được. Nhiều năm về sau, mẹ vẫn không đi bước nữa.
Mẹ thương người vô cùng, mẹ từng cưu mang một cô bé trót có bầu nhưng bị bạn trai bỏ rơi không được tổ chức đám cưới. Mẹ nhận cô bé đó khi còn bụng mang dạ chửa nuôi ăn, trả lương cho công việc rửa bát ở quán cơm bình dân của mẹ.
Vì không muốn ảnh hưởng đến chuyện tương lai và sợ gia đình biết chuyện, cô bé kia muốn cho mẹ tôi nuôi đứa bé. Khi cô bé kia sinh con, mẹ đưa vào viện chăm sóc, tranh thủ bán cơm, lo bỉm sữa cho em bé tới khi em bé cứng cáp và tiếp tục nhận nuôi. Các thủ tục giấy tờ xin con mẹ đều thực hiện hợp pháp và giờ em bé đã được 5 tuổi.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, mẹ cũng nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, mất con và có được niềm vui, niềm hy vọng từ đứa con nuôi mà mẹ hết mực chăm sóc. Tôi sinh con, ngày nào mẹ cũng về thăm và chơi với các con tôi, tôi thiếu tiền mẹ cũng cho tôi, thỉnh thoảng mẹ đón tôi và cháu lên chơi với mẹ.
Không chỉ dành tình cảm với tôi, mối quan hệ giữa mẹ đẻ và mẹ kế của tôi cũng rất vui vẻ, cư xử văn minh với nhau chứ không có chuyện thù hằn.
Năm ngoái, mẹ ốm lắm, mẹ giấu không cho tôi biết bệnh gì, người mẹ gầy hẳn đi, tôi giục mãi mẹ mới đi khám.
Mẹ đi khám dưới Hà Nội, tôi bận con nhỏ ở quê nên chỉ xuống chăm mẹ được ít bữa. Nhìn mẹ gầy gò, nằm một mình ở viện trong khi ai cũng có người chăm lo, tôi ôm chặt mẹ rồi khóc như một đứa trẻ.
Tôi xin lỗi mẹ vì lấy bố tôi mà mẹ khổ thế, nhưng mẹ bảo "Chưa bao giờ mẹ trách bố con, bố con là người tốt, bố con cũng có muốn mẹ thế này đâu". Nghe những lời đó từ mẹ, tôi lại càng thương mẹ hơn.
May mắn thay, mẹ cũng khỏe lại và tôi tiếp tục có mẹ và mẹ đẻ bên đời. Dù không phải máu thịt nhưng tôi và mẹ kế vẫn thương yêu nhau rất nhiều.
Tôi nghĩ rằng, có những người mẹ mang nặng đẻ đau ra con của mình rồi nhẫn tâm vứt bỏ đứa bé khi còn đỏ hỏn thì cũng có những người luôn yêu thương thật lòng dù không máu mủ, ruột rà. Hãy cứ tin và đặt niềm tin vào điều tốt đẹp sẽ có được hạnh phúc trong cuộc đời!
Chị hàng xóm 'tội nghiệp' và hành động không thể hiểu nổi của chồng Tôi cố nốt cho xong việc rồi tất tả về nhà sợ chồng đau ốm không người chăm sóc. Cửa nhà vẫn khóa còn nhà chị Lụa rèm buông kín mít lại có tiếng thì thầm âu yếm vọng ra... Ảnh minh họa: Internet Tiếng là dân quê nhưng đất thổ cư cũng như đất sản xuất của gia đình chồng tôi không...