Cử nhân vẫn rửa bát thuê kiếm tiền
Nói như vậy, có thể nhiều người sẽ chê tôi kém cỏi, không biết tự lập, không chủ động kiếm việc làm còn ngồi đó mà than thân trách phận.
Nhưng… tôi nghĩ không phải. Vì có thể, rất nhiều bạn cũng rơi vào hoàn cảnh như tôi, học đại học xong nhưng lại chẳng xin được việc làm.
Nhớ cái ngày đỗ đại học, nước mắt ba mẹ rơi. Ba mẹ còn mừng hơn cả con cái, vì với ba mẹ, chuyện con cái đỗ đại học là niềm tự hào, mát mặt với xóm làng. Tôi cũng vui nhưng lại có trăm nghìn nỗi lo. Lo ba mẹ không có tiền nuôi mình ăn học, lo mình một thân một mình bươn trải với cuộc sống sinh viên thiếu thốn và khó khăn. Nhưng rồi lại nghĩ, bạn bè nhiều người còn khổ hơn mình, còn vất vả hơn mình mà họ vẫn học giỏi, vẫn thành tại, vậy tại sao mình lại không.
Nhưng trong cái số những sinh viên giỏi, đâu phải cứ có cố gắng là giỏi được. Thế chẳng phải, người nào nghèo, có động lực phấn đấu học tập là giỏi hết sao. Con người có giỏi, có học hành tốt cũng phải nhờ cả thời thế. Nhưng có lẽ, tôi sinh ra không gặp thời.
Đi làm mấy năm, đi gia sư, làm thêm để kiếm tiền tự lo cho bản thân, bớt gánh nặng cho gia đình, tôi đã thấy đó là sự cố gắng lớn.
Có thể, rất nhiều bạn cũng rơi vào hoàn cảnh như tôi, học đại học xong nhưng lại chẳng xin được việc làm. (Ảnh minh họa)
Nói thì dễ nhưng làm đâu dễ. Ở cái thành phố lớn, ở thủ đô, nơi bao nhiêu con người tỉnh khác trụ lại để mưu sinhn đau hẳn nói là làm được. Đi xin việc thì coi trọng chuyên ngành, bằng cấp. Có bằng cấp tốt với xin được việc, và đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nhưng với những người chưa từng được đi làm, hoặc mới ra trường, kinh nghiệm ở đâu khi mà bằng cấp của họ cũng ở bậc nhàng nhàng? Nếu chưa từng tuyển họ, cho họ cơ hội thì thử hỏi đòi hỏi gì ở họ cái gọi là kinh nghiệm?
Video đang HOT
Còn những chỗ làm với mức lương tốt, công việc &’ngon’ lại toàn là vị trí sáng giá, người bình thường tí thì không vươn tới, hoặc có tuyển vào thì cũng chẳng biết bao giờ mới đến lượt mình. Còn có người nhà, người quen, người quen của người quen và cả người biết mặt nữa. Còn mình xếp trong tốp người… chưa từng biết mặt. Vậy thử hỏi, cơ hội chính là mỏng như sợi tóc mà thôi.
Xin tạm vào đâu đó làm kiếm cơm, chẳng lẽ ra trường rồi vẫn để bố mẹ lo lắng? Đi học đã ăn bám bố mẹ rồi, giờ phải làm sao cho xứng với cái 4 năm đại học, có bằng có cấp.(ảnh minh họa)
Đã trải hồ sơ khắp nơi, xin việc rất nhiều chỗ, người ta cũng cứ từ chối mình mặc dù đã có cơ hội được gọi tới phỏng vấn. Có lẽ ngoại hình của mình không ưa nhìn chăng? Đó cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong tuyển dụng nhân sự của họ. Và, đợi chờ là mòn mỏi với những sinh viên mới ra trường như mình. Xin tạm vào đâu đó làm kiếm cơm, chẳng lẽ ra trường rồi vẫn để bố mẹ lo lắng? Đi học đã ăn bám bố mẹ rồi, giờ phải làm sao cho xứng với cái 4 năm đại học, có bằng có cấp.
Thôi thì tạm thời cắn răng đi rửa bát thuê, kiếm tiền nuôi thân, nuôi miệng. Nhưng nhớ là, nếu có ai hỏi thì đừng nói là đã học xong đại học, không có người lại chẳng thông cảm với thời thế mà lại cười vào mặt một cách khinh bỉ và coi thường. Nghĩ thật chua xót cho phận cử nhận đi rửa bát thuê…
Theo VNE
Học cao thất nghiệp, vợ dở chứng với chồng
Thất nghiệp đã gần 1 năm nhưng Hiền, vợ Nam vẫn nhất nhất ở nhà chờ tìm được việc xứng với bằng cấp. Cô bảo, em là thạc sĩ làm sao chấp nhận được mức lương chỉ 7-8 triệu đồng như dân cử nhân được.
Hiền học giỏi, có tài. Sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính với tấm bằng loại ưu, cô được nhận vào làm việc cho Công ty con của một Tập đoàn Xây dựng. Sau đó, Hiền vừa đi làm, vừa học lên cao học và chỉ 2 năm sau đã lấy được bằng thạc sĩ. Có năng lực, có bằng cấp, chẳng bao lâu cô đã được đề bạt lên làm Trưởng phòng kế toán với thu nhập gần 20 triệu/tháng.
So với Hiền, Nam thua kém hơn vợ. Anh chỉ là chủ nhiệm công trình của một Công ty xây dựng nhỏ với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Thua kém vợ về cả bằng cấp và thu nhập, Nam thường xuyên tìm công trình ngoài để kiếm thêm. Cũng may, từ khi kết hôn đến nay, chưa một lần Hiền so đo với chồng về bằng cấp hay thu nhập.
Tuy nhiên, năm ngoái, ngành xây dựng gặp khủng hoảng. Tập đoàn Xây dựng Hiền đang làm việc quyết định sáp nhập các Công ty con lại với nhau. Công ty của Hiền sáp nhập với một Công ty khác, chị kế toán Công ty kia tuy chỉ tốt nghiệp cử nhân, nhưng đã làm việc ở Công ty hơn 10 năm, có nhiều kinh nghiệm hơn nên được bầu làm kế toán trưởng.
So với Hiền, Nam thua kém hơn vợ. Anh chỉ là chủ nhiệm công trình của một Công ty xây dựng nhỏ với mức lương 8 triệu đồng/tháng. (ảnh minh họa)
Bị giáng chức, thu nhập giảm xuống, lại phải làm nhân viên dưới quyền của người mà trình độ học vấn thấp hơn mình, Hiền không phục nên quyết định xin nghỉ việc. Hiền tự tin rằng, với tấm bằng thạc sĩ, lại từng là kế toán trưởng, cô sẽ nhanh chóng tìm được một công việc như ý muốn.
Hiền trăm tính, ngàn tính lại không tính đến việc nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng. Người thất nghiệp thì nhiều mà doanh nghiệp tuyển dụng lại ít. Mà có tuyển dụng thì mức lương họ đưa ra cũng khá khiêm tốn.
Vậy là Hiền liên tục nộp hồ sơ, đi phỏng vấn, rồi tiu nghỉu quay về. Đáng nói, phần lớn nguyên nhân không phải từ phía doanh nghiệp mà là do Hiền đòi hỏi quá cao. Đang ở mức lương gần 20 triệu đồng/tháng, nên giờ các Công ty tuyển dụng chỉ đưa ra mức lương 7-10 triệu đồng/tháng, cô không chấp nhận được.
Có lần, có một Công ty tuyển trưởng phòng kế toán, đồng ý trả mức lương 10 triệu. Nam cứ ngỡ vợ đồng ý, vậy mà Hiền vẫn từ chối. Cô bảo: Mức lương chỉ bằng một nửa ở Công ty cũ. Mà Công ty này cũng không lớn lắm, cho dù sau này có tăng lương thì còn lâu mới được bằng thu nhập cũ. Chờ cơ hội khác vậy.
Cứ thế, hết tháng này đến tháng khác, Hiền lần lượt từ bỏ nhiều cơ hội đi làm để ở nhà ôm mộng tìm một công việc lương cao, vị trí tốt, xứng với bằng cấp và trình độ của mình.
Trước đây, lương mình thấp, vợ chưa bao giờ phàn nàn nên giờ Hiền thất nghiệp một thời gian dài Nam cũng chỉ biết động viên, khích lệ cô. (ảnh minh họa)
Một, hai tháng đã đành, chứ đằng này đã thất nghiệp gần một năm mà suy nghĩ của Hiền vẫn không thay đổi.
Mới đây nhất, có một doanh nghiệp tuyển kế toán viên, đồng ý trả cho Hiền mức lương 8 triệu, ưu ái hơn so với các ứng viên khác bởi cô năng lực. Vậy mà Hiền vẫn từ chối.
Nghe cô kể, Nam khuyên vợ: Hay em đi làm ở Công ty này đi. Công ty lớn, có cơ hội thăng tiến. Mức lương 8 triệu ở thời điểm khó khăn này cũng chấp nhận được rồi. Vậy mà Hiền vẫn tỉnh bơ: Em là thạc sĩ làm sao chấp nhận mức lương 7-8 triệu như cử nhân được. Anh chẳng có ý chí gì cả. Em không tin, với bằng cấp và trình độ của mình mà không tìm được công việc vừa ý.
Trước đây, lương mình thấp, vợ chưa bao giờ phàn nàn nên giờ Hiền thất nghiệp một thời gian dài Nam cũng chỉ biết động viên, khích lệ cô.
Nhưng Nam cũng lo, trước đây, thu nhập hai vợ chồng cũng được tính là khá nên ăn tiêu khá hoang phí, cô ở nhà nhưng cũng không thay đổi cách tiêu pha. Hiền thất nghiệp đã gần một năm, thu nhập của anh không đủ trang trải các chi phí hàng tháng nào tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước, đám cưới, đám hỏi... Do đó, số tiền hai vợ chồng tiết kiệm để mua đất đang ngày càng vơi đi. Mà Hiền thì không biết khi nào mới tìm được việc khiến cô ưng ý...
Theo Eva
Làm ngân hàng vẫn ngửa tay xin tiền vợ ... Nhưng vẫn phải rao lương của mình cao ngút trời. Vì nếu than nghèo kể khổ thì chắc chẳng có khách khứa nào dám đến mà gửi tiết kiệm tiền. Đó là câu chuyện thật của mấy anh bạn làm ngân hàng của tôi. Nói ra thì bảo 'vạch áo cho người xem lưng' chứ thật sự, lương ngân hàng đâu phải...