Cụ ông 101 tuổi và câu chuyện về hành trình 21,5 triệu km khiến ai cũng bất ngờ
Kydd là người đàn ông chuyên chở những thức ăn tình nguyện cho tổ chức Meals on Wheels, người ta không chỉ ấn tượng vì ông đã đi 13.332 dặm (khoảng với 21,5 triệu km) trong 1.742 giờ, mà còn ngạc nhiên khi biết hiện nay ông đã 101 tuổi.
Với một độ tuổi ‘thượng thọ’ như thế, nhưng người đàn ông mang tên Edward Kydd đến từ Florida (nước Mỹ) vẫn chăm chỉ hằng ngày thức dậy thật sớm để chuyên chở thức ăn của tổ chức Meals on Wheets (một tổ chức phân phát thức ăn miễn phí cho người không có gia đình hoặc mất khả năng lao động) đến những vùng quê hẻo lánh, cùng với người bạn đồng hành vô cùng tuyệt vời chính là người con gái Janet von Berg của ông, hiện nay cũng đã 73 tuổi.
Dù tuổi tác đã cao, nhưng người đàn ông 101 tuổi này vẫn còn minh mẫn
Mặc dù với tuổi tác cao, nhưng tâm hồn ông Kydd thì không bao giờ già đi, ông thường tự tay mình vẽ lên tấm áp phích câu thần chú ‘Tuổi tác chỉ là một con số nếu như bạn chấp nhận cống hiến’.
Nói về điều này, ông chia sẻ: ‘Tôi thích tự tay mình làm tất cả mọi thứ, như thế tôi mới cảm giác được rằng bản thân còn có thể sống thêm được nữa, bạn có cảm giác thế nào khi những người bạn từ niên thiếu, người thân đã lần lượt không còn trên thế gian nhưng bạn vẫn cứ tồn tại ở đó chưa rời đi không? Tôi hụt hẫng, tôi lang thang khắp nơi vì tôi cũng không thể ngồi ì một chỗ để chờ đợi các con tôi tan làm về được, tôi thấy mệt mỏi’ – ông tiếp tục – ‘Sau đó tôi đang đi trên đường thì bỗng thấy một dòng trên xe tải là ‘cần người tình nguyện, không giới hạn độ tuổi’, tôi mới đi tìm hiểu thử, thú thật, ít chỗ chấp nhận người lớn tuổi lắm, người ta than phiền vướng tay, vướng chân’.
Và cứ thế, gần 1 năm kể từ khi ông bắt đầu công việc mang lại niềm vui cho mọi người này, ông luôn đi từ sớm và giới thiệu thêm những người bạn cùng mình làm những điều tốt. Khi được hỏi lý do tại sao không an dưỡng tuổi già khi về hưu mà lại chọn công việc tình nguyện khó khăn như thế, thì đồng loạt những người lớn tuổi cùng làm với ông nói: ‘Một mình có thể sẽ làm rất ít, nhưng cùng nắm tay nhau thì kết quả sẽ gấp bội lần’.
Ông cùng con gái hằng ngày chở thức ăn đến địa điểm được yêu cầu
Mục sư David Rosenbaum của Giáo hội Redherer Lutheran, kiêm chủ tịch của Brevard VOAD và một số các tổ chức tình nguyện thiên tai khác, nói rằng: ‘Tôi vô cùng biết ơn các cụ đã đến đây giúp chúng tôi làm những việc này. Những người làm tình nguyện càng ngày càng thiếu, trong khi nhu cầu của những người cần giúp đỡ thì ngày càng tăng cao, với lại, những người trẻ tuổi họ không thể dành được toàn thời gian cho việc làm miễn phí, bởi vì họ còn có công việc khác. Tôi rất vui mừng khi thấy nhờ ông Kydd mà càng nhiều người tham gia vào công việc cộng đồng này, chỉ cần họ chấp nhận, nơi đây luôn cho họ cơ hội để tạo ra sự khác biệt tích cực’.
Ông David cũng cho biết thêm rằng hiện nay ông Kydd là người tình nguyện cao tuổi nhất trong tổ chức, người kế tiếp là ông Koines (86 tuổi).
Kể từ tháng 1 năm nay, các tình nguyện viên của Meals on Wheels đã giao được 79.403 bữa ăn cho hơn 1.000 người cao niên ở những vùng quê ngào hẻo lánh. Ông Kydd nói vẫn sẽ tiếp tục công việc này: ‘Từng tuổi này tôi cũng không còn gì để hối tiếc nữa, chỉ mong bản thân có thể thật khỏe để đi giúp đỡ những người không mai mắn như chúng tôi, mỗi khi nhìn họ vui vẻ, tôi cũng thấy vui lây, tôi cũng tự nhủ với bản thân rằng ‘À hóa ra mình không vô dụng như mình vẫn tưởng”.
Theo tiin.vn
Người chồng một mình đào giếng 40 ngày liền vì không chấp nhận nổi cảnh vợ mình bị sỉ nhục và xua đuổi khi đi xin nước
Nghị lực phi thường và thành quả tuyệt vời của anh có thể được so sánh với Dashrath Manjhi - người chồng vì yêu vợ mà xẻ núi thành đường.
Anh Bapurao Tajne và vợ, chị Sangita thuộc tầng lớp lao động nghèo sống tại ngôi làng Kalambeshwar thuộc quận Washim, bang Maharashtra, Ấn Độ. Tại những vùng quê hẻo lánh ở đất nước này cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hủ tục cũng như các tư tưởng phân biệt đẳng cấp rất nặng nề. Đó cũng là lý do mà khi chị Sangita đến lấy nước tại một chiếc giếng trong làng thì bị xua đuổi, thậm chí là bị chủ giếng buông lời khinh miệt bởi chị vốn thuộc tầng lớp Dalit - những người bị xem là giai cấp dưới đáy xã hội, phải gánh chịu nhiều bất công và phân biệt đối xử từ xã hội.
"Tôi trở về nhà vào một ngày tháng 3 và gần như bật khóc", anh Bapurao nói. "Tôi sẽ không bao giờ cầu xin ai cho mình một giọt nước nào nữa. Tôi đã đi đến thị trấn Malegaon, mua sắm dụng cụ và bắt tay vào đào đất luôn chỉ trong vòng một giờ đồng hồ".
Mặc dù chưa từng đào giếng bao giờ, lại sống trong khu vực bị ảnh hưởng hạn hán nặng nề nhưng với quyết tâm to lớn và động lực là tình yêu đối với người vợ, anh Bapurao đã miệt mài đào từng chút một xuyên qua từng thớ đất khô cằn cỗi. Công việc nặng nhọc này thông thường cần phải có đến 4-5 người thực hiện nhưng Bapurao đã hoàn toàn làm tất cả một mình.
Công việc điên rồ của Bapurao khiến anh nhận không ít lời chê cười của dân làng, đặc biệt là khi vùng đất họ sinh sống đang chịu cảnh hạn hán nặng và có đến 3 cái giếng xung quanh đó đã bị cạn khô. Tuy vậy anh Bapurao vẫn kiên định và tập trung hết sức cho công việc mình đã chọn.
Không thể bỏ công việc chính, mỗi ngày anh Bapurao đều từ tờ mờ sáng để đào đất 4 tiếng trước khi đi làm. Đến chiều về anh tiếp tục đào thêm 2 tiếng nữa mới quay về nhà nghỉ ngơi. Cứ như vậy cho đến 40 ngày sau, anh Bapurao thật sự đã đào trúng mạch nước ngầm. Đây quả thật là một sự may mắn bất ngờ bởi vị trí giếng anh chọn hoàn toàn là do ngẫu nhiên.
"Tôi không muốn nêu tên của người chủ sở hữu giếng bởi tôi không muốn gây thù oán trong làng. Tôi biết hành động xúc phạm của anh ta là bởi chúng tôi thuộc giai cấp Dalits nghèo khó", anh Bapurao nói. "Tôi đã cầu nguyện trước khi bắt tay đào giếng và tôi vô cùng biết ơn vì mọi nỗ lực của tôi cuối cùng đã có được thành quả".
Điều bất ngờ và khiến cho nhiều người cảm phục hơn nữa chính là anh Bapurao không chỉ dành tặng vợ chiếc giếng nước này mà còn mời tất cả người dân trong làng, bao gồm cả những người từng cười chê anh, cùng đến để lấy nước, thưởng thức giọt nước giếng ngọt lành, mát rượi và ấm áp tình người.
"Thật khó để giải thích được cảm giác của tôi lúc này. Tôi chỉ muốn có nước sạch cho tất cả mọi người để giai cấp Dalit chúng tôi không còn phải đi cầu xin nước từ các giai cấp khác", anh Bapurao nói.
Chị Sangita cảm thấy xúc động lẫn hối hận vô kể khi ngay từ đầu đã không tin tưởng vào chồng mình. Chị nói: "Tôi chẳng làm gì giúp đỡ anh ấy cả, mãi cho đến khi anh ấy chạm được vào mạch nước. Giờ đây cả gia đình tôi đều ra sức giúp anh đào cho cái giếng rộng và sâu hơn. Tôi cũng hy vọng hàng xóm có thể giúp sức chúng tôi trong nhiệm vụ này".
Jaishree, một người hàng xóm không tiếc lời ca ngợi Bapurao: "Nhờ anh ấy mà dân làng giờ đã có thể lấy nước bất kể giờ nào. Hồi trước chúng tôi phải đi bộ hàng cây số đến khu vực khác của làng để lấy nước, có khi còn bị chủ giếng lăng mạ nữa".
Câu chuyện về người đàn ông một mình đào giếng đã khiến cho nhiều người chú ý, nhiều báo đài cũng đã đưa tin về hành động tốt đẹp và cao cả của Bapurao giúp cho anh cũng như dân làng nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng.
(Nguồn: Huffington Post, Times Of India)
Theo Helino
Cùng TOPKID Khám Phá Thiên Nhiên Theo Cách Của Con Thiên nhiên cũng như tình yêu của mẹ, là điều không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh tự nhiên của con. Mẹ thông thái đừng bỏ qua cơ hội để con được chủ động là người hướng dẫn hành trình khám phá thiên nhiên và hãy yên tâm khi có "bạn đồng hành" là sữa tươi tiệt trùng...