Cứ nghĩ gửi con cho ông bà chăm là tốt, ai ngờ việc này để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả tương lai của trẻ
Theo các chuyên gia, để ông bà chăm cháu quá nhiều thời gian chưa hẳn đã là quyết định đúng đắn, trong đó, nổi bật nhất là 5 tác động tiêu cực dưới đây.
Chắc hẳn không có may mắn nào bằng khi sinh con ra mà được ông bà hỗ trợ trông con giúp. Lúc đó, cha mẹ không cần phải đau đầu suy nghĩ đến chuyện thuê người giúp việc, càng không phải sợ cảnh con bị đánh, bị bỏ đói, hay bị thiếu tình thương yêu. Bởi nếu nói về mức độ yêu chiều trẻ con, thì có lẽ ông bà phải được xếp thứ nhất. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của cháu, cho dù đó là những mong muốn trái khoáy, chỉ để thấy cháu cười vui vẻ.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Stephanie Chambers, làm việc tại khoa Khoa học Xã hội và Sức khỏe Cộng đồng, trực thuộc trường Đại học Glasgow (Mỹ) thì việc để ông bà chăm cháu hầu hết thời gian chưa hẳn đã là quyết định đúng đắn, trong đó, nổi bật nhất là 5 tác động tiêu cực dưới đây:
1. Trẻ không vâng lời cha mẹ
Ông bà thường có xu hướng nuông chiều cháu. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi thứ mà trẻ muốn, cho dù việc đó đã từng được cha mẹ nhắc nhở rằng không được làm. Chẳng hạn như cho cháu ăn kẹo vào buổi tối, ăn vặt trước bữa ăn, xem điện thoại thoải mái…
Do vậy, đã có rất nhiều đứa trẻ không vâng lời cha mẹ khi được ở cùng với ông bà, vì trẻ hiểu rằng cho dù mình có làm điều gì sai đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không thể trách mắng hay đánh đòn mình vì đã có ông bà “bảo kê”.
2. Trẻ nhận ra những cảm xúc tiêu cực từ cha mẹ
Nếu trong mắt trẻ, ông bà là người tốt nhất thế gian, là “ông bụt bà tiên” có thể biến hóa ra tất cả những gì trẻ mong ước, thì cha mẹ sẽ bị đẩy vào vai “người xấu” (Ảnh minh họa).
Nếu trong mắt trẻ, ông bà là người tốt nhất thế gian, là “ông bụt bà tiên” có thể biến hóa ra tất cả những gì trẻ mong ước, thì cha mẹ sẽ bị đẩy vào “vai phụ”. Sự ghen tị có thể sẽ xuất hiện ở trong tư tưởng của cha mẹ, vì bạn cho rằng mình không được mọi người coi trọng: bố mẹ thì không hợp tác trong việc dạy cháu, con cái thì bướng bỉnh không nghe lời.
Do đó, cha mẹ phải “xù lông nhím” để cố gắng giành lấy vị trí của mình trong lòng con trẻ. Điều này có thể gây ra căng thẳng và mất phương hướng ở trẻ em vì chúng cảm nhận được những “tần số” tiêu cực từ cha mẹ.
3. Trẻ lười vận động
Video đang HOT
Mọi đứa trẻ đều tràn đầy năng lượng và chúng cần phải được chạy nhảy, nô đùa để phát triển cơ thể đúng cách và khỏe mạnh. Thường thì các ông bà luôn trong tình trạng “hết pin”, nên nếu bảo họ chạy theo bọn trẻ thì chắc chắn đó là điều không tưởng. Thế nên, nếu được giao nhiệm vụ trông cháu, thì hầu như các ông bà đều lựa chọn một cách an toàn mà đơn giản là nhốt cháu ở trong nhà và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời. Đây được xem là phương thức vừa giữ cháu được an toàn khỏi bị té ngã, trầy xước, vừa đỡ mệt cho ông bà.
Song điều này lại không tốt cho trẻ em. Những năng lượng tích trữ không được giải phóng này trong cả một ngày sẽ bùng nổ khi trẻ trở về với cha mẹ, khiến cha mẹ vô cùng mệt mỏi.
4. Trẻ ăn quá nhiều
Ông bà luôn hoàn thành xuất sắc trong việc ép cháu ăn (Ảnh minh họa).
Trong mắt của những người lớn tuổi, trẻ con phải bụ bẫm tròn trịa mới được xem là khỏe mạnh. Thế nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ông bà luôn hoàn thành xuất sắc trong việc ép cháu ăn.
Không những vậy, bánh kẹo, gà rán, khoai tây chiên, pizza và các món ăn vặt khác luôn nằm trong danh sách đồ ăn hàng ngày của trẻ nếu chúng được ở với ông bà. Có thể mục đích của ông bà chỉ là mong cháu ăn nhiều cho khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều những thức ăn không lành mạnh này sẽ gây ra tổn hại cho sức khỏe của trẻ.
5. Trẻ kém về các kỹ năng giao tiếp xã hội
Khi trẻ dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng sẽ không có đủ thời gian để kết bạn với những đứa trẻ khác (Ảnh minh hoạc).
Khi trẻ dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng sẽ không có đủ thời gian để kết bạn với những đứa trẻ khác. Sau này lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng bộc lộ thoải mái trong các mối quan hệ quen thuộc, nhưng lại khép mình trước đồng nghiệp, sếp, hoặc người lạ.
Trong khi đó, những đứa trẻ được đi học nhà trẻ hoặc mẫu giáo thì ít phải các gặp vấn đề về hành vi vì trẻ đã học và phát triển được các kỹ năng giao tiếp xã hội một cách thuần thục.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Lý do cha mẹ cần chấm dứt ngay hình phạt với trẻ
Trừng phạt không thể khiến trẻ thay đổi hành vi, mà còn phá hỏng tình mẫu - phụ tử, gây ra nỗi sợ hãi, thúc đẩy hành vi tiêu cực.
Dưới đây là những lý do trừng phạt trẻ chỉ gây bất lợi:
Phản ứng thái quá gây ra cảm xúc tiêu cực
Khi trẻ cố ý hoặc vô thức làm bạn tổn thương hoặc khiến bạn bực mình, bạn sẽ rất khó giữ bình tĩnh và nghĩ ngay tới hình phạt để buộc trẻ chấm dứt hành động đó. Nhưng cảm cảm xúc tiêu cực cùng hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả bạn và trẻ, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho chúng.
Sử dụng hình phạt là hành vi lười biếng
Trừng phạt trẻ là một hình thức giao tiếp dễ dàng nhất mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể làm được. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, giải thích, thương lượng với trẻ. Bạn cũng sẽ không phải nỗ lực tìm ra một phương pháp dạy con hiệu quả nhất. Vì thế đây chắc chắn không phải là cách nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh.
Không xây dựng tính kỷ luật, tự giác ở trẻ
Mục đích của việc nuôi dạy con chính là khi trưởng thành trẻ có thể đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những hiểu biết của mình.
Nếu bạn thường xuyên trừng phạt con cái và không giải thích cho chúng biết về hậu quả hành vi của chúng, chúng sẽ không thể phân tích và hiểu được điều gì đúng, điều gì sai trong tương lai, mà chỉ biết rằng có những điều là xấu hoặc bố mẹ chúng không thích những điều này. Những đứa trẻ này cũng không có tính kỷ luật tự giác hay đồng cảm vì không ai dạy cho chúng điều đó.
Ảnh: Brightside.
Hình phạt không thể thay đổi hành vi của trẻ
Trẻ không thể học hỏi và tiếp thu khi chúng cảm thấy sợ hãi, thiếu tôn trọng hoặc đang muốn nổi loạn. Và đó chính là cảm giác của chúng khi bị cha mẹ phạt. Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang dạy con cách cư xử đúng đắn với những hình phạt thì thực tế bạn đang gửi một thông điệp đơn giản tới trẻ - "Con đã làm sai và đây là hậu quả con phải chịu".
Thông điệp này đặt trẻ vào một cảm xúc không thoải mái và chúng sẽ không biết cách tự tìm ra hành vi đúng. Do đó, cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm của trẻ sẽ bùng phát lên sau đó khi gặp tình huống tương tự.
Khiến trẻ mất đi lòng tự trọng
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ phản ứng với hình phạt theo cách sau: Bố mẹ không yêu mình và mình đã làm điều sai trái. Ngay cả khi bạn không có ý định làm cho trẻ cảm thấy như vậy, nhưng hình phạt thì vẫn thể hiện điều đó. Điều này chắc chắn gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ, khiến chúng gặp phải những vấn đề tâm lý trong tương lai.
Gây nỗi sợ hãi cho trẻ
Trước khi trừng phạt con, bạn hãy tự hỏi mình một câu hỏi đơn giản rằng liệu bạn có muốn chúng sợ bạn không? Chắc chắn là Không. Vấn đề là hình phạt sẽ luon tạo ra mối quan hệ không tốt và nó gắn liền với sự sợ hãi. Trong mối quan hệ này, trẻ sẽ trở nên lo lắng và sợ hãi mỗi khi làm điều gì đó mà bố mẹ không hài lòng.
Phá hỏng mối quan hệ cha - con, mẹ - con
Hình phạt không nên xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử. Sử dụng hình phạt sẽ tạo ra một ranh giới vô tận giữa cha mẹ và con cái. Sự hiểu lầm tiềm ẩn này khiến cả hai không hài lòng với vai trò của mình.
Do đó, hình phạt sẽ khiến vai trò và sức mạnh của cha mẹ với con cái giảm sút. Khi lớn lên, chúng sẽ không tìm đến bạn khi cần những lời khuyên hay sự giúp đỡ.
Gây ra những hành vi tiêu cực hơn
Đôi khi sự trừng phạt không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi và nó có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai lầm. Khi trẻ làm điều gì đó xấu và bị trừng phạt, cha mẹ chắc chắn sẽ muốn chúng hối lỗi và thay đổi hành vi. Nhưng bất chấp hi vọng của bạn, chúng càng cảm thấy bực bội, thậm chí cư xử tệ hơn trước.
Lý do khá đơn giản là bởi vì kiểu nuôi dạy con độc tài với những hình phạt thường xuyên chỉ khiến trẻ muốn làm tổn thương bạn và suy nghĩ kinh khủng hơn, tìm cách né tránh để không bị phạt lần sau.
Trẻ dùng sức mạnh để trừng phạt kẻ yếu hơn mình
Trong mắt trẻ, cha mẹ là nguồn sức mạnh và quyền lực lớn nhất. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình để thực thi các hình phạt với trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng điều đó hoàn toàn ổn và đây là cách mà thế giới vận hành. Nó mang lại một công thức hoàn hảo để trẻ bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Chúng sẽ sử dụng sức mạnh và sự trừng phạt để đạt được bất cứ thứ gì chúng muốn.
Phương Lam
Theo Brightside/VNE
Một bộ phận thầy cô chưa thực sự là tấm gương về đạo đức Vẫn còn một số thầy, cô giáo chưa thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tiễn... Đây là một trong những nội dung được nêu trong chỉ thị của Thủ tướng về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống...