Cứ ở nhà và thương Việt Nam
Du lịch bụi ra nước ngoài dường như đã trở thành công cụ khẳng định đẳng cấp thay vì một thú vui như nó vốn vậy.
Tính đến thời điểm này, tôi đã ở Sài Gòn gần ba tuần. Đã ngang dọc hết những con đường nhiều cây trong thành phố, đã “lạc đường” tới bến xe miền Đông, miền Tây, chợ Bến Thành hay làng đại học. Đã nếm đủ nắng mưa Sài Gòn, đã học được cách nói “Ghé trạm” của người miền Nam, thay vì “Chú ơi cho con xuống” như khi đi bus ngoài Bắc, đã biết nói “Dạ, hông!” thật ngọt mà không đỏ mặt hay tự lén cười.
Hôm bữa, tôi nhắn tin với một người bạn đang ở Hà Nội, kể về kế hoạch lênh đênh sông nước với miệt vườn, hoa trái ở các tỉnh miền Tây. Bạn cười khẩy, hỏi nơi ấy có gì để xem, chi bằng phượt Tây Ninh một chuyến rồi bắt bus xuyên biên giới, sang Campuchia du hí.
“Vào tới Hồ Chí minh mà không ghé Cam là hơi phí. Kiếm thêm bộ dấu xuất nhập cảnh cho hộ chiếu thêm phần sang chảnh đi cưng. Dẫu sao cũng được tiếng ra nước ngoài du lịch”. Không phải tôi không yêu đất nước của khu đền thờ Angkor Wat, không phải tôi không muốn “vượt biên” và làm dày thêm kinh nghiệm du lịch của bản thân mình. Chỉ là, đến Campuchia như một “cột mốc” đánh dấu sự “sang chảnh” vì đã dám vượt biên, là điều tôi chưa từng nghĩ đến.
Những gì giản dị nhất, gần ta nhất, luôn đẹp nhất…
Tôi quen một cô bạn sống ở Sài Gòn ngót nghét gần sáu năm, nhưng chưa một lần đặt chân vào bên trong Bưu điện thành phố, dù đã chạy xe qua khu vực ấy cả trăm lần. Bạn bảo, những nơi như thế (baogồm: nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Dinh Thống Nhất,…) đều dành cho khách du lịch. Người dân địa phương như bạn đâu nhất thiết phải đặt chân vô. Tôi cũng biết một cậu bạn khác, người từng đặt chân tới Singapore và ngợi ca hết lời hệ thống xe bus hai tầng ở đó mà không biết rằng xe bus hai tầng đã xuất hiện trong thành phố nơi cậu đang sống, một thời gian khá dài.
Chừng hai tháng trước, em gái tôi nhận được học bổng toàn phần cho khóa học tiếng Anh ở Ireland. Giáo viên đứng lớp là một người ưa xê dịch, bởi thế, những buổi học luôn được bắt đầu bởi thông tin, câu chuyện du lịch thầy có được, ở mỗi nước khác nhau. Em vẫn nhớ như in vẻ mặt ngạc nhiên của thầy khi nghe em kể đã từng du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia,… nhưng lại chưa một lần ghé Hà Giang, Hạ Long,… ở quê nhà.
Vịnh Hạ Long quê nh
Hai năm trước, thầy tới Việt Nam, ấn tượng hơn cả với hình ảnh cao nguyên hùng vĩ trên Đồng Văn, với buổi lặn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm… Em đã lắc đầu và nói “Em không biết” trước tất cả những địa điểm ấy. Và lần đầu tiên trong đời, em thấy hộ chiếu, giấy thông hành, vé máy bay, xuất nhập cảnh… là những trải nghiệm thực sự đáng xấu hổ. Bay thật cao, đi thật xa để làm gì khi ta không biết mảnh đất quê nhà hình dạng ra sao? Bay thật cao, đi thật xa để làm gì khi ta chưa có được nền tảng ban đầu để so sánh và học hỏi?
Bạn tôi bảo, với cùng một số tiền, bạn sẽ chọn bay sang Malaysia và du lịch một cách tiết kiệm, hơn là bro 2h đồng hồ để vào Sài Gòn, hoặc quẩn quanh nơi nào đó trong đất nước Việt Nam. “Sính ngoại” dường như đã ăn sâu trong máu của một bộ phận không nhỏ những người trẻ hiện nay. Du lịch bụi ra nước ngoài dường như đã trở thành công cụ khẳng định đẳng cấp thay vì một thú vui như nó vốn vậy. Đó phải chăng là lý do không ít người hùng hổ xách ba lô lên và đi, đến một xứ sở nào đó khác và gọi tất cả những thứ nghe, nhìn và trông thấy được bằng từ “dễ thương”, “đặc biệt”, mà đâu biết rằng chúng hiện diện mỗi ngày ở nơi họ đã từng sống?
Dẫu biết một status hay dòng check-in cho thấy đang ở nước ngoài sẽ “câu khách” hơn trăm nghìn chữ nói đang ở Việt Nam, tôi vẫn bằng lòng gác lại kế hoạch phượt các nước trong khu vực Đông Nam Á, để thực hiện ước mơ sống và làm việc ở tất cả các tỉnh thành trên đất nước. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,… những nơi tôi đã sống, đã làm việc, đã thương và đã yêu.
Và tôi biết, chỉ khi hiểu thật rõ và yêu thật say Tổ Quốc của mình, người ta mới có thể nhận ra những đặc điểm đặc trưng khi tới thăm vùng đất khác. Chưa bao giờ tôi hối hận khi đã tự nói với mình, sau buổi học về Việt Nam hôm ấy, rằng “Cứ ở nhà và thương Việt Nam, cho hết!”.
Theo 24h
Tư vấn du lịch bụi Malaysia
Ngoài tòa tháp đôi cao nhất thế giới, Malaysia còn mê hoặc du khách những thánh đường trang nghiêm, bảo tàng Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á và hàng hiệu giá rẻ.
Di chuyển
Video đang HOT
Từ Việt Nam - Malaysia
Có khá nhiều chuyến bay từ Hà Nội - Kuala Lumpur và Sài Gòn - Kuala Lumpur. Thời gian bay khoảng 2 giờ. Giá vé dao động từ 1 - 6 triệu/khứ hồi/đồng.
Ở Malaysia
Sân bay quốc tế Kuala Lumpur cách thành phố khoảng 50 km. Bạn có thể về trung tâm thành phố bằng 3 phương tiện: taxi, tàu hoả và xe buýt. Giá của các phương tiện có sự chênh lệch khá cao.
Hệ thống giao thông công cộng ở Kuala Lumpur bao gồm tàu điện ngầm, tàu điện trên cao (monorail), xe buýt và taxi.
Lưu ý
Nếu đi taxi, bạn phải mặc cả giá trước khi xe xuất phát (đồng hồ không chạy hay nếu có chạy thì rất nhanh), thông thường giá khoảng từ 30 - 50% mức đề xuất.
Malaysia chỉ lưu thông đồng RM, bạn nên đổi tiền trước khi đi, tỷ suất sẽ tốt hơn khi đổi tại sân bay, ngân hàng hay các trung tâm mua sắm tại đây.
Nên mua sắm bằng tiền mặt.
Luôn mang theo bản đồ, không đi một mình và ăn vận kín đáo.
Lake Green, lá phổi của Kuala Lumpur.
Thời gian đến
Bạn có thể đến Malaysia bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng nếu muốn du lịch kết hợp với mua sắm thì nên đến vào tháng 12. Đây là thời điểm giảm giá đến 80% của các thương hiệu thời trang nổi tiếng.
Lưu trú
Bạn nên đặt phòng trước qua các web đặt phòng uy tín như Asia Travel (trang đặt phòng khách sạn từ 2 sao trở lên) hay Hostel World, Agoda (trang đặt phòng nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ).
Khu phố Tàu - China town - và khu Bukit Bintang ở Kuala Lumpur có khá nhiều khách sạn và nhà nghỉ giá cho khách du lịch bình dân với mức giá vừa phải (khoảng 30-40 USD/đêm với khách sạn hoặc 10-20 USD/đêm với nhà nghỉ).
Mang theo những gì?
Bạn có thể mang bất kỳ trang phục nào mình muốn nhưng tốt nhất nên ăn vận kín đáo khi đi ra ngoài vào ban đêm hay đến các địa danh tôn giáo.
Mang dép bệt hay giày đế trệt để thuận tiện di chuyển.
Mang theo các loại thuốc trị bệnh thông thường.
Mang kem chống nắng, kem chống hay trị côn trùng.
Ăn uống
Những món bạn nên thử là nasi lemak (cơm nấu nước cốt dừa ăn kèm cá, trứng ốp và lạc rang mặn), bakute (canh chân giò hầm), satay (thịt xiên nướng chấm nước sốt lạc, satay gà là loại dễ ăn nhất), rojak (rau củ trộn nước sốt ngọt). Món dễ ăn nhất là nasi goreng (cơm rang) hoặc mee goreng (mì xào). Thức uống đáng thử là nước quả lý chua (black currant) hay nước ô mai (sour plum).
Ngoài ra, nếu lo lắng, bạn có thể dùng bữa ở các quán ăn nhanh, hay nên mang theo ít thức ăn dự phòng.
Quà lưu niệm
Có rất nhiều thứ để bạn có thể mua làm quán lưu niệm tại Kuala Lumpur như những chiếc khăn choàng độc đáo, những cái đèn dầu, bàn ủi than, chén trà, trâm cài tóc của người Nyonya ở những thế kỉ trước, hoặc đến Pucuk Rebung Museum Gallery ở Suria Kuala LumpurCC để có những đồ cổ của Malaysia từ hàng ngàn năm trước. Ngoài ra, du khách cũng có thể mua những món hàng độc đáo như: li vại lớn, tượng chiêm tinh Trung Hoa, các loại trang sức kiểu Malaysia...
Bảo tàng nghệ thuật Hồi Giáo lớn nhất Đông Nam Á
Địa điểm tham quan
Nổi bật nhất của du lịch Malaysia nói chung và Kuala Lumpur nói riêng chính là tháp đôi Petronas, hay Petronas Twin Towers một trong 5 cao ốc cao nhất thế giới, và là tòa tháp đôi cao nhất thế giới cho đến hiện nay (2009). Đến tòa tháp này, ngoài việc tham quan cây cầu trên không nối hai tòa tháp (mở cửa từ 8h30 sáng - 5h00 chiều từ thứ 3 - chủ nhật), mua sắm, bạn cũng có thể ghé thăm khu mua sắm Suria KLCC, Nhà hát Petronas, Trung tâm khoa học Petrosains, Khu trưng bày nghệ thuật Petronas và Trung tâm hội nghị Kuala Lumpur, nằm bên trong tòa tháp.
Điểm tham quan tiếp theo là Lake Garden, lá phổi của Kuala Lumpur được bao phủ một màu xanh ngát của cây và hồ nước. Bên trong Vườn Hồ bao gồm Đài tưởng niệm quốc gia, vườn bướm, vườn chim, vườn nai... Hoạt động thú vị nhất tại đây là thưởng thức trà Anh bên bờ hồ vào buổi chiều.
Từ khu vực Lake Garden, bạn có thể đi bộ đến Thánh đường quốc gia, thánh đường lớn nhất Đông Nam Á, với kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của nghệ thuật Hồi giáo; Bảo tàng Quốc gia (Muzium Negara), bảo tàng lớn nhất Malaysia, được khánh thành vào tháng 8/1963 để tìm hiểu và hình dung được cả quá trình phát triển của đất nước Malaysia về lịch sử lẫn văn hóa. Nơi đây còn có bảo tàng nghệ thuật Hồi Giáo lớn nhất Đông Nam Á, với hơn 7.000 đồ tạo tác và một thư viện sách nghệ thuật Hồi Giáo độc đáo.
Hổ trong vườn thú Zoo Negara.
Nhà hát quốc gia Istana Budaya.
Nếu không thích ghé bảo tàng, từ Lake Garden, bạn có thể đi thẳng đến Zoo Negara, vườn thú quốc gia với những điểm tham quan gồm Akuarium Negara, vườn chim, khu bò sát, khu linh trưởng, Savannah Walk, vương quốc động vật có vú... Bạn cũng có thể tham gia tour ngắm thú đêm.
Vườn quốc gia cách Kuala Lumpur 5km. Bạn có thể đi bộ hoặc đi xe điện bên trong. Vườn thú mở cửa từ 9h00 sáng - 5h00 chiều (các ngày trong tuần), 9h00 sáng - 10h30 tối (ngày cuối tuần và ngày lễ), lịch này có thể thay đổi mà không báo trước.
Batu Caves, quảng trường Mardeca và nhà hát quốc gia Istana Budaya là 3 điểm tham quan tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua khi đến đây.
Batu Caves là một đồi đá vôi nằm ở phía Bắc Kuala Lumpur, gồm 3 hang động chính, cùng vô số động nhỏ và đền thờ bên trong. Đây là nơi thờ phụng linh thiêng của người Hindu ở Malaysia. Có 272 bậc thang dẫn đến đền thờ trong động. Hoạt động nổi bật nhất tại đây là kỷ niệm lễ hội Thaipusam.
Quảng trường Mardeca còn được gọi là "Quảng trường Độc Lập", đây là nơi thủ tướng đầu tiên của Malaysia - Tunku Abdul Rahman, tuyên bố Malaysia là một quốc gia độc lập vào ngày 31/8/1957. Thời gian tốt nhất để đến đây là vào buổi chiều.
Được xây dựng từ năm 1995 và hoàn thành vào tháng 9/1999, nhà hát quốc gia Istana Budaya là một trong 10 nhà hát hiện đại nhất thế giới. Istana Budaya (có nghĩa là "cung điện văn hóa") có lối kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Malaysia với tổng diện tích khoảng 54.000 m2, trong đó sảnh nhà hát rộng đến 21.000 m2.
Từ trung tâm Kuala Lumpur, du khách có thể đến Batu Caves bằng taxi hoặc đón xe buýt tại trạm Puduraya (cách China Town khoảng 100 km).
Quảng trường Merdeka cách chợ Trung tâm 5 phút đi bộ; đi xe điện Putra LRT đến chợ trung tâm Pasar Seni, sau đó rẽ trái qua sông. Quảng trường Merdeka nằm đối diện đèn đường giao thông tiếp theo.
Putrajaya, thành phố du lịch tiêu biểu của Malaysia, nổi tiếng với những công trình kiến trúc được quy hoạch hết sức thông minh.
Bên trong một trung tâm mua sắm ở Malaysia.
Mua sắm cũng là điểm nhấn của du lịch Malaysia, tại Kuala Lumpur bạn có thể ghé qua hàng loạt các trung tâm thương mại lớn như BB Plaza, Berjaya Times Square hay Mid Valley Megamall để "săn" cho mình những món hàng hiệu giá hời.
Với du khách ít tiền, China town với cách bố trí các gian hàng gần giống như các khu chợ trời ở Việt Nam cùng các loại mặt hàng phong phú với giá cả bình dân là lựa chọn không tồi. Song lưu ý, giá các món ở China town thường được người bán "hét" đến gấp 3-5 lần giá trị thực của nó.
Theo 24h
Những điểm đến đẹp khi du lịch Mộc Châu "Nên thơ" là từ có thể bao quát về vẻ đẹp của núi rừng Mộc Châu. Đây cũng là cung đường khiến nhiều dân mê du lịch bụi mê mẩn, đi rồi lại muốn quay lại. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 0C và mùa...