Cử nhân loại giỏi trượt viên chức: Sở Nội vụ HN nói gì?
Theo đại diện của Sở Nội vụ Hà Nội, một số trường hợp bằng giỏi, luận văn điểm cao nhưng khi chấm vẫn kém hơn bằng khá là do một số trường đại học đào tạo tùy tiện, khi áp dụng đúng luật xét tuyển viên chức lại áp dụng theo cách khác.
Thời gian gần đây, Báo Gia đình & Xã hội nhận được một số đơn thư, cuộc gọi của các giáo viên, tân cử nhân mới ra trường là thí sinh của kỳ thi tuyển công chức ngành giáo dục Hà Nội (do Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức và thông báo kết quả vào tháng 11 vừa qua).
Thí sinh Vũ Phương Nhi (bên phải) cảm thấy thất vọng khi bị trượt trong kỳ thi công chức. Ảnh: Quang Huy
Trong đó có chị N.T.P.Liên (Thạch Thất, Hà Nội) cho rằng cách tính điểm vô lý khiến chị tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hệ chính quy mà thua điểm cả với các thí sinh có bằng tại chức, cao đẳng dẫn đến bị trượt; Thí sinh N.T.Sang (huyện Ba Vì) phản ánh, cách tính điểm nhầm lẫn dẫn đến không cộng điểm tốt nghiệp và trượt viên chức năm 2015…
Tiêu biểu là trường hợp của thí sinh Vũ Phương Nhi (SN 1993, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) tốt nghiệp loại Giỏi của ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), điểm Khóa luận tốt nghiệp đạt 9,4 thi tuyển vào Trường THCS Láng Hạ (quận Đống Đa) bị trượt và xếp sau thí sinh tốt nghiệp bằng Khá.
Theo Nhi, việc Hội đồng Tuyển dụng viên chức giáo dục của quận Đống Đa liên tục ra văn bản để điều chỉnh, bổ sung khiến cho chị mất quyền lợi là lấy điểm Khóa luận (quy hệ số 100), thay đó là lấy điểm trung bình học tập.
Bảng thông báo điểm cho thấy thí sinh Vũ Phương Nhi bằng đỏ nhưng vẫn xếp sau thí sinh khác có bằng khá.
Về vấn đề liên quan đến cách lấy điểm, ông Hồ Vĩnh Thanh – Phó phòng Đào tạo, Bồi dưỡng, Tuyển dụng (Sở Nội vụ Hà Nội) khẳng định không có chuyện công văn bổ sung có những nội dung trái quy định.
Công văn mới chỉ nhắc lại một số nội dung quan trọng mà các địa phương dễ làm sai chứ tất cả các nội dung trong đó đã từng được phản ánh trong nhiều công văn trước mà Sở gửi các Hội đồng tuyển dụng. Có nhiều đơn vị đã làm sai đã phải làm lại.
Video đang HOT
Lý giải việc các Hội đồng tuyển dụng không lấy điểm tốt nghiệp của thí sinh do trường ĐH cung cấp mà áp dụng một cách chấm điểm khác, ông Thanh cho rằng, trường ĐH không to bằng Bộ GD&ĐT được. Việc thi tuyển viên chức của ngành giáo dục có luật riêng theo quy định.
Mùa tuyển dụng nào cũng lỗi tính điểm vì giáo dục thiếu quản lý, tùy tiện. Với những người học Tín chỉ (không được tính môn tốt nghiệp riêng) được làm khóa luận nhưng hệ Tín chỉ học thoáng và thoải mái hơn.
Lý lẽ mà Sở Nội vụ Hà Nội đưa ra đã cho thấy có sự vênh giữa quá trình đào tạo đại học lẫn các quy định tuyển dụng chính là nguyên nhân khiến cho sự việc càng rắc rối, đến nay chưa có hồi kết trong những năm gần đây.
Sinh viên thì chỉ biết học và làm sao có điểm cao, trong khi đi tuyển dụng vẫn bị trượt vì những quy định “trong mơ chưa thấy” bao giờ.
Đã đến lúc cần có một quy định riêng, thống nhất trong xét tuyển viên chức, chứ không thể vận dụng một cách “linh hoạt” hay máy móc, khiến nhiều thí sinh ấm ức, thiếu tin tưởng vào các kỳ thi.
Theo Q.Huy (Báo Gia đình & Xã hội)
Sát hạch công chức ở Hà Nội: Nhiều câu hỏi cần lời giải đáp
Trong thông báo số 570/HĐKTSH-SVN của Hội đồng kiểm tra sát hạch cho biết số thí sinh có thời gian công tác trên 5 năm là 77 người. Tuy nhiên trong bản đính kèm thông báo này, con số này là 80 người, và cuối cùng trả kết quả sát hạch lại có đến 83 người!
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, liên quan đến những "lùm xùm" trong việc sát hạch công chức đối với những ứng viên không thông qua thi tuyển, lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội đã có giải thích khá rõ ràng về việc có hai đối tượng tham gia và nằm ở hai Quyết định khác nhau.
Để làm sáng tỏ một số vấn đề, phóng viên Dân trí đã vào cuộc xác minh và phát hiện ra nhiều điểm đòi hỏi cơ quan chức năng cần có lời giải đáp thỏa đáng.
Đề thi không có thang điểm
Theo tìm hiểu của Dân trí, ở Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 15/1/2015 của UBND Thành phố về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch thi tuyển cụng chức làm việc tại sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2015, tổng chỉ tiêu thi tuyển công chức ngạch chuyên viên là 560 người.
Để thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô và thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển đối với những trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, sau khi xin ý kiến của UBND Thành phố, Sở Nội vụ Hà Nội đã có hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thông báo và thực hiện các nội dung để tiếp nhận không qua thi tuyển đối với những trường hợp đặc biệt trong kỳ thi tuyển công chức năm 2015. Theo đó, đối tượng tiếp nhận không qua thi là những người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài.
Trên website của Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định khá rõ ràng đối tượng tiếp nhận không qua thi tuyển đối với chỉ tiêu thuộc Quyết định 163/QĐ-UBND.
Các ứng viên này bắt buộc phải tham gia kiểm tra sát hạnh về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển; điểm sát hạch được tính theo thang điểm 100. Người trúng tuyển công chức bằng tiếp nhận không qua thi tuyển phải có điểm sát hạch đạt từ 50 điểm trở lên lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Tuy nhiên, trong kỳ kiểm tra sát hạch vừa qua xuất hiện một số tình huống khá khó hiểu khi không có thang điểm ứng với từng câu hỏi của phần thi viết, thí sinh dự sát hạch thì hoang mang vì không biết thang điểm phỏng vấn. Chỉ khi phóng viên Dân trí sang trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Sở Nội vụ thì barem điểm mới được tiết lộ: Điểm phần thi viết là 80 điểm, phần phỏng vấn chỉ là 20 điểm.
Một số ứng viên trượt sát hạch vừa qua cho biết: "Khi kết thúc phỏng vấn có người trong Hội đồng nói điểm phần này là 30 giờ lại được thông tin là 20. Đáng lẽ ra Hội đồng kiểm tra sát hạch phải công bố trước cho ứng viên được biết. Việc có kết quả rồi mới "tiết lộ" điều này thì chúng tôi hoàn toàn có thể đặt ra nghi ngờ về sự minh bạch của kỳ kiểm tra này".
Nhiều "uẩn khúc" về đối tượng trên 5 năm
Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 16/3/2015 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức diện tiếp nhận không qua thi tuyển làm việc tại các sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội là 294 người. Trong quyết định này giao cho Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyển dụng trình UBND Thành phố ban hành; hướng dẫn các sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thông báo, tiếp nhận xét duyệt hồ sơ đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy định.
Điều 2 của Quyết định 1149 yêu cầu rất rõ việc thông báo công khai và tiếp nhận hồ sơ.
Quyết định cũng cho biết chỉ tiêu tiếp nhận công chức không qua thi tuyển năm 2015 ở từng đơn vị. Đồng thời đưa ra các thông tin về vị trí việc làm tuyển dụng; ngành hoặc chuyên ngành cần tuyển; đối tượng tiếp nhận công chức không qua thi tuyển.
Nếu như ở Quyết định số 163/QĐ-UBND thì Sở Nội vụ có văn bản hướng dẫn khá chi tiết và được đăng tải trên website của đơn vị này thì ở Quyết định số 1149/QĐ-UBND không thể tìm kiếm được thông tin liên quan nào về hướng dẫn thực hiện.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một số quận, huyện cho biết Sở Nội vụ có văn bản hướng dẫn xuống các đơn vị và các đơn vị thông báo công khai để ứng viên đạt yêu cầu đăng ký tham gia. Sau khi đăng ký các đối tượng này sẽ tham dự kỳ kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu sẽ được xem xét tiếp nhận.
Điều khá bất ngờ ở đây, mặc dù khẳng định đã công bố công khai nhưng ở mỗi vị trí việc làm tuyển dụng số người được tham gia sát hạch so với chỉ tiêu công bố là bằng nhau (không có sự cạnh tranh). Theo Sở Nội vụ Hà Nội, có 83 người công tác 5 năm trở lên tham gia sát hạch và có đến 82/83 người "Đạt", và chỉ có 1 trường hợp "Không đạt". Đáng chú ý nữa là những người này có điểm số sát hạch tương đối cao, đa phần đều trên 70 điểm, nhiều người trên 90 điểm.
Câu hỏi đặt ra: Có phải chăng có quá ít người có thời gian công tác trên 5 năm đăng ký vào các vị trí tuyển dụng được thông báo ở Quyết định 1149 hay là do không biết thông tin để đăng ký?
Bên cạnh đó, Quyết định 1149 cho biết, trong số 294 chỉ tiêu dành cho công chức diện tiếp nhận không qua thi tuyển ngoài đối tượng công tác trên 5 năm còn có những chỉ tiêu dành cho thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc tại nước ngoài, thủ khoa. Những đến thời điểm hiện tại, Sở Nội vụ vẫn chưa có thông báo nào về việc tuyển dụng này. Thậm chí còn có dấu hiệu bất thường.
Rất nhiều vị trí việc làm thuộc Quyết định 1149 tiếp nhận thủ khoa, thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc tại nước ngoài.
Chẳng hạn như có 1 vị trí việc làm ở văn phòng Sở Công thương Hà Nội và đối tượng tiếp nhận công chức không qua thi tuyển là thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc tại nước ngoài. Nhưng kết quả cuối cùng, đối tượng được tham gia sát hạch lại chỉ có duy nhất một viên chức tham gia, kết quả ứng viên này trúng tuyển.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm sự việc này và sớm thông tin đến với bạn đọc.
S.H
Theo Dantri
Vì sao thủ khoa xuất sắc vẫn trượt công chức ở Hà Nội? GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói: "Thi công chức như ta từng làm chưa chắc đã chính xác, khó tìm được người giỏi". Mới đây, Sở Nội vụ TP.Hà Nội công bố kết quả kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức thi trượt trong kỳ tuyển dụng công chức TP.Hà Nội năm 2015. Sở Nội...