Cụ ông 65 tuổi bị xẹp phổi suýt chết sau khi hát karaoke liền tù tì 10 bài giọng cao
Ca hát là hoạt động có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng quá đà rất có thể sẽ phải nhập viện.
Một cụ ông ở miền đông Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi hát karaoke “bằng cả mạng sống”.
Trò chuyện với PearVideo, cụ ông họ Hoàng, 65 tuổi ở quận Nam Xương, tỉnh Giang Tây kể rằng mình đã bị đau tức ngực sau khi hát karaoke liền tù tì 10 bài giọng cao.
Các bác sĩ cho hay, vì ông Hoàng đã cố gắng hát đúng những nốt cao khiến phổi bị căng thẳng quá độ.
“Lúc đó tôi đang phấn khích và liên tục ca những nốt rất cao. Ngay sau đó liền bị khó thở…”
Ông Hoàng cảm thấy điều này thật bất thường vì đó toàn là những ca khúc ông đã hát nhiều lần, luôn có thể lên đúng giọng. Nhưng hôm đó, ông bị hụt hơi và đau nhói ở phổi trái.
Tuy nhiên, ông Hoàng bỏ qua sự khó chịu đó và tiếp tục hát, khi trở về nhà cơn đau mới trầm trọng hơn. Lúc được người nhà đưa đến bệnh viện vào sáng hôm sau, các bác sĩ thông báo rằng ông Hoàng đã bị… xẹp phổi.
Bác sĩ họ Đặng đang làm việc tại khoa Cấp cứu của bệnh viện Nam Xương nói với PearVideo rằng, tình trạng này rất nguy hiểm, muộn chút nữa là mất mạng.
“Bệnh nhân này bị xẹp phổi do liên tục gắng sức lên giọng hát nốt cao, khiến các phế nang bị chèn ép”, bác sĩ Đặng giải thích.
Ngoài ra, tình trạng này rất phổ biến ở nam giới, đặc biệt là đàn ông trung niên. “Khi đã có tuổi, không nên hát liên tục cả giờ đồng hồ như vậy.”
Video về tình huống oái oăm này đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem trên Weibo.
“Ông cụ đã hát bằng cả mạng sống theo nghĩa đen”, một bình luận có hàng nghìn likes cho hay.
Video đang HOT
Phim X-quang của một người bị xẹp phổi
Xẹp phổi là tình trạng chèn ép hoặc tắc nghẽn phổi dẫn đến giảm hay mất khả năng trao đổi khí. Nó có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ phổi. Đặc biệt, nó có thể xảy ra với cả trẻ em lẫn người cao tuổi. Cách nhanh nhất để phát hiện thường là chụp X-quang.
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi bị xẹp phổi mà chúng ta không nên xem nhẹ:
- ho,
- đau ngực (không phổ biến)
- khó thở (nhanh và nông)
- tăng nhịp tim. huyết áp bất thường
- tím tái (dấu hiệu muộn)
Khi có hơn 2 triệu chứng kể trên, cần phải đến bệnh viện khám chữa càng sớm càng tốt.
Theo SCMP/Helino
Dù đã bỏ hút thuốc nhiều năm, ung thư phổi vẫn là mối "đe dọa"
Nhiều người hút thuốc cứ nghĩ, khi nào đến trung niên thì bỏ là "vừa", mà không ngờ rằng tác hại khói thuốc còn đeo đẳng họ dài lâu.
Bỏ thuốc nhiều năm vẫn bị ung thư phổi
Bệnh nhân nam tên là N.H.Đ, 57 tuổi, quê ở Nghệ An, nhập viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai ngày vì lý do ho, đau tức ngực, ăn ngủ kém, sút cân nhanh. Trước đó, ông Đ. đã được bệnh viện tỉnh phát hiện một khối u phổi phải.
Ông Đ. vẫn bị ung thư phổi dù đã bỏ thuốc 20 năm nay - Ảnh minh họa.
Ông Đ. có tiền sử hút thuốc lá từ năm 15 tuổi, trung bình 1 bao/ngày trong hơn 20 năm, đã bỏ thuốc cách đây 20 năm, uống rượu không thường xuyên. Đặc biệt, gia đình của ông Đ. có bố và anh trai đều mắc ung thư phổi.
Sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ xác định ông Đ. bị ung thư biểu mô tuyến của phổi và được điều trị hóa chất. Sau 3 liệu trình, khối u đã thu nhỏ, các triệu chứng đau, tức ngực, ho đã không còn.
Trường hợp bệnh nhân khác là Đ.N.C., nam 67 tuổi, Hà Nội, vào viện vì đau ngực và ho. Cách vào viện 1 tháng bệnh nhân xuất hiện đau tức ngực phải âm ỉ, ho đờm trắng, không sốt, không khó thở. Bệnh nhân đi khám được chụp cắt lớp vi tính ngực phát hiện u phổi phải. Bản thân ông C. không mắc bệnh lý nội khoa nào nhưng có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm, nửa bao/ngày.
Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, ông C. được chẩn đoán ung thư phổi phải di căn hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên, di căn hai phổi, tuyến thượng thận trái, giai đoạn T4N3M1 (giai đoạn IV). Bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa chất, sau 6 chu kỳ hóa chất bệnh đáp ứng hoàn toàn.
Thanh niên trai tráng cũng phải nhập viện vì thuốc lá
Mới đây, trên tài khoản facebook của mình N.Đ.T có chia sẻ về hình ảnh mình phải nằm viện và thực hiện phẫu thuật 3 lần trong vòng 10 ngày, cảm giác như "chết đi, sống lại".
Trong 10 ngày, thanh niên 23 tuổi phải làm phẫu thuật phổi 3 lần chỉ vì hút thuốc lá - Ảnh: FBNV.
Trong những ngày đau đớn vô cùng, T đã "ngấm" những nguy hại mà thuốc là gây ra vì vậy, thanh niên này đã dùng chính hình ảnh của mình để kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
Theo đó T viết: " Lời khuyên cho những ai đã và đang có ý định hút thuốc lá thì bỏ đi nhé, một ngày nào đó bạn sẽ mất tất cả vì những thứ vô bổ đó.
Khoảng thời gian 2 tháng thật đáng sợ, chưa bị thì thờ ơ mặc kệ, bị rồi mới biết cảm giác đau đớn là như thế nào, 10 ngày mổ tận 3 lần như 'chết đi sống lại'".
Được biết, dù chỉ mới 23 tuổi, nhưng T. đã có thâm niên hút thuốc lá 6 năm với số lượng 1 bao thuốc/ngày.
Do hút thuốc vô tội vạ nên thân hình cậu gầy gò, ốm yếu, đặc biệt khoảng 2 tháng nay, T thường xuyên bị tức ực, khó thở khiến cậu không thể tập trung làm được bất kỳ công việc gì. Lúc đó T đã vào viện khám và được bác sĩ chẩn đoán bị trào khí, tràn dịch màng phổi mức độ khá nghiệm trọng, phải dùng bình lọc...
10 ngày nhập viện với 3 lần phẫu thuật liên tiếp trên cơ thể gầy gò, ốm yếu, T cho biết, đây là khoảng thời gian đầy ám ảnh nhất đối với cậu khi phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau hậu phẫu.
Bỏ thuốc lá ngay nhưng đừng quên chăm sóc lá phổi đã bị thương tổn
Nhiều người hút thuốc cứ nghĩ, khi nào đến tuổi trung niên thì cai là "vừa", để bảo đảm sức khỏe. Những trường hợp như ông C., ông Đ. hay thanh niên T. ở trên cho thấy, tác hại của khói thuốc đeo bám người đã và đang hút thuốc dài lâu.
Khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe kể cả khi bạn không còn hút thuốc nữa.
Vì vậy, mọi người hãy từ bỏ ngay ý định hút thuốc lá nếu không muốn nhận về những hậu quả khôn lường đến sức khỏe cũng như tính mạng bản thân và ảnh hưởng đến cả sức khỏe, kinh tế của những người thân trong gia đình. Đừng để "sướng cái miệng mà hại cái thân" hại tất cả những người thân trong gia đình mình.
Thực tế cho thấy, ung thư phổi thường gặp ở nam giới có độ tuổi từ 60- 75 tuổi, những người có tiền sử hút thuốc nhiều năm (80%), gia đình có người bị ung thư phổi, phơi nhiễm phóng xạ uranium, khí Radon, Amiăng, ô nhiễm không khí...
Triệu chứng sớm của ung thư phổi không rõ ràng và thường bị bỏ qua nên phần lớn các trường hợp phát hiện ung thư phổi đều ở giai đoạn muộn, khi đó người bệnh đã có các triệu chứng như ho dai dẳng tăng dần, ho ra máu kèm theo đau ngực, khó thở, sụt cân nhanh và các triệu chứng ở các cơ quan bị di căn nếu có.
Ở Việt Nam, chỉ có khoảng 18% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sống sau 5 năm do thường bị phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao (kể cả những người đã bỏ hút thuốc nhiều năm), cũng cần đi khám định kỳ để sàng lọc, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời và nâng cao chất lượng sống.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Khi có 7 triệu chứng này, hãy nghĩ ngay đến ung thư vú Ung thư vú là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao nếu như được phát hiện sớm. Để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, phụ nữ nên thận trọng với những dấu hiệu khác thường ngay trên chính cơ thể mình. Khi xuất hiện những...