Cụ ông 71 tuổi vẫn “lãnh lương” 24 triệu/tháng nhờ nuôi ốc này
Chỉ vỏn vẹn có 1.200 m2 mặt nước nhưng lão nông Lê Hoàng Thanh (ngụ xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đã tận dụng nuôi ốc bươu đen, cho thu nhập 24 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Hoàng Thanh năm nay 71 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và ông luôn “kè kè” điện thoại bên người bởi có rất nhiều khách gọi đến hỏi mua ốc giống.
Ông Thanh có nhiều ao nuôi ốc bươu đen với diện tích 1.200 m2 mặt nước.
Cách đây khoảng 8 năm, ông Thanh nuôi các loại cá như: cá trê, cá sặc, cá tai tượng với diện tích 1.200 m2 mặt nước trong vườn nhà. Ông đã nghĩ mọi cách để giảm chi phí nuôi bằng cách nuôi ốc bươu đen để làm thức ăn cho cá. Nào ngờ, sau vụ thu hoạch cá, chi phí giảm được 50%.
Thức ăn của ốc bươu đen là bèo tai tượng.
Sau đó, do thị trường có nhu cầu ăn ốc bươu đen với giá bán cao hơn giá cá nên ông Thanh thử nhẩm tính, nếu nuôi ốc thì mỗi năm sẽ có lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, nuôi ốc bươu không cần tốn nhiều chi phí như nuôi cá vì thức ăn của chúng có sẵn trong ao.
Trứng ốc được ông Thanh đem ấp có tỉ lệ nở 90%.
“Trong tự nhiên, trứng ốc bươu đen nở chỉ có 10%. Thấy vậy tôi tiến hành lấy trứng ốc vào nơi mát và đem ấp để tạo nguồn giống. Trứng mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi trứng sắp nở và được đựng trong cái rổ, phía dưới có để thau nước, khi trứng nở sẽ lọt xuống thau nước. Trứng ốc bươu đen cần môi trường ẩm nên hàng ngày phải canh xịt nước cho chúng. Với kỹ thuật như trên thì tỉ lệ trứng nở đạt 90%, 1 kg trứng có thể nở từ 12.000-18.000 con”, ông Thanh thông tin.
Video đang HOT
Trứng sau khi nở thành ốc con sẽ được vớt ra thao riêng và thả bèo tấm vào cho chúng ăn, sau 4 tuần có thể bán giống.
Khi trứng nở thành ốc con thì vớt cho ra một thao riêng với số lượng 2.100 con/thao và thả bèo tấm vào để chúng ăn. Sau 4 tuần, ốc con lớn cỡ đầu đũa thì có thể bán giống cho khách.
Nắm bắt đặc tính loài ốc bươu đen là “ăn dơ, ở sạch”, tức chúng ăn bã thực vật và phải sống trong môi trường nước trong, ông Thanh đã tiến hành nuôi ốc bươu đen thương phẩm để bán trên thị trường.
Theo đó, ông đã nuôi bèo tai tượng trong ao chung với ao nuôi ốc bươu đen, để ốc ăn bèo. Bên cạnh đó, cần xử lý ao sạch sẽ, nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo không có ốc bươu vàng trong ao (vì ốc bươu vàng giành thức ăn của ốc bươu đen) và cá vì cá sẽ ăn ốc.
Ốc bươu đen thường bám vào gốc cây hoặc thân bèo để đẻ trứng.
Nếu chỉ cho ốc bươu đen ăn bèo thì sau 6 tháng thả nuôi có thể bán ốc thương phẩm, còn cho ăn rau củ quả thì ốc sẽ lớn nhanh, chỉ 3 tháng sau có thể vớt bán. Với kích cỡ 25 con/kg có giá bán trung bình là 60.000 đồng/kg, mỗi tuần lão nông này bán trung bình 100 kg ốc bươu đen để thu về 6 triệu đồng, tính ra thu nhập 24 triệu đồng/tháng.
Mỗi tuần bán ốc bươu đen thương phẩm khoảng 100 kg với giá 60.000 đồng/kg, tính ra mỗi tháng ông Thanh thu nhập khoảng 24 triệu đồng.
Riêng với ốc bươu đen giống ông Thanh bán 800 đồng/con, thường thương lái sẽ mua nguyên thao 2.000 con nhưng ông Thanh tặng thêm 100 con ốc giống.
“Nuôi ốc bươu đen rất nhàn rỗi, không cần nhiều vốn, không tốn chi phí thức ăn nhưng có thu nhập ổn định. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen cho nhiều bà con ở miền Tây và tư vấn kỹ thuật cho họ”, ông Thanh cho biết.
Ca Linh
Nuôi loài ốc ngon gặm bèo như ranh, lão nông miền Tây đổi đời
Với diện tích 1.200m2 ao vườn nuôi cá, nhưng vì lượng thức ăn quá cao, ông nuôi ốc bươu đen để nhằm giảm thức ăn cho cá.
Bất ngờ thị trường ốc bươu đen sạch hút hàng và từ đó ông bén duyên với con ốc bươu đen. Bán hết cá và chuyển sang nuôi ốc bươu đen, từ 7 năm nay ông Lê Hoàng Thanh (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) đã biến ốc bươu thành nguồn kinh tế chính cho gia đình.
Ông Thanh chia sẻ: Ngày trước nuôi ốc, ông để ốc sinh đẻ tự nhiên. Nhưng sau thời gian, thấy trứng ốc khi bị ánh sáng trực tiếp sẽ làm chết ốc con và cho năng suất thấp nên ông quyết định đem vào ấp trứng ốc để có năng suất cao hơn.
Trứng ốc được ông Thanh mang vào nhà đặt trên thau nước để ấp. Khi trời nắng, ông sẽ phun thêm hơi nước để giữ độ ẩm cho trứng ốc, hạn chế hư hại.
Sau khi ốc đủ độ ẩm, đủ ngày sẽ nở ra và rớt xuống nước. Giai đoạn này, ốc bươu đen sẽ được tách ra vật chứa lớn hơn để nuôi và chăm sóc.
Những trứng ốc bươu đen khuất ánh nắng mặt trời ông sẽ để cho nó nở tự nhiên.
Ốc bươu đen giống được ông Thanh bán với giá 500 đồng/con. Số tuần để đưa giống ốc ra nuôi ngoài thiên nhiên an toàn dao động từ 2 đến 4 tuần tuổi. Theo kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen của ông Thanh, đây là giai đoạn ốc phát triển tốt nhất.
Nguồn thức ăn chính cho ốc bươu đen là bèo. Sau khi vớt lên, bèo được lặt lá rửa sạch, để cho ốc bươu đen con ăn. Theo ông Thanh, ngoài bèo còn có thể sử dụng rau củ hoặc trái cây làm thức ăn cho ốc bươu đen. Tuy nhiên, người nuôi ốc bươu đen cũng cần hết sức cẩn trọng vì một số loại hoa quả có thuốc trừ sâu cao sẽ làm chết ốc. Theo ông Thanh, ngoài việc làm thức ăn có rất nhiều loại dinh dưỡng tốt cho ốc bươu đen, bèo còn làm chỗ cho ốc trú ngụ.
Để theo dõi và chăm sóc kịp thời, ông Thanh đi nhặt trứng ốc mỗi ngày, vì ốc bươu đen trong ao sinh quanh năm. Để có đủ ốc nở đúng chất lượng, một tổ ốc bươu đen có giá 50.000- 70.000 đồng tùy lớn nhỏ.
Ốc bươu đen thương phẩm đạt chất lượng 25 con/kg giá dao động từ 60.000 đồng đến 75.000 đồng tại vườn. Mỗi tuần ông Thanh giao cho các nhà hàng trên địa bàn TP Cần Thơ khoảng 100kg ốc bươu đen. Trung bình, mỗi tháng, nguồn thu nhập từ ốc bươu đen thương phẩm của gia đình ông trên 20 triệu đồng, chưa kể bán ốc bươu đen giống và trứng ốc bươu đen.
Theo Sở Hạ (Báo Lao Động)
Trồng "cây độc", nuôi "con lạ", nhiều nông dân miền Tây hốt bạc Miền Tây nổi tiếng với những nông dân cần cù, chất phác nhưng cũng đầy sáng tạo. Những mô hình hay, cách làm "độc, lạ" lại thành công không chỉ giúp nhiều nhà nông làm giàu, mà còn góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng trong sản xuất. THẦY THUYẾT RẮN MỐI Thầy Thuyết rắn mối là cách mọi...