Cử nhân 8X thích bị “giời đày”
Tốt nghiệp đại học nhưng chàng thanh niên Bùi Gia Định (SN 1989) lại có đam mê làm nông nghiệp an toàn. Trang trại của Định nằm ở giữa cánh đồng bao la ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Động lực của sức trẻ
Bước chân vào trang trại của Định, chúng tôi khá ấn tượng bởi sự quy hoạch rõ ràng, hợp lý. Với tổng diện tích hơn 1,4ha, anh chia trang trại thành từng phân khu riêng biệt, chỗ trồng rau, nuôi gà, nuôi chim câu, thả cá. Trang trại có môi trường khá sạch, vào sát khu chăn nuôi cũng không hề thấy nặng mùi.
Từ mô hình chăn nuôi sạch, mỗi năm anh Định có lãi hơn 200 triệu đồng. ảnh:Thu Hà
Vừa chăm sóc đàn gà đẻ, Định vui vẻ kể, anh tốt nghiệp Khoa Kế toán, Trường Đại học Thành Đô. Trong thời gian chờ việc, Định được bác ruột bảo lãnh sang Đài Loan giúp việc kinh doanh. Khi đã khá thông thạo tiếng bản địa, Định xin vào làm việc tại một công ty điện tử có tiếng ở Đài Loan. Những ngày nghỉ cuối tuần, Định thường cùng người bác đi thăm các trang trại sản xuất nông sản sạch để thư dãn.
“Tôi đã thực sự ấn tượng với các trang trại trồng rau công nghệ cao ở đây. Rau được trồng trong nhà kính, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun hiện đại. Đặc biệt, các trang trại rau ở đây tuân thủ nghiêm ngặt các khâu sản xuất thực phẩm sạch” – Định chia sẻ.
“Bắt tay vào sản xuất nông sản sạch, tôi xác định mình đặt chữ tín và chữ tâm lên hàng đầu. Cùng với chăn nuôi, tôi vẫn tiếp tục xây dựng kế hoạch và chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện dự định xây dựng hệ thống trồng rau sạch công nghệ cao”. Anh Bùi Gia Định
Vốn ham học hỏi, Định rất hay trò chuyện với các chủ trang trại ở Đài Bắc về làm nông nghiệp. Rồi dần dần niềm đam mê làm nông nghiệp sạch ngấm vào người lúc nào không hay…
Hai năm sau, Định từ bỏ mức lương 25 triệu đồng/tháng ở Đài Loan trở về quê Tân Lập triển khai mô hình trồng rau sạch.
Video đang HOT
“Khi tôi trình bày ý tưởng, ai cũng phản đối, nhất là bố mẹ. Mẹ bảo đời bố mẹ làm nông dân cực nhọc trăm đường, cố gắng nuôi tôi ăn học những mong tôi thoát ly đồng ruộng. Nhưng tính tôi là thế, đã quyết thì phải làm đến cùng. Tháng 8.2013 tôi thuê đất, xây dựng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới” – Định bộc bạch.
Gian nan làm nên quả ngọt
Quỹ đất nhỏ, Định gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa, tháng 5.2014, Định thuê đất ruộng chuyển sang mô hình VAC. Mô hình của Định gồm các sản phẩm rau, gà, ngan, cá và chim bồ câu. Tất cả đều sạch từ cách chăm sóc, đến khâu thu hoạch, bảo quản.
Định thổ lộ: “Phải đi vào sản xuất thực phẩm sạch mới mong cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Trang trại này vốn là khu đồng trũng, cấy lúa kém hiệu quả, nhiều người để hoang chẳng buồn cấy. Thế mà khi tôi thuê ruộng, nhiều người không tin tôi có thể cải tạo chỗ đất này nên không dám giao đất cho tôi” – Định nhớ lại.
Những ngày dài sau đó, người dân ở đây quen thuộc với hình ảnh cậu thanh niên trắng trẻo, thư sinh dầm mình cùng người làm thuê dưới cái nắng mùa hè như thiêu như đốt. Nhiều người hả hê trêu Định: “Đang là “Việt kiều” trong phòng lạnh không sướng lại thích bị giời đày…”.
Bằng sự quyết đoán, kiên trì và ham học hỏi, đến nay Định đã có lãi hơn 200 triệu đồng/năm từ chăn thả 3.000 con ngan, 2.000 gà thịt, 500 gà đẻ trứng, 40 đôi chim câu và thả cá trên 7.000m2 mặt nước. “Rau tôi trồng theo chuẩn VietGAP, còn thức ăn cho ngan, gà, chim câu 100% bằng ngũ cốc sạch và cá tươi. May mắn, nông sản sạch của trang trại được người tiêu dùng, các thương lái nhiệt tình đón nhận” – Định chia sẻ.
Theo Danviet
Nam thanh niên điều khiển đàn vật nuôi hàng ngàn con theo ý muốn
"Em không phải nghệ sĩ xiếc nhưng có thể điều khiển được những động vật mình nuôi. Bí quyết chẳng có gì khó khăn cả. Chỉ cần yêu thương nó, hiểu được tiếng nói của nó là đủ", Hạnh tự hào.
Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) từng nổi tiếng với cách làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động. Nhưng mới đây, ở địa phương này lại được nhiều người biết đến nhờ có những thanh niên trẻ đã lập nghiệp, làm giàu trên đất quê mình. Anh Trần Đức Hạnh (sinh năm 1983, thôn Bắc Sơn) là một trong số đó.
Hạnh với các thành viên trong BCH Đoàn xã đang bàn bạc thành lập tổ hợp tác thanh niên. Ảnh: L.V.V
Làm giàu theo ý nguyện của cha
Anh Trần Phong (cán bộ Huyện đoàn Nghi Xuân) dẫn chúng tôi đến Cương Gián tìm Trần Đức Hạnh. "Anh ấy không có ở nhà đâu. Muốn tìm anh ấy phải ra trang trại, không ở hồ, ở trại thì cũng ở vườn", một người hàng xóm vừa chỉ đường, vừa nói.
Len lỏi qua những con đường gồ ghề, nhỏ hẹp đến cánh đồng Lọng Bọng cạnh con rào Mỹ Dương, chúng tôi bắt gặp cảnh lạ: Một thanh niên đang dẫn theo sau cả đàn ngan, ngỗng, vịt dễ đến hàng ngàn con. "Em không phải nghệ sĩ xiếc nhưng có thể điều khiển được những động vật mình nuôi. Bí quyết chẳng có gì khó khăn cả. Chỉ cần yêu thương nó, hiểu được tiếng nói của nó là đủ", Hạnh tự hào.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra ngay trên bờ ruộng. Với Hạnh, lựa chọn VAC để khởi nghiệp là duyên phận, đam mê và quan trọng hơn là làm theo di chúc của cha. "Có 3 lý do để em lựa chọn VAC. Một là em thích môn sinh vật khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ý tưởng này đã ám vào em từ nhỏ. Hai là trước khi bố mất đã di chúc lại cho em là không để đất hoang. Bố muốn 1,7ha đất mà bố khai hoang ở vùng Lọng Bọng cạnh rào Mỹ Dương, dưới chân núi Hồng Lĩnh phải trở thành trang trại: "Phải làm cho đất nở hoa". Thứ 3 là sau 8 năm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, em tích lũy được ít vốn về là bắt tay vào cuộc ngay, không thể để chậm trễ", Hạnh chia sẻ.
Xóa hết nợ sau hơn một năm lao động
Hạnh đi đâu là đàn gia cầm đi theo. Ảnh: L.V.V
Công việc đầu tiên khi Hạnh thực hiện ý nguyện của cha là dọn mặt bằng và quy hoạch. Hạnh đã được anh Dương Văn Khanh, Bí thư đoàn xã Cương Gián cùng đồng hành, giúp đỡ, lên ý tưởng phác thảo trên giấy và đưa vào thực hiện nhanh chóng. Dựa trên thế khu đất, Hạnh đã quy hoạch 1,7ha thành 4 khu vực: Khu trồng cây ăn quả; khu đào ao nuôi cá; khu làm trang trại chăn nuôi; khu làm kinh doanh dịch vụ và nhà ở.
Và tất cả được triển khai đồng loạt, thợ đến làm trang trại, thợ cho máy đào ao. Chỉ trong 4 tháng tất cả nhà, chuồng chăn nuôi hoàn thành. Bốn hồ nuôi cá trắm đen, cá chuối và cá thịt khác với diện tích 1200m2 đã hoàn tất. "Trong người em lúc nào cũng sôi sùng sục, cũng cháy lên những ý tưởng và muốn biến tất cả ý tưởng ấy thành hiện thực", Hạnh thổ lộ.
Hạnh làm việc quần quật đêm ngày với mục tiêu làm giàu: Đến Tứ Xuyên chọn mua giống vịt cánh trắng, ngỗng; sang Quỳ Châu (Nghệ An) đặt mua giống vịt bầu. "Cuối năm 2013, em mua một lúc 5 con trâu và 5 con bò, cả hai giống này đều mua theo tỷ lệ 4 con nái, một con đực; đầu tư nuôi 40 con lợn thịt, 3 lợn nái, 6000 con vịt trong đó dự định 500 vịt đẻ trứng, 300 con ngỗng, 500 con ngan và 500 con gà. Rót hết vốn liếng còn vay nợ gần nửa tỷ. Có chí làm quan, có gan làm giàu mà", Hạnh cho biết.
Giúp Hạnh có 8 lao động, trong đó có 5 lao động của gia đình và 3 lao động được Hạnh ký hợp đồng với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng. Trong quá trình làm chỗ nào không biết thì mua sách về đọc, tra Google hoặc tìm thầy, tìm bạn. Nhận xét về Hạnh, anh Dương Văn Khanh, Bí thư đoàn xã Cương Gián cho hay: "Đây là một thanh niên mê làm đến quên ăn, quên ngủ".
Dãy ao mới đào, thả cá, cá lớn vùn vụt mỗi ngày trông thấy. Đàn vịt ngan ngỗng của nhà Hạnh được chăn dắt trên những cánh đồng hoang cứ lớn lên như thổi. Chẳng mấy chốc Hạnh đã cho xuất chuồng. Đầu năm 2015 Hạnh xuất được 4.000 con vịt thịt thu về 400 triệu đồng, 40 con lợn thịt bỏ túi 120 triệu đồng, bò và trâu lãi gần 50 triệu đồng; 4 ao cá thu về gần 100 triệu đồng. "Chỉ mới hơn một năm mà em đã trả hết nợ, lại còn tiền để đầu tư. Em không ngờ bước đầu khởi nghiệp mà lại gặp may mắn như vậy", Hạnh hồ hởi cho biết.
Được biết Đoàn xã Cương Gián đang tìm cách nhân rộng mô hình VAC của Hạnh. "Sắp tới chúng em sẽ vận động thành lập Hợp tác xã chăn nuôi để tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ, nhất là các bạn tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. Hạnh sẵn sàng đỡ đầu mọi mặt", chị Phạm Thị Hồng Nhung, Phó Bí thư Đoàn xã Cương Gián cho hay.
Trao đổi với chúng tôi về dự định năm 2016 và những năm kế tiếp, Hạnh bộc bạch: "Em vẫn tiếp tục đầu tư vào VAC, hoàn chỉnh quy hoạch nhằm cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo sạch. Em sẽ đầu tư quy trình khép kín từ nguồn giống, thức ăn sạch, lò giết mổ, nhà hàng phục vụ. Muốn vậy phải liên kết liên doanh thành lập tổ hợp tác, phát triển và phải có thời gian mới có thể thực hiện được ý tưởng đó".
Theo Lê Văn Vỵ (Báo Gia đình & Xã hội)
Người Việt đã ăn 6 tấn chất cấm trong thịt heo? Chỉ có 3 trong số 9 tấn Sabutamol được cấp phép nhập khẩu sử dụng vào mục đích sản xuất thuốc, số còn lại đã bị các công ty dược tuồn ra thị trường. Chỉ trong năm 2015, người tiêu dùng trên cả nước có thể đã ăn tới 6 tấn chất cấm trong chăn nuôi. Thông tin trên được đưa ra tại...