Cụ ông 82 tuổi gánh nước thuê nuôi vợ già, con thần kinh
Dáng người chắc nịch, ông Đường vẫn ngày ngày cặm cũi gánh nước đi khắp phố cổ Hội An, kiếm tiền bằng sức lao động của mình để nuôi người vợ già và người con trai ngoài 50 tuổi bị tâm thần.
Ngày nào cũng vậy, cứ 5h sáng, cụ Nguyễn Đường lại thức giấc, cầm đòn gánh cùng hai xô nước ra giếng Ba Lễ (hay còn gọi là Bá Lễ, ở TP Hội An, Quảng Nam). Theo “đơn đặt hàng”, những gánh nước trong veo của buổi sớm tinh sương lần lượt được gánh đến các nhà hàng, quán ăn bán đặc sản phố Hội như cao lầu, mì Quảng… Được bao nhiêu tiền, cụ lại chắt góp mang về nhà, nơi có người vợ già bị bệnh viêm khớp và người con trai đã ngoài 50 tuổi lúc tỉnh, lúc mơ.
Gia đình cụ Đường với người con bệnh (ngồi giữa). Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhà cụ Đường rộng chừng 25 m2, nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo (phường Minh An), cách giếng Ba Lễ chừng 50 mét. Người dân trong khu phố chẳng còn lạ gì với gia đình cụ bởi trước đây cả nhà đi gánh nước thuê. “Ngày trước vợ chồng cụ đi gánh nước thuê, rồi cậu con trai duy nhất cũng theo cha mẹ mưu sinh nhưng bữa làm, bữa nghỉ vì bệnh tâm thần”, người hàng xóm kể.
Ngồi phe phẩy chiếc mũ lưỡi chai cũ mèm bên hai thùng nước đặt trước nhà sau một chuyến gánh xa về, cụ Đường gây ấn tượng bởi cơ bắp dù đã teo lại nhưng vẫn còn nguyên dáng vẻ của một phu nước có thân hình vạm vỡ. Đôi hàm răng đã rụng hết, ông cụ nhoẻn miệng cười kể chuyện hơn 50 năm gánh nước ở giếng cổ Ba Lễ như kể về chính cuộc đời mình.
Cụ Đường người gốc Hội An, kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Mỹ ở cách phố Hội không xa. Cưới nhau, hai vợ chồng trẻ vào Sài Gòn sinh sống và có được cậu con trai đầu lòng Nguyễn Văn Quốc. Những tưởng cuộc sống nơi đất khách sẽ thuận lợi, nhưng khi Quốc lên 3 tuổi, sau trận ốm thập tử nhất sinh, cậu được bác sĩ chuẩn đoán bị thần kinh. Dù gia đình chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh của Quốc vẫn không thuyên giảm.
Hai vợ chồng đưa con về lại Hội An sinh sống. Ngày ngày, bà Mỹ gánh nước ở giếng cổ Ba Lễ, còn ông Đường bốc vác tại bến thuyền ven sông Hoài để có tiền lo thuốc thang cho con. Hai ông bà quyết định không sinh thêm để có điều kiện lo chạy chữa cho con.
Ngày ngày, cụ Đường ra giếng cổ Ba Lễ gánh nước thuê. Giá tiền mỗi gánh nước tùy thuộc vào quãng đường, nhưng trung bình cụ nhận được 10.000 đồng một chuyến. Ảnh: Nguyễn Đông
Bốc vác được một thời gian, thấy công việc nặng nhọc mà thu nhập lại thất thường nên cụ Đường về gánh nước thuê cùng vợ. Còn anh Quốc cứ lớn lên và ngây ngô như một đứa trẻ. Nhiều khi lên cơn đau đầu, anh lại đập phá hết đồ đạc trong nhà.
“Gia đình tôi sống nhờ giếng Ba Lễ. Nước giếng cổ luôn trong vắt, ngon như nước mưa nên ai ở phố cổ cũng ưa dùng. Hằng ngày mọi người bận làm việc thì thuê vợ chồng tôi gánh nước tới. Tiền công được tính theo đoạn đường xa, hoặc gần”, cụ Đường chậm rãi kể và cho hay, giếng Ba Lễ hầu như có nước quanh năm, dùng để nấu ăn sẽ tăng thêm vị ngon lạ thường, bởi vậy ai cũng muốn dùng nước ở giếng này và nghề gánh thuê nước cũng xuât hiện từ đó.
Gia đình cụ Đường có đồng ra đồng vào nhờ việc gánh nước thuê, cuộc sống của ba người cứ chậm rãi như nhịp sống nơi phố cổ. Duy chỉ có anh Quốc là chẳng mảy may đến chuyện lấy vợ. “Nó bị bệnh thế rồi, lấy vợ rồi lại làm khổ con nhà người ta. Cứ để nó sống vậy với vợ chồng tôi”, cụ Đường giải thích.
Thấy dễ kiếm tiền từ nghề gánh nước thuê, nhiều người trong vùng cũng sắm đồ nghề ra giếng lấy nước đi bán. Cụ Đường không buồn bởi giếng nước là của trời cho, ai có sức lao động thì được hưởng công. Tuy nhiên tiền công và mối khách của gia đình cụ cũng ít dần.
Nhiều khi khách chưa nhận nước, cụ lại gánh về nhà, cẩn thận đổ vào thùng cất giữ, không phí phạm một giọt nước nào. Ảnh: Nguyễn Đông.
Có sức khỏe nên anh Quốc cũng phụ bố mẹ đi gánh nước kiếm thêm thu nhập nhưng khổ nỗi nhiều khi gánh nước cho khách, anh lại quên thu tiền nên cụ Đường luôn đi theo con để tiện tính công, nghe khách dặn ngày nào mang nước tới.
Theo những người dân trong vùng, điều giúp gia đình cụ Đường có thu nhập ổn định là nhờ cách làm ăn thật thà. Khi khách đặt nước thì dù mệt nhọc đến đâu hay trời mưa như trút cụ vẫn ra giếng múc cho đầy, và chỉ lấy nước ở giếng để đi bán chứ tuyệt đối không lấy nước máy gánh đi như cách một số người vẫn làm. Ông cụ cũng thề sống chết chỉ gánh nước ở giếng Ba Lễ mang đi bán
Video đang HOT
“Ngày trẻ, tôi gánh từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Về ngả lưng một chút lại tiếp tục ra giếng múc nước, làm nhiều có tiền nhiều”, cụ khoe rồi cho hay, thời gian ngày càng khiến sức khỏe yếu dần, lượng nước gánh cũng không còn nhiều như trước.
Mùa hè nắng hạn cũng là lúc giếng Ba Lễ cạn nước. Cụ Đường một mặt trông trời, mặt khác lại mày mò xuống tận đáy giếng sâu hàng chục mét để nạo vét cặn bẩn, mang muối xuống trát vào mạch nước. Nhờ đó, một tuần sau, giếng có nước trở lại, người dân phố cổ lại thấy dáng ông cụ với đôi thùng nước rảo quanh khắp khu chùa Cầu, sang đường Bạch Đằng, chợ Hội An…
“Điều tôi tự hào nhất đến bây giờ là dù sức khỏe không còn như trước nhưng vẫn tự kiếm được đồng tiền từ sức lao động của mình để giúp vợ và con”, cụ Đường nói. Sợ chồng sức yếu, đi làm sớm dễ bị trúng gió, bà khuyên nghỉ nghề nhưng cụ nhất quyết còn sức khỏe ngày nào sẽ tiếp tục đi gánh nước mang bán.
Phút nghỉ ngơi của ông cụ gần trọn đời gắn mình với nghề phu nước. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Minh An cho biết, gia đình cụ Đường thuộc diện cận nghèo. Những năm gần đây, cụ bà thường xuyên đau ốm, không thể tiếp tục gánh nước như trước nên cụ Đường là lao động chính trong nhà.
“Cụ Đường bây giờ được coi như là biểu tượng ở Hội An và là người gắn bó lâu nhất với nghề gánh nước thuê. Thi thoảng có khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh cụ gánh nước và cho tiền nhưng chủ yếu thu nhập của cụ bây giờ vẫn từ nghề gánh nước thuê”, ông Hội nói.
Theo VNE
Thanh Tài 'quậy' đám cưới Tinna Tình - Bình Minh
Buổi tiệc đang vui vẻ bỗng xuất hiện một gã say xỉn, chửi bới, khóc lóc, hất tung tấm hình cưới và nhìn hình cô dâu khóc nức nở. Đó là những cảnh quay trong phim "Giấc mơ cỏ may" của đạo diễn Nguyễn Dương.
Các diễn viên của bộ phim truyền hình này chia sẻ, cảnh quay ấn tượng nhất với họ là cảnh anh chàng say xỉn (Thanh Tài đóng) gây rối đám cưới của Tinna Tình vì yêu thầm cô. Còn Bình Minh lịch lãm, điển trai và luôn nở nụ cười gượng ép trong ngày cưới, bởi người anh yêu là cô em Dương Nhật Vy.
Thanh Tài chia sẻ: "Khó khăn của tôi là phải diễn làm sao cho ra không khí hỗn loạn, nhưng tôi không được quyền đập phá lung tung vì sợ hư đạo cụ của đoàn phim". Vì vậy, cảnh ném tấm hình cưới của Bình Minh - Tinna Tình, Thành Tài phải quay lại 2 - 3 lần mới đạt. Lần cuối, sau cú quăng mạnh, tấm hình bể tan nát. Đạo diễn đứng bên ngoài thót tim, còn tổ thiết kế vò đầu bứt tóc khi dùng đến 2 tuýp keo dán sắt mới đại tu được tấm hình. Khi quay đặc tả, quay phim chỉ dám đứng ở xa, nếu quay gần sẽ... lộ tẩy vì sai "đắc co" .
Vẻ mặt ngơ ngác của Quốc Thuận khi thấy Thanh Tài thể hiện cảm xúc... thất tình.
Người "quậy" thứ hai trong tiệc cưới để lại nhiều ấn tượng cho người xem là danh hài Quốc Thuận. Anh vào vai Thơm "Ken Cút", một ôsin lém lỉnh, lanh chanh. Khi anh thấy Thanh Tài vào tiệc cưới quậy phá đã "tài lanh" chạy ra khuyên can, nhưng anh càng khuyên, chàng trai càng khóc, càng làm náo động tiệc cưới với hơn 50 người tham dự.
Với Tinna Tình, đây là vai diễn dài hơi của cô trong lĩnh vực phim truyền hình, đòi hỏi sự bứt phá trong cách diễn xuất sau vai diễn thành công trong bộ phim Long Ruồi. Còn Nikki Dương Nhật Vy, người đảm nhận vai em gái Tinna Tình, đây là vai nữ chính đầu tiên của cô, vì vậy, cô đã gắng hết sức để chứng tỏ khả năng của mình.
Nếu Bình Minh lịch lãm trong vai nhiếp ảnh gia lãng mạn và yếu mềm trước những quyết định dễ dẫn đến sai lầm lớn trong cuộc đời, thì vai luật sư của Trấn Thành là vai diễn nghiêm túc đầu tiên trên màn ảnh của anh. Bên cạnh cá tính nghiêm nghị, anh là người rất ga lăng khi yêu, là điểm tựa cho Nikki Dương Nhật Vy.
Tinna Tình và Bình Minh trong phim Giấc mơ cỏ may.
Giấc mơ cỏ may là bộ phim xoay quanh gia đình bà Hạnh (Thu Tuyết) có hai người con gái là Tinna Tình và Nikki Dương Nhật Vy. Cô chị xinh đẹp, tài giỏi, sở hữu tấm bằng tốt nghiệp trường Thiết kế mỹ thuật tại Pháp, luôn thành công trong cuộc sống. Còn cô em luôn mặc cảm vì là đứa con cùng cha khác mẹ, ước mơ làm phát thanh viên, tuyên truyền công tác từ thiện cùng những tâm tình của người cô đơn. Bi kịch xảy ra khi Quốc Nam (Bình Minh) lúc đầu yêu cô em. Sau đó, do một tai nạn, anh làm người chị bị tàn tật đôi chân. Sống trong tâm trạng ân hận và không muốn cô gái tuyệt vọng, anh đã chấp nhận một cuộc hôn nhân gượng ép.
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, người chị phát hiện bên mình còn có một chàng trai (Thanh Tài) mới thật sự là người sẵn sàng chia sẽ mọi vui buồn. Còn cô em lại kết duyên cùng anh chàng luật sư (Trấn Thành đóng) ngổ ngáo, khắc khẩu với cô. Đan xen trong phim là câu chuyện của bà Hạnh (Thu Tuyết), một người đàn bà mưu mô thủ đoạn hay chàng ôsin Út Thơm (Quốc Thuận) lanh chanh nhiều chuyện...
Bộ phim dài 36 tập của Hãng phim Việt Com sẽ lên sóng VTV3 vào thứ hai và thứ tư hàng tuần, lúc 21h10 từ ngày 15/10 với sự tham gia của các diễn viên Thanh Tài, Tinna Tình, Bình Minh, Cát Tường, Quốc Thuận, Trấn Thành, Thu Tuyết, Nikki Dương Nhật Vy, Hùng Thuận, Trịnh Kim Chi, Minh Nhí, Quang Khải...
Cảnh quay của Thanh Tài trong phim Giấc mơ cỏ may.
Nikki Dương Nhật Vy và Quốc Thuận chạy ra khuyên can Thanh Tài.
Diễn viên Cát Tường, Thủy Cúc, Thu Tuyết và Bình Minh trong ngày cưới.
Thanh Tài, Trịnh Kim Chi cùng phó đạo diễn Phúc "Đen" đang tập trước khi quay.
Quay phim liên tục theo dõi trên màn hình.
Bình Minh và Quốc Thuận được chăm chút trước khi quay.
Phút lãng mạn và ác liệt của Quốc Thuận với Tinna Tình và Bình Minh.
Thanh Tài nhập vai... thất tình trước ống kính.
Tổ thiết kế phải chỉnh sửa lại toàn bộ tấm hình do Thanh Tài "quậy" trong ngày cưới.
Theo Infonet
Cử tri bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường Trong hai ngày 18 và 19/9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII đã họp phiên thứ 5. Trước kỳ họp này, hàng trăm cử tri của tỉnh đã gửi ý kiến bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường đến các đại biểu HĐND, đề nghị UBND tỉnh giải quyết. Trong rất nhiều kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam, tái...