Cụ ông 68 tuổi cần mẫn đi học lớp 10
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, lại bị coi là tầng lớp thấp nhất trên chiếc thang giai cấp tại Nepal… những trở ngại đó không ngăn nổi bước chân tới trường của cụ Kami.
Dù đã 68 tuổi, nhưng mỗi sáng cụ Kami đều làm công việc quen thuộc của một thiếu niên trung học, đó là dậy sớm chuẩn bị đến trường, đều đặn 6 ngày trong tuần.
Từng mơ ước trở thành thầy giáo nhưng cái đói, cái nghèo của một người bị coi là Dalit – tầng lớp thấp nhất trong xã hội Nepal, đã khiến cụ Kami phải từ bỏ giấc mơ của mình. Giờ đây, khi con cháu đã có cuộc sống ổn định, cụ Kami quyết định bù lại quãng thời gian đã mất.
Cụ Kami nói: “Tôi đi học vì không muốn khi mình qua đời rồi mà vẫn không biết chữ. Tôi cũng muốn chia sẻ kiến thức của mình với những người Dalit khác nữa”.
Cụ Kami là học sinh đặc biệt nhất trong lớp học này, tuy nhiên không phải vì số tuổi của cụ, mà là vì sự ham học. Em Sagar Thapa, học sinh, cho biết: “Nếu có gì không hiểu, cụ không ngần ngại mà hỏi chúng em ngay. Chúng em cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn học của mình ạ”.
Theo_VTV
Video đang HOT
Bộ ảnh cảm động về cuộc sống của cụ ông góa vợ
Một tay máy nghiệp dư tại Trung Quốc đã chia sẻ những bức ảnh cảm động về cuộc sống của một cụ ông trước và sau khi người vợ qua đời.
Trong các bức ảnh đen trắng, nhân vật, sống ở Thành Đô, đã có một cuộc sống ngập tràn hạnh phúc khi người vợ còn sống. Và cuộc sống cô đơn, lạnh lẽo của nhân vật sau khi vợ qua đời được thể hiện ở những khung hình màu bên dưới.
Daily Mail cho biết, bộ ảnh cảm động này đã được một cư dân mạng có nickname "Thời thơ ấu của Sikeke" đăng tải trên diễn đàn của trang People"s Daily Online vào hôm 23/5.
Tác giả bộ ảnh cho biết, các nhân vật trong ảnh chính là ông bà của mình.
Những bức ảnh đen trắng được chụp vào ngày 20/5/2012. "Khi đó, ông 95 còn bà 85. Năm nay (2016), ông đã 99 còn bà đã mất được một năm rồi", chủ nhân của các bức ảnh chia sẻ.
Tay máy nghiệp dư này còn cho biết, ông bà mình trước đây từng là giáo viên tiểu học tại thành phố Thành Đô. Họ yêu nhau và kết hôn vào mùa thu năm 1955.
"Mùa hè năm 2015, ông đã phải tiễn biệt bà trong nước mắt. Năm nay là ngày 20/5 đầu tiên sau 60 năm ông không có bà bên cạnh".
Ngày 20/5 được gọi là ngày Anh yêu em bởi vì ở Trung Quốc, thứ tự thứ ngày tháng thường bị đặt ngược, do đó ngày 20/5 ứng với con số 520, khi phát âm nghe giống như cụm từ "Anh yêu em/Em yêu anh" trong tiếng Trung.
Khi chụp các bức ảnh, bà lão đang bị chứng bệnh Alzheimer và mất dần trí nhớ.
"Trí nhớ của bà ngày càng kém đi và bà chỉ nhớ mang máng. Bà thường gọi nhầm tên mọi người và thỉnh thoảng không nhớ ai ngoài ông", tác giả nói.
Những bức ảnh cảm động này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng và nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Một số người còn nói rằng, bộ ảnh khiến họ nhớ tới ông bà của mình.
"Tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi mong ông bà mình luôn mạnh khỏe", một người viết.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Bé gái Úc đòi quyền được mặc quần đến trường Kiến nghị yêu cầu cho phép con gái được mặc quần đi học như các bạn nam của một phụ huynh học sinh đã được ban giám hiệu một trường Công giáo ở Melbourne, Úc chấp nhận. Nhà trường thậm chí còn hứa sẽ xem xét thay đổi quy định phân biệt đồng phục giữa nam sinh và nữ sinh. Nhiều trường học...