Cụ ông 83 tuổi tuyên chiến với đinh tặc
Đã nhiều lần chứng kiến cảnh người tham gia giao thông bị cán phải đinh dẫn đến tai nạn, nhẹ thì gãy chân gãy tay, nặng thì dẫn đến tử vong, nên cụ ông Trần Văn Cả, 83 tuổi, quyết “tuyên chiến với đinh tặc” bằng việc cuốc bộ trên quốc lộ để gom đinh rơi vãi trên đường.
“Cứu tinh xa lộ” tuổi cổ lai hy
Gần 3 năm nay, người dân ấp Xóm Gò, xã Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) đã quen thuộc với hình ảnh một cụ già đã ngoài cái độ tuổi thất thập cổ lai hy vẫn cặm cụi đi bộ trên quốc lộ 51, đoạn qua xã Long Phước, Long Thành, Đồng Nai để gom nhặt những cây đinh của bọn “đinh tặc” rải ra.
Với đồ nghề là một cục nam châm hình tròn, được buộc vào một sợi dây nilông, cụ Trần Văn Cả (83 tuổi; ngụ ấp Xóm Gò) rong ruổi “hành nghề”. Cụ tâm sự, do nhà nằm ở sát quốc lộ 51, đã từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn xảy ra cho người đi đường do cán phải đinh, xuất phát từ đó cụ đã làm công việc này. Cụ nói: “Tôi còn nhớ, có người đi bán đồ sành sứ bị cán phải đinh té xe, thế là baonhiêu đồ sành sứ bị bể hết. Lại có chị đi buôn trái cây, khi qua khu vực gần nhà tôi cũng cán phải đinh, người và xe loạng choạng đổ ra đường, chị ta bị gãy tay còn hoa quả tung tóe ra đường, nhìn họ tôi thấy thật tội nghiệp”.
83 tuổi, cụ Trần Văn Cả miệt mài nhặt đinh trên quốc lộ 51
Nở nụ cười mãn nguyện cụ Cả vui vẻ nói: “Việc làm của tôi ban đầu con cái phải đối dữ lắm, vì quốc lộ 51 có lượng xe đông, con cái sợ tôi bị người ta đụng phải, nhưng tôi sống đến ngần tuổi này rồi, chỉ mong dành chút sức còm còn lại làm chút gì đó có ý nghĩa trước khi nhắm mắt”.
Chị Dương Ngọc Lê, con dâu cụ Cả cho biết: “Sợ ông cụ bị xe đụng phải, ban đầu khi ông đi nhặt đinh con cái luôn dõi theo quan sát và nhắc nhở, nhưng khi thấy cụ đi rất đúng luật, luôn quan sát khi nhặt đinh nên gia đình cũng yên tâm phần nào”. Và quả thực, cụ Cả nhặt đinh đã gần 3 năm nay nhưng chưa một lần bị người đi đường đụng phải khi đi trên đường. Cũng theo chị Lê, trước kia gia đình ngăn cản ông cụ bởi họ rất sợ việc làm của cụ bị trả thù bởi những kẻ rải đinh.
Những chiếc đinh còn mới được cụ Cả dùng nam châm hút được
Dần dần người dân trong ấp coi cụ Cả như một “cứu tinh xa lộ” và họ rất ủng hộ cụ trong việc nhặt đinh để mọi người lưu thông được an toàn. Theo anh Lương Văn Thanh, một người lái xe ôm gần đó cho biết: “Cách đây chừng 5 năm, khu vực trên không có đinh tặc như bây giờ, họa lắm mới có người bị thủng săm xe, nhưng trong vài năm trở lại đây, đinh tặc nhiều lắm. Cũng may có cụ Cả nhặt bớt đinh đi chứ không sẽ có không ít người đi đường cán phải”.
500 mét nhặt cả ký đinh
Đưa chúng tôi bọc đinh là “chiến lợi phẩm” cụ nhặt trong 2 ngày, cụ Cả khoe: “Cũng được nửa ký đinh đó chú, toàn loại đinh 3, đinh 4, không à”. Cụ cho biết trước đây đinh tặc rải nhiều loại đinh như đinh 3, đinh 4 hay những mảnh kẽm được cắt nhỏ, thời gian gần đây đinh tặc rải chủ yếu là đinh 3. Hầu như ngày nào cũng có đinh mới được rải xuống đường, nhất là những ngày cuối tuần, có hôm cụ nhặt được gần ký đinh.
Cụ Cả kể, cụ chỉ đi nhặt trong phạm vi khoảng 1km mà có tháng thu được cả mấy chục ký đinh, đoạn thu nhiều đinh nhất là khu vực ấp Xóm Gò, xã Long Phước hướng về TP. Biên Hòa (khoảng trên 500m). Tại khu vực trên, trung bình 2 ngày cụ nhặt được khoảng 1 ký đinh. Cụ Cả tâm sự: “Khu vực đó có nhiều người từ nơi khác đến thuê nhà rồi mở tiệm sửa chữa xe máy, không biết đinh có phải do họ rải ra không nhưng ở những đoạn đó đinh xuất hiện nhiều hơn cả”.
Số đinh cụ Cả nhặt được sau hai ngày cuốc bộ trên quốc lộ 51
Video đang HOT
Theo người dân khu vực trên, đã có những lần vào các ngày cuối tuần xe máy của người đi đường bị cán đinh phải dắt vào tiệm rất nhiều, người dân nghi ngờ nên báo công an, nhưng cũng không giải quyết được gì bởi không bắt được quả tang những người rải đinh.
Cụ Cả khẳng định: “Ngày nào tôi cũng đi nhặt nhưng qua hôm sau đinh lại xuất hiện tại những đoạn đường đó, nếu không có người rải thì đinh ở đâu ra mà nhiều thế”. Theo cụ, có những hôm đinh được rải trắng mặt đường, nhìn thấy mà sợ cho người dân khi đi qua đó.
Những tiệm sửa xe dọc quốc lộ 51, gần những khu vực xuất hiện nhiều đinh trên đường
Ngay bản thân cụ Cả cũng từng bị những kẻ lạ mặt đe dọa khi đang nhặt đinh. “Tôi bằng này tuổi rồi bị đe dọa tôi cũng có sợ gì đâu, chỉ sợ người đi đường bị tai nạn oan khi cán phải đinh do bọn đinh tặc rải ra thôi”, cụ Cả nói.
Hàng ngày, bất kể nắng gió, cụ già 83 tuổi vẫn miệt mài, cặm cụi nhặt từng chiếc đinh để người dân được an toàn khi lưu thông. Hỏi về mong muốn của mình, cụ Cả cho biết: “Mong rằng các ngành chức năng hãy điều tra, theo dõi nhằm tìm ra những kẻ rải đinh để đem ra xử lý, chứ để thế này nguy hiểm quá”.
Theo 24h
Số phận hẩm hiu của mẹ già tuổi "cổ lai hy"
Đã bao lần cụ tính từ giả cõi đời, dứt nỗi cơ cực, gian truân, nhưng cứ nghĩ đến đứa con điên dại không ai chăm sóc cụ lại từ bỏ ý nghĩ tiêu cực không lối thoát ấy.
Ở lại với cõi trần, cụ đành nuốt nước mắt vào trong, cam chịu cái phận người hẩm hiu, sống cuộc đời tận cùng của nỗi bất hạnh. Hoàn cảnh đầy thương tâm ấy là cụ Phạm Thị Nghịa, 70 tuổi, xóm Nam Hải, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Cụ Nghịa 70 tuổi, ốm yếu thường xuyên, nhưng đang phản khốn khổ nuôi con gái điên dại
Chúng tôi về xóm Nam Hải, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tìm gặp cụ Nghịa, bà cụ ốm yếu, nhọc nhằn, đã mấy năm ròng không kể nắng mưa, lê bước chân mệt mỏi khắp vùng kiếm gạo nuôi con bị chứng bệnh tâm thần. Đến đầu xóm Nam Hải, hỏi cụ Nghịa, ai cũng cảm thương gọi cụ với cái tên "cụ bà tận cùng của nỗi bất hạnh".
Nếu không có sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân chúng tôi khó lòng tìm đến được ngôi nhà của cụ Nghịa. Con đường vào nhà cụ chỉ đắp bằng đất cát, đã bị gió biển cuốn phăng tự khi nào, giờ chỉ nhỏ như luống khoai, trơ trọi mấy cọng ngó biển. Căn nhà xây chừng hơn chục mét vuông vừa được chính quyền địa phương và người dân trong xóm hỗ trợ xây dựng vẫn còn dở dang, trống trơ, trống hoắc. Mấy cánh cửa được thưng ván, lá cọ tạm bợ, không ngăn được những cơn gió biển giá rét len vào. Ngay cạnh căn nhà xây tạm bợ, cái nhà bếp xiêu vẹo, đã ướt sũng bởi cơn mưa nặng hạt dội xuống trước đó chưa lâu.
Dù đã nghe kể sơ qua, nhưng bước vào căn phòng nhỏ chừng 10m2, thật khó cầm được nước mắt khi trước mặt là hai phận người đầy bất hạnh, bi thương. Cụ Nghịa ốm yếu, mặc độc mỗi cái áo mỏng manh, đang run rẩy trong cái giá lạnh người con gái Mai Thị Đức, 30 tuổi, điên điên, dại dại ngồi trên chiếc dường cũ nát cười hét vì chứng bệnh thần kinh. Những bao bì chất trong góc nhà là lá phi lao khô cụ Nghịa vừa quét nhặt sau vườn cây của xóm dành để đun nấu, sưởi ấm trong mùa mưa. Những thứ khác chẳng khác nào rác rưởi, đó là hậu quả của những lần chị Đức nổi cơn điên, đập phá, xé nát bất cứ thứ gì chị vơ được.
Tài sản của cụ Nghịa khôg có gì đáng giá ngoài đống quần áo cũ người dân cho treo trong căn bếp dột nát.
Đang ngây dại, cười nói, chị Đức bỗng khựng lại, nắm chặt lấy cánh tay đã quá hao gầy, khố khốc của cụ Nghịa đòi cơm. Người mẹ già ứa nước mắt, nhìn con một lúc mà không nói được lời nào. Chị Nguyễn Thị Cường, hàng xóm hiểu ý, lật nắp hai chiếc nồi nhỏ nấu bằng củi đen ngòm. Nồi cơm chỉ còn ít cơm nguội, chiếc nồi nhỏ kế bên dành để nấu thức ăn thì chỉ còn ít nước mắm chan. "Mấy bữa ni trời lạnh cháu nó đòi ăn suốt. Không có ăn là cháu nó khóc, nó đòi. Tui thương con lắm, nhưng mấy ngày rồi trời mưa không đi mô được, không kiếm được cho cháu nó miếng ăn. Còn ít gạo chút nữa đỏ lửa nấu cho cháu nó chan với chút nước mắm cho cháu nó ăn qua bữa tối. Cảnh ni mệ con tui đã quá quen rồi, khổ như ri đã lâu lắm rồi"- cụ Nghĩa nắm chặt tay con sụt sùi kể.
Cụ Nghịa đã không còn nước mắt khi kể về cuộc đời chỉ có bất hạnh và nỗi cơ cực tột đỉnh của mình. Bố mẹ mất từ nhỏ chị em cụ Nghịa lớn lên trong sự đùm bọc của người dân xóm biển. Lớn lên hai chị em cụ lấy chồng, nhưng người em của cụ cũng chẳng khấm khá gì. Còn bản thân cụ Nghịa là một người bất hạnh đủ đường. Chồng cụ là một người bệnh tật, đau yếu thường xuyên. Sinh được hai đứa con thì đứa nào cũng ngơ ngơ, dại dại. Đức con đầu của vợ chồng cụ lớn lên, nhờ gán ghép cũng lấy được chồng, nhưng niềm vui của mẹ con cụ quá ngắn ngủi. Cưới nhau được một thời gian, sinh được 3 đứa con, người con rễ mất, còn con gái của cụ cũng phát bệnh, mấy mẹ con đau yếu nuôi nhau không có tiền thăm nuôi cha mẹ già.
Một mình nuôi chồng con đau ốm, điên dại, cuộc sống của cụ Nghịa cơ cực không có một lối thoát nào dù là nhỏ nhất. Không ruộng vườn, không đủ sức để bám biển như bao gia đình khác ở xóm nghèo, cụ phải tha phương nhiều vùng quê để hành khất xin bát gạo, mớ rau nuôi chồng, con. Cách đây 7 năm, trở về sau một ngày đi kiếm gạo, cụ đau đớn chết lặng khi nhìn thấy người con gái ngồi ngơ ngác bên người chồng đã chết vì đói, vì bệnh tật. Đám tang chồng cụ, hàng xóm ai cũng rớt nước mắt, thương cụ vô cùng vì đến chiếc quan tài cụ cũng chưa lo được cho chồng.
Cụ Nghịa dắm dói cửa sổ tránh mưa gió thổi vào để lo cho con giấc ngủ bình yên
Khi còn sức đi lại thì còn đỡ, giờ dẫu chỉ nuôi mỗi chị Đức nhưng tất cả đã là quá sức với cụ Nghịa. Hình ảnh bà cụ tóc bạc trắng, khuôn mặt hốc hác, lưng còng lê bước đi xin hạt gạo, áo quần cũ nuôi con đã quá quen thuộc với người dân các xã biển ngang của huyện Thạch Hà. Đã nhiều lần vì đội nắng gió kiếm miếng ăn cho con, cụ bị cảm bệnh nằm gục xuống bên đường, may mắn có người phát hiện chở cụ về nhà. Sống cảnh ốm yếu, con điên dại, bị dồn tới tận cùng của nỗi thống khổ cụ Nghịa đã nhiều lần tìm đến cái chết. Có lần giữa đêm khuya sau khi nén nỗi đau trong lòng cưng nựng để chị Đức đi ngủ cụ Nghĩa đi thẳng tới bàn thờ thắp nhang khẩn cầu chồng về cùng đưa mẹ con cụ đi. Nhưng số phận không chiều theo ý cụ bà khốn khổ. Cứ nghĩ đến cái chết, cụ Nghịa lại nghĩ đến chị Đức sống mà không ai săn sóc. Nghĩ vậy cụ Nghịa đành cam chịu sống cuộc sống cùng cực để nuôi con.
Chia tay cụ Nghịa, hình ảnh bà cụ già yếu, hốc hác, đôi chân yếu ớt cùng người con gái bệnh tật điên dại trong ngôi nhà đã khánh kiệt mọi thứ, chúng tôi không biết rồi cuộc sống của mẹ con cụ sẽ về đâu? Trưởng xóm Nam Hải, xã Thạch Trị ông Nguyễn Bá Nguyệt cũng không dấu được nỗi lo về cuộc sống của mẹ con cụ Nghịa khi cụ ngày một ốm yếu, mất khả năng lo cơm cháo cho con. "Hoàn cảnh cụ Nghịa ở xã chúng tôi ai cũng biết, nghèo khó, bệnh tật cùng cực đủ đường. Chính quyền và người dân trong xã đã hết sức đùm bọc, từ dựng cái nhà đến san sẻ miếng ăn, động viên tinh thần. Có điều sự giúp đỡ này không thể lo hết những khó khăn của mẹ con cụ. Nay mai cụ ngã bệnh, mọi thứ còn khó khăn hơn"- ông Nguyệt nói.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 845: Bà Phạm Thị Nghịa, xóm Nam Hải, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh
ĐT: 0167.2322.877 (liên hệ bà Tuấn)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733
Theo Dantri
Cơ cực mẹ già ở tuổi "cổ lai hy" chăm con bị tai nạn Hơn 6 năm nay, người mẹ già tóc bạc trắng cứ cặm cụi đút từng muỗng cháo cho con. Có những lúc bị con hất tung cả bát cháo vào mặt rồi cười lên sặc sụa, bà vẫn cố nuốt nước mắt vào trong, rồi vỗ về: "Con ơi! cố ăn thêm chút nữa, nhìn con khóc mẹ đau lòng lắm..." Đó là...