Cứ ngỡ cuộc đời đã chấm hết, giờ trở thành tỷ phú nuôi lợn phố núi doanh thu 50 tỷ/năm
Nguyễn Công Bắc tập tễnh bước vào nghề chăn nuôi lợn khi tưởng như cuộc đời đã chấm hết. Với sự nỗ lực, khát khao làm giàu mãnh liệt, anh đã trở thành tỷ phú chăn nuôi lợn siêu nạc với quy mô lớn nhất nhì đất Sơn La.
Mỗi lần cần thông tin về giá lợn hơi, tôi lại gọi điện, nhắn tin hỏi anh Nguyễn Công Bắc, người được bà con láng giềng gọi với cái tên thân mật: Bắc “cụt”. Lúc nào anh cũng sẵn lòng và trả lời tôi rất nhiệt tình.
Gần đây anh khoe: “Giá lợn hơi tăng cao quá. Anh vừa bán 1 lứa tổng trọng lượng 50 tấn lợn hơi, giá 97.000 đồng/kg. Số tiền 20 tỷ đồng bị lỗ vì bão giá năm 2017-2018, đến nay coi như đã gỡ xong”.
Anh Nguyễn Công Bắc chụp ảnh lưu niệm cùng nghệ sĩ hài Quang Thắng trong một lần gặp mặt tại khuôn viên trang trại. Ảnh: NVCC
Chớp thời cơ “vàng”
Tôi nhẩm tính, với 50 tấn lợn hơi bán ra mỗi đợt, anh Nguyễn Công Bắc sẽ có doanh thu 4,85 tỷ đồng. Trong chuồng của anh hiện nay có tổng đàn nái 1.200 con và khoảng 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Mỗi tháng anh bán khoảng 2 lứa lợn hơi, tính nhanh trong đầu anh đã có doanh thu gần 10 tỷ đồng. Đó là chưa kể anh Bắc còn xuất bán cho bà con trong vùng khoảng 1.000 con lợn giống mỗi tháng, giá bình quân 2,7 – 3 triệu đồng/con.
Anh Bắc cho biết, do giá lợn hơi đang duy trì mức cao nên người chăn nuôi có lợi nhuận khá. Ngược lại, lúc “bão giá” hay bão dịch, thì thiệt hại không đong đếm được. Hiện chi phí đầu tư lợn giống đã tăng lên khoảng 3 triệu đồng/con. Tính ra tổng chi phí nuôi 1 con lợn nặng 100kg hiện nay vào khoảng 6,3 – 6,5 triệu đồng. Với giá bán trên 90.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay, anh Bắc thu lãi khoảng 3 – 3,5 triệu đồng/con.
Anh Nguyễn Công Bắc đang sở hữu 3 trang trại lớn với tổng diện tích 7ha, tổng đàn lợn gồm 1.400 lợn nái và 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Trong đó, 1 trang trại ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017 với hệ thống chăn nuôi khép kín.
Ở Sơn La, anh Bắc được xem là “chịu chơi” trong giới chăn nuôi khi đầu tư số vốn lớn để nhập lợn cụ kị thuần chủng Yorkshire, Landrace từ Pháp về, áp dụng công nghệ cho ăn tự động của Tây Ban Nha.
Anh Bắc cho biết, năm nay đang có kế hoạch tăng thêm 10.000 con lợn thịt, 200 con lợn nái và nhập thêm 100 con lợn cụ kị, ông bà về để chủ động sản xuất đàn giống bố mẹ, tăng quy mô chăn nuôi và bán ra thị trường nhằm góp phần giảm áp lực “khát” con giống.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Công Bắc trong khu nhà điều hành công ty. Ảnh: I.T
Anh Nguyễn Công Bắc (SN 1967, ở Tổ 4 phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La, Sơn La), là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017. Nghề nghiệp chính của anh là chăn nuôi lợn nái, lợn thịt trên diện tích sản xuất 17.000m2. Hiện anh đang sử dụng thường xuyên 20 lao động. Anh cũng thường xuyên giúp đỡ giống, vốn, kỹ thuật cho các hộ nghèo.
Ngã rẽ sau tai nạn bất ngờ
Anh Bắc (sinh năm 1967, quê gốc ở Thường Tín, Hà Nội). Năm 2000, anh rời quê hương lên Sơn La lập nghiệp với nghề buôn đường dài. Trong một lần đi nhờ xe ôtô, anh không may bị tai nạn và cụt mất một chân.
“Lúc đó, suy sụp lắm, nghèo khổ tưởng không thể ngóc đầu lên nổi. Mỗi khi nghĩ tới vợ dại, con thơ là nước mắt lại trào ra. Rồi mình nghĩ, là trụ cột gia đình, mình không thể gục ngã được… Có lẽ ngã rẽ đó lại là duyên đến với nghề chăn nuôi lợn như bây giờ”- anh Bắc tâm sự.
Sau nhiều đêm trăn trở, tìm nghề phù hợp với hoàn cảnh của mình, anh Bắc đã lựa chọn nuôi lợn nái, lợn thịt. Ban đầu do thiếu vốn, anh chỉ dám mua 10 con lợn nái về nuôi. Khi lợn nái sinh sản, anh để con giống lại nuôi và thường duy trì khoảng 100 con lợn thịt.
“Đã chọn là nghề thì phải chăm chút chúng còn hơn cả bản thân mình” – anh Bắc thổ lộ. Hàng ngày, vợ anh gánh nước vào chuồng còn anh tự tay tắm táp, vuốt ve đàn lợn.
“Lợn nó cũng có tình cảm đấy, nếu mình thường xuyên vuốt ve, chiều chuộng chúng thì chúng cũng quý mình và nhanh lớn hơn” – anh Bắc cười hóm hỉnh.
Sau đó, được vợ và người thân động viên, anh Bắc quyết liều một phen làm ăn cho ra tấm ra món. Năm 2007, anh mạnh dạn vay 800 triệu đồng từ Ngân hàng NNPTNT tỉnh Sơn La, cộng thêm khoản tiền tích cóp, vay mượn được, anh đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng chuồng trại và mua 30 con lợn nái, 200 con lợn thịt giống siêu nạc về nuôi.
Anh Bắc sở hữu 3 trang trại với tổng diện tích 7ha để chăn nuôi lợn. Ảnh P.V
Vì sức khoẻ không được như những người bình thường, anh Bắc buộc phải tính toán thuê nhân công, lắp camera để có thể ngồi một chỗ cũng quản lý được trang trại. “Cũng may nhờ làm ăn được nên số lợn thịt, lợn nái của tôi tăng lên rất nhanh. Hệ thống chuồng trại vì thế cũng phải mở rộng, nhân công ngày một nhiều hơn”- anh Bắc nói.
Lúc đó, suy sụp lắm, nghèo khổ tưởng không thể ngóc đầu lên nổi. Mỗi khi nghĩ tới vợ dại, con thơ là nước mắt lại trào ra. Rồi mình nghĩ, là trụ cột gia đình, mình không thể gục ngã được… Có lẽ ngã rẽ đó lại là cái duyên đến với nghề chăn nuôi lợn như bây giờ”.
Anh Nguyễn Công Bắc
Không phải tới khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, anh mới thực hiện nội quy “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Xác định làm ăn chuyên nghiệp nên ngay từ khi xây dựng chuồng trại, anh đã học hỏi mô hình chuồng kín, phân thành các khu riêng biệt gồm khu nuôi lợn thịt, khu lợn nái, lợn con…
Hàng ngày, chỉ công nhân trong trại mới được phép thường xuyên tiếp xúc với đàn lợn, còn không thì tất cả quan sát qua các màn hình camera nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan từ bên ngoài.
Năm 2011, anh Nguyễn Công Bắc mở doanh nghiệp, lấy tên là Công ty CP chăn nuôi Lộc Phát BLLT, chủ yếu sản xuất kinh doanh, cung cấp lợn giống, thịt lợn thương phẩm, thức ăn gia súc, nông sản và vận tải hàng hóa.
Để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi, làm ra sản phẩm thịt lợn đạt chất lượng tốt nhất, anh Bắc ký hợp đồng với một số công ty chuyên sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y có uy tín như: Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty CP Greenfeed Việt Nam, Công ty TNHH Cargill…
Anh Nguyễn Công Bắc (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng khách hàng. Ảnh: NVCC
Có thể nói bây giờ, trang trại của anh đã hoàn toàn chủ động nguồn con giống tại chỗ, nhờ đó kiểm soát được chất lượng ngay từ đầu vào. Mỗi con lợn khi được sinh ra, công nhân đều nhập lên hệ thống phần mềm theo dõi. Chỉ cần mở máy tính, anh Bắc cũng có thể biết được con lợn đó được tiêm phòng vaccine hay chưa…
Ngay cả khi dịch tả lợn châu Phi lây lan khắp nơi, gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi, thì trang trại của anh Bắc vẫn vận hành bình thường.
Được biết, trung bình mỗi năm hệ thống trang trại của anh Bắc xuất bán ra thị trường khoảng 700 tấn lợn thịt và 8.000 – 10.000 con lợn giống, doanh thu từ 40 – 50 tỷ đồng/năm.
Sơn La: Một nông dân thu gần 5 tỷ đồng chỉ riêng xuất bán 1 lứa lợn
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại ở phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La (tỉnh Sơn La) cho biết, anh vừa xuất bán 1 lứa lợn với giá 97.000 đồng/kg.
Tổng trọng lượng lợn hơi anh bán đợt này lên tới 50 tấn. Tính ra anh Bắc có doanh thu 4,85 tỷ đồng.
Anh Bắc cho biết, hiện chi phí đầu tư lợn giống đã tăng lên khoảng 3 triệu đồng/con, thức ăn chăn nuôi 2,7 triệu đồng. Tiền điện, nước, thuốc thú y, vaccine khoảng 200.000 đồng; nhân công 200.000 đồng; chi phí thuê chuồng trại 200.000 đồng, rủi ro 5%... Tính ra giá thành chăn nuôi 1 con lợn nặng 100kg hiện nay vào khoảng 6,3 - 6,5 triệu đồng.
Với những trang trại chủ động được đàn cụ kị, bố mẹ như của anh Bắc, chi phí sản xuất lợn giống thường giảm khoảng 1 nửa so với các hộ phải mua con giống.
Hiện nay, anh Nguyễn Công Bắc đang có 3 khu trại lớn với tổng diện tích 7ha, nuôi 1.400 lợn nái và 6.000 con lợn thịt mỗi lứa. Trong đó, 1 trang trại ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017 với hệ thống chăn nuôi khép kín. Anh Bắc đã mạnh dạn đầu tư lợn cụ kị thuần chủng Yorkshire, Landrace nhập từ Pháp về, với công nghệ ăn cám tự động của Tây Ban Nha.
Anh Bắc không may bị mất một chân do tai nạn lao động, song bằng ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua bao khó khăn, anh đang có trang trại lợn lên tới hơn 6.000 con.
Anh Bắc cho biết đang có kế hoạch tăng thêm 200 con lợn nái và nhập thêm 100 con heo cụ kị về để chủ động sản xuất đàn giống bố mẹ, tăng quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nhập khẩu lợn bố mẹ đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Dự đoán xu hướng giá heo hơi thời gian tới, anh Bắc cho biết giá sẽ còn duy trì ở mức cao. Nguyên nhân do nguồn heo thịt trong dân khan hiếm, công tác tái đàn gặp nhiều khó khăn do giá heo giống tăng cao. Thực tế là giá lợn giống lên tới 3-3,5 triệu đồng/con tuỳ nơi. Giá thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng đắt đỏ khiến giá thành sản xuất của các hộ chăn nuôi, trang trại tăng lên.Nông dân rất ham muốn tái đàn, nhưng bà con vừa lo dịch bệnh tái bùng phát, vừa lo tái đàn xong thì giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg theo chỉ đạo của Chính phủ.
"Thực tế là "bão giá" năm 2017-2018, tôi đã bị lỗ mất 20 tỷ đồng vì chăn nuôi lợn", anh Bắc nói.
Nuôi con đẻ một lần rồi chết, gà, cá ăn vào lớn nhanh như thổi Nuôi loài ruồi lính đen dùng để làm thức ăn cho đàn cá, đàn ba ba trong ao-Đó là cách làm hiệu quả kinh tế cao của vợ chồng anh Phan Xuân Hải, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) Lao đao vì chăn nuôi lợn Anh Phan Xuân Hải đã có 5 năm chăn nuôi lợn, nguồn kinh phí cho thức...