Cứ mưa bẩn thế này thì cũng đến mức phải sắm mấy cái bao giày đi mưa thôi
Quay trở lại vào mùa mưa bẩn 2018, những bao giày này ngày càng được cải tiến với đủ độ dài và các loại màu khác nhau.
Thời tiết những ngày gần đây của Hà Nội đích thị là thời tiết điển hình của một mùa xuân “bẩn không chịu nổi” với mưa, sương và độ ẩm làm người ta muốn “chảy nước”. Tuy mưa không to nhưng đường phố lại ướt cả ngày và cũng vì thế mà nếu xét về độ “bẩn” thì mùa xuân đáng được các mùa khác trong năm tôn thờ.
Rón rén bước một chút thì bạn vẫn có thể diện những đôi giày hàng hiệu đắt đỏ mà không khiến chúng bị vẩy bẩn. Nhưng đây chỉ là một trò chơi may rủi thôi vì giữa muôn vàn bùn đất và vũng nước trên đường, bạn sẽ chẳng thể nào biết được bao giờ đến lượt đôi giày của mình chịu trận. Và thế là người ta nhớ đến những bao giày đi mưa đã từng xuất hiện thời gian trước đây. Quay trở lại vào mùa mưa bẩn 2018, những bao giày này ngày càng được cải tiến với đủ các loại màu và độ dài ống cổ chân.
Giày đi mưa với 2 màu trắng, đen cơ bản.
Những loại giày đi mưa này về cơ bản đều phù hợp cho hầu hết các loại giày có size từ 41 trở xuống. Giày được làm từ nhựa mềm, không thấm nước và chắc chắn xịn hơn việc bạn dùng túi ni lông bọc giày. Bạn cũng có thể gấp bao giày này lại rất nhỏ gọn và mang theo người.
Phần đế giày được làm bằng cao su mềm chắc chắn, ma sát tốt, chống trơn trượt hiệu quả khi tiếp xúc với nước. Đường may khá chắc chắn với thiết kế khóa dây rút giúp dễ dàng mang vào và cởi ra.
Bên cạnh 2 màu đen trắng cơ bản, bao giày đi mưa còn có rất nhiều màu xanh, hồng cho đến họa tiết chấm bi, hạt mưa. Bạn cũng có thể lựa chọn theo chiều cao của cổ giày. Chiều cao thông thường được mọi người lựa chọn thường là trên mắt cá chân khoảng 5 cm.
Video đang HOT
Giày đi mưa màu hồng…
… rồi cả màu xanh chói lòa, sặc sỡ đa dạng không kém gì các loại áo mưa.
Bên cạnh các loại giày đi mưa cho người lớn, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được các bao giày đi mưa cho các em nhỏ với thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn nhiều. Ngoài kích cỡ nhỏ hơn, những đôi giày đi mưa của các em nhỏ cũng được thay phần khóa kéo bằng phần dây rút, giúp các em tiện lợi hơn khi mang giày.
Giày đi mưa cho các em nhỏ với thiết kế màu sắc sặc sỡ hơn rất nhiều.
Bên cạnh công dụng dễ dàng nhìn thấy của giày đi mưa, đôi giày này cũng có 1 số nhược điểm như là gây bí chân và khó vệ sinh. Việc bọc kín chân vào những ngày mưa ấm ướt này có thể giúp bạn bớt bẩn nhưng cũng rất dễ tạo ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy, bạn cần thường xuyên giặt và phơi bao giày này sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể dùng máy giặt để giặt chúng do máy giặt có thể làm giày bị gãy cổ và mất dáng vào lần sử dụng sau. Cách vệ sinh tốt nhất vẫn là đánh giày bằng bàn chải và các loại nước tẩy rửa như khi bạn giặt một đôi giày thứ thiệt.
Tùy theo kích thước và độ dài, những vỏ bao giày này thường có mức giá từ 50 – 70.000đ/đôi. Bạn có thể tìm mua những đôi giày này trên các trang mua hàng trực tuyến như Shopee, Lazada,… hoặc các cửa hàng phụ kiện như Moji, Ocsenshop,… Dẫu sao, đây cũng là lựa chọn khá lý tưởng nếu bạn muốn diện giày đẹp mà không lo bẩn trong những ngày “nhớp nháp” bùn đất này!
Sẽ không còn những ngày đôi giày của bạn rơi vào thảm cảnh thế này nữa.
Chỉ cần 1 chiếc bọc giày là đủ!
Ưu điểm: Chống trơn trượt, sạch sẽ, rất hữu ích vào mùa mưa bẩn thế này.
Nhược điểm: Giá đắt, tốn công vệ sinh, mẫu mã thẩm mỹ “chưa xinh xắn” lắm.
Kết luận: Nếu bạn là người chăm chỉ giặt giày thì có thể mua cái bao giày này.
Theo Trí Thức Trẻ
Đáng ngại: Vào mùa mưa, dân đổ xô đánh bắt, mua bán cá đồng non
Mùa mưa ở Cà Mau chính là thời điểm sinh sản của các loài thủy sản, trong đó, đặc biệt là nguồn lợi cá đồng. Đáng ngại, dù ngành chức năng khuyến cáo, hướng dẫn, thậm chí có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, nhưng hễ bước vào mùa mưa, tình trạng người dân lại đổ xô giăng bắt, mua bán các loại cá non đã trở thành điệp khúc chưa có hồi kết...
Dạo quanh các điểm chợ trên địa bàn TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau không khó để bắt gặp hình ảnh bày bán cá đồng non. Bất chấp sự can thiệp của ngành chức năng, các hộ dân ngang nhiên mua bán, "chào giá" sản phẩm "đặc sản" với khách hàng.
Những chậu cá đồng non bày bán rất nhiều ở các tuyến đường huyện U Minh.
Tình trạng này còn dễ nhận thấy hơn trên các tuyến đường về các địa phương vùng ngọt: Huyện Trần Văn Thời, U Minh. Tại đây, bằng nhiều cách thức đa dạng, người dân vừa trực tiếp đánh bắt cá đồng non vừa bày bán ngay tại nhà, dù biết việc làm này là vi phạm quy định.
Xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) là một trong những khu vực có nguồn lợi cá đồng khá nhiều. Mặc dù thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhưng tình trạng giăng bắt cá đồng non vẫn tiếp tục tái phạm.
Cá đồng non đang "hút hàng" ở các chợ.
Để ngăn chặn tình trạng này, ngay từ đầu năm, ngành chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, ngăn chặn tình trạng bắt cá đồng non trên địa bàn. Nhưng rồi "đâu cũng vào đấy". Một phần do cuộc sống mưu sinh nhưng phần lớn là do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, nên thực tế hễ cứ bước vào mùa mưa thì lại "nhộn" tình trạng đánh bắt, mua bán cá non.
Tình trạng mua bán cá non diễn ra tràn lan tại các khu chợ.
Với giá từ 120 - 150.000 đồng/kg, cá non (cá sặc, lòng ròng) là mặt hàng đang bị "hút" ở các chợ. Vì là của "hiếm" nên các thương lái phải tranh thủ đến các vùng sâu để thu mua.
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này, ngành chức năng cần phải mạnh tay hơn nữa với những biện pháp chế tài, xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn kịp thời và tránh để nguồn lợi cá đồng bị cạn kiệt...
Theo Bảo Trân (Báo ảnh Đất Mũi)
Đốt rác 12 ngày đêm, cả vườn cao su rụng lá Tòa xác định người đốt rác có lỗi nên buộc phải bồi thường cho chủ vườn cao su gần 32 triệu đồng... Mới đây, TAND huyện Tân Biên, Tây Ninh đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp đòi bồi thườngthiệt hại do tài sản bị xâm phạm giữa ông NVH với bà LTTT. Đốt rác cháy 12 ngày làm vàng lá cao su...