Cụ ông 102 tuổi, tổn thương phổi 80% vì COVID-19, đã thắng thần chết
Đại tá Nikolai Bagayev, một cựu chiến binh Nga trong Thế chiến 2, đã đánh bại tử thần đến 2 lần, lần đầu là trong chiến tranh vệ quốc trước phát xít Đức.
Ông xuất viện cuối tuần trước sau một tuần được chăm sóc đặc biệt.
Đại tá 102 tuổi Bagayev rạng rỡ trong bộ quân phục và huy chương sau khi đánh bại COVID-19 và xuất viện ngày 22-7 – Ảnh: REUTERS
“Lần cuối cùng tôi đối mặt với cái chết là năm 1941. Khi đó, phổi phải của tôi bị thương trong trận chiến bảo vệ Matxcơva. Lúc đó tôi còn khá trẻ và hồi phục cũng nhanh”, cựu chiến binh Nga Bagayev nói với Hãng tin Reuters.
Cụ Bagayev nhập viện cách đây hơn 1 tháng tại thị trấn Korolyov gần Matxcơva và được chẩn đoán mắc COVID-19 với tổn thương phổi lên tới 80%. Tình hình tiến triển xấu, buộc các bác sĩ phải đưa ông vào phòng chăm sóc đặc biệt suốt một tuần.
Và người lính già đã một lần nữa chiến thắng tử thần và hồi phục thật thần kỳ. Ngày xuất viện, ông mang quân phục đeo hàm đại tá, ngực lấp lánh đủ loại huy chương gợi nhớ về những năm tháng chiến đấu anh hùng.
“Ông ấy đúng là một người lính. Những vết thương thời chiến, cuộc chiến bảo vệ Matxcơva và những ký ức khác đã giúp ông cụ trong suốt thời gian điều trị”, bác sĩ Valentina Rakitskaya nói về bệnh nhân đặc biệt.
Cụ Bagayev là một trong số ít các cựu chiến binh tham gia chiến tranh vệ quốc còn sống đến hôm nay nên rất được kính trọng. Hồi tháng 5, dù tuổi đã cao, cụ vẫn tham gia lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát xít trên quảng trường Đỏ cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Video đang HOT
Cụ Bagayev đã bày tỏ lòng biết ơn những người tận tình cứu chữa ông và tin rằng bản thân cũng góp phần vào chiến thắng trước tử thần.
“Các bác sĩ là những người anh hùng. Họ đã chiến đấu và tôi cũng hỗ trợ họ”, ông Bagayev nói với Reuters. Cụ chia sẻ một kỹ thuật hít thở học được từ các phi hành gia Liên Xô đã giúp bản thân hồi phục nhanh chóng sau COVID-19.
Câu chuyện về người cựu chiến binh Bagayev đã truyền cảm hứng cho nhiều người trên thế giới trong mấy ngày qua. “Một thế hệ vĩ đại”, một người dùng Twitter ngày 25-7 ca ngợi.
Không ít người đã cầu chúc sức khỏe, chúc cụ sớm đạt được mục tiêu đề ra là tự đi lại không cần giúp đỡ trước sinh nhật 103 tuổi vào tháng 12 tới. Theo Reuters, ông cụ dự định tham gia vận động ủng hộ cho Đảng Cộng sản Nga trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9 tới.
Rãnh nứt 'tử thần' độc nhất thế giới: Nơi cùng lúc có thể chạm tay tới 2 lục địa
Nằm giữa hai lục địa Bắc Mỹ và Á- Âu, rãnh nứt "tử thần" Silfra (Iceland) được hình thành cách đây 150 triệu năm.
Nằm trong hồ Thingvallavatn tại vườn quốc gia Thingvellir ở Iceland, Silfra là một phần của rãnh nứt Đại Tây Dương - ranh giới phân chia giữa hai lục địa châu Âu và châu Mỹ. Đây cũng là một trong những rãnh nứt lớn nhất từng được biết đến trên Trái Đất, nơi các mảng lục địa đang giãn cách thêm khoảng 2 cm mỗi năm.
Silfra được mệnh danh là rãnh nứt "tử thần" vì tại đây có ngọn núi lửa ngầm Arnarnes Strytur vẫn đang hoạt động. Nó tạo ra những mạch nước nóng đến 80 độ C trên mặt đất của hồ Thingvallavatn.
(Ảnh: Scuba Diver Life)
Điều tuyệt vời nhất khi đến với nơi đây chính là lúc lặn xuống khe nứt Silfra, ta có thể đồng thời chạm tay vào cả Bắc Mỹ và châu Âu cùng một lúc và quan sát vẻ đẹp của những vùng lục địa chìm sâu bên dưới mặt nước.
Người ta có thể dễ dàng quan sát được khe nứt này tới vậy cũng bởi nước tan từ các dòng sông băng của Iceland trong vắt đến khó tin. Silfra được nuôi dưỡng bằng nguồn nước ngầm từ sông băng Langjkull lớn thứ hai Iceland, cách hồ Thingvallavatn khoảng 50 km.
(Ảnh: Evaneos)
Tầm nhìn khi lặn dưới rãnh nứt này lên tới 100 m. Trong đó điểm lặn dài 100 m có tên Silfra Cathedral có phong cảnh tuyệt vời hơn cả (so với 2 điểm lặn còn lại là Silfra Hall và Silfra Lagoon).
(Ảnh: PADI Blog)
(Ảnh: DIVES.IS)
Ở điểm lặn tiếp theo của Silfra Lagoon là Little Crack. Đây là điểm nứt hẹp và sâu. Không thợ lặn nào dám đến gần khu vực này nếu không có đồ bảo hộ cực kỳ an toàn. Vì nơi đây là một trong những địa điểm có hoạt động địa chất thường xuyên nhất thế giới. Hàng năm, những trận động đất, hoạt động của núi lửa khiến các mảng kiến tạo dịch chuyển xa ra hơn 2 cm.
(Ảnh: Caters News Agency)
(Ảnh: Caters News Agency)
(Ảnh: Focusedcollection)
Bên cạnh trải nghiệm bơi giữa 2 châu lục, du khách còn ấn tượng với độ sạch của nước. Nước ở đây được tạo ra từ băng tan, bạn có thể uống nước trực tiếp mà không gặp phải vấn đề gì. Đá dung nham có tác dụng lọc nước. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì nhiệt độ nước ở nơi đây rất thấp, chỉ từ 1,6 đến 3,8 độ C.
(Ảnh: Alamy)
Silfra thu hút hàng nghìn khác du lịch và người yêu biển khắp thế giới đến trải nghiệm cảm giác lặn giữa 2 lục địa. Du khách sẽ không chỉ cùng lúc chạm vào hai lục địa, mà còn được chiêm ngưỡng thế giới kỳ ảo của làn nước với tầm nhìn xa hơn 90 m.
Thoạt nhìn là hồ nước đẹp tựa tiên cảnh nhưng lại mệnh danh là nơi nguy hiểm bậc nhất nước Anh, "Tử thần" nằm bên dưới lòng hồ là gì? Thời tiết nắng nóng gần đây thôi thúc người dân Anh trở lại hồ nước được mệnh danh là khu vực nguy hiểm nhất xứ sở xương mù. Nhìn vào chiếc hồ nước trong xanh tọa lạc gần mỏ đá Harpur Hill tại Vườn quốc gia Peak District, Anh, sở hữu vẻ đẹp tựa tiên cảnh thế này, ai mà chẳng muốn đến...