Cứ mỗi phút, thế giới lại mất đi diện tích rừng nhiệt đới bằng 10 sân bóng đá
Ngày 28/4, các nhà nghiên cứu cho biết xu hướng phá rừng để phục vụ trồng trọt và chăn nuôi đã gia tăng trong năm ngoái, đồng thời cảnh báo biến đổi khí hậu đang gây khó khăn trong việc khắc phục những thiệt hại này.
Một khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi ở gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu hằng năm của Tổ chức Giám sát Rừng toàn cầu, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Đại học Maryland (Mỹ), ước tính khoảng 11,1 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị phá hủy vào năm 2021, trong đó có 3,75 triệu ha là rừng nguyên sinh. Giám đốc chương trình rừng của WRI, ông Rod Taylor nhấn mạnh điều này đồng nghĩa rằng cứ mỗi phút thế giới lại mất đi diện tích rừng tương đương diện tích 10 sân bóng đá.
Hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới bị hủy hoại trong năm ngoái là tại Brazil, với 1,5 triệu ha rừng bị chặt hạ hoặc đốt phá. Theo WRI, năm ngoái, tỷ lệ rừng bị phá hủy không liên quan đến cháy rừng mà do các nguyên nhân như phát quang làm nông nghiệp đã tăng 9% so với năm 2020. Xếp sau Brazil là CHDC Congo với gần 500.000 ha rừng biến mất, trong khi mức độ phá hoại rừng tại Bolivia đã lên mức kỷ lục là gần 300.000 ha.
Báo cáo mới nhất cho thấy tỷ lệ rừng nhiệt đới nguyên sinh bị phá hủy trong năm 2021 đã giảm 11% so với năm trước đó do thời tiết ẩm ướt góp phần hạn chế các trận cháy rừng, song con số này vẫn ở mức cao bất thường. Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng này đã dẫn đến việc thải 2,5 tỷ tấn CO2 ra khí quyển, tương đương với mức khí thải hằng năm từ nhiên liệu hóa thạch tại Ấn Độ.
Không chỉ riêng rừng nhiệt đới, báo cáo còn cho thấy các khu rừng phương Bắc tại Bắc bán cầu đã bị tàn phá nghiêm trọng nhất trong hai thập kỷ. Mùa cháy rừng năm ngoái đã khiến Nga mất 6,5 triệu ha rừng, mức cao nhất từ trước đến nay. Các nhà nghiên cứu đang lo ngại về nguy cơ xảy ra vòng lặp khi cháy rừng sẽ tạo ra nhiều khí thải CO2, khiến nhiệt độ tăng lên kéo theo mối đe dọa cháy rừng.
Trước tình hình này, các nhà phân tích đã hối thúc chính phủ các nước nhanh chóng hành động để đáp ứng mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng trong thập kỷ này. Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng 11/2021, 141 nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết sẽ chấm dứt và đảo ngược vấn nạn phá rừng vào năm 2030. Do phần lớn diện tích rừng bị mất trong năm 2021 xảy ra trước khi các nước đạt nhất trí về mục tiêu này, WRI cho rằng các số liệu mới nhất có thể được xem là con số tham chiếu để đánh giá hiệu quả của các biện pháp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng tỷ lệ rừng nguyên sinh hằng năm sẽ tiếp tục giảm đáng kể trong thời gian còn lại của thập kỷ này và biến đổi khí hậu đang gây trở ngại cho việc bảo vệ các khu rừng hiện nay.
Hòn đảo nhỏ có thể thành "giới tuyến mới" trong cuộc đua không gian
Khi cuộc đua không gian ngày càng nóng với sự tham gia của các tỷ phú Mỹ, giới chức Indonesia đang hy vọng biến một hòn đảo hẻo lánh của họ thành "giới tuyến mới" trong cuộc đua này.
Đảo Biak của Indonesia (Ảnh: Roamindonesia).
Trong 15 thế hệ, các thành viên bộ lạc Abrauw vẫn sinh hoạt như tập tục tổ tiên. Họ làm trang trại gỗ trong các khoảnh rừng nhiệt đới, đi tìm cây thuốc và đặt bẫy để bắt rắn và lợn rừng, theo New York Times.
Với họ, đất đai trên đảo Biak là tất cả: nguồn gốc, nguồn sinh kế và mối liên hệ với tổ tiên. Giờ đây, gia tộc này và những người dân bản địa sống trên hòn đảo đang lo ngại sẽ bị mất đất, mất sinh kế khi chính phủ Indonesia tính mở bãi phóng tên lửa ở đây để thu hút người sáng lập tập đoàn SpaceX, tỷ phú Elon Musk.
Chính Indonesia Indonesia từ lâu cho biết họ đã mua khu đất rộng hơn 100 ha từ gia tộc Abrauw vào năm 1980 và từ năm 2017 đã lên kế hoạch xây một bãi phóng tên lửa quy mô nhỏ ở đây. Nhưng bộ tộc này nói rằng họ chưa bao giờ bán khu đất này. Bốn người đàn ông đã ký vào văn bản mua bán không phải là thành viên của gia tộc và không có quyền bán, theo các trưởng tộc.
Thủ lĩnh các bộ lạc ở đảo Biak kiên quyết phản đối kế hoạch này, cho rằng việc xây dựng một bãi phóng tên lửa trên hòn đảo này đồng nghĩa với việc tận diệt nguồn rừng, làm xáo trộn môi trường sống của các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và khiến bộ lạc Abrauw khốn đốn khi sẽ buộc phải rời khỏi nhà khi dự án này được triển khai.
Apolos Sroyer, Trưởng Hội đồng phong tục ở Biak, một hội đồng trưởng tộc, cho biết: "Lập trường của người bản địa rất rõ ràng: Chúng tôi bác bỏ kế hoạch này. Chúng tôi không muốn mất trang trại vì bãi phóng tên lửa này. Chúng tôi không ăn vệ tinh. Chúng tôi ăn khoai môn và cá biển. Đó là cách sống của chúng tôi qua nhiều thế hệ. Hãy nói với Elon Musk, đó là lập trường của chúng tôi".
"Chúng ta sẽ mất đi bản sắc và không một bộ tộc nào khác chấp nhận điều như vậy trên đất của họ. Con cháu của chúng ta sẽ đi về đâu?", Tộc trưởng Marthen Abrauw nói.
Một số thành viên trong bộ tộc đã tìm được việc làm ở các vùng khác của Indonesia, nhưng những người ở lại Warbon (nơi sinh sống của hơn 1.000 người) vẫn chủ yếu sống dựa vào việc đánh bắt cá và trồng khoai.
Tổng thống Joko Widodo muốn xây bãi phóng tên lửa ở đảo Biak để thu hút tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Guardian).
Đảo Biak chỉ cách đường xích đạo 100 km về phía nam và hướng ra Thái Bình Dương, là nơi lý tưởng nhất thế giới để phóng tên lửa vũ trụ vì sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu để tiến vào quỹ đạo Trái Đất.
Tập đoàn SpaceX có kế hoạch phóng khoảng 12.000 vệ tinh vào vũ trụ trước năm 2026 và vì vậy có thể Biak là vị trí hàng đầu được tỷ phú Mỹ lựa chọn để xây dựng bãi phóng tên lửa mang vệ tinh.
"Đây là nguồn lợi của chúng tôi", người nắm quyền hiện tại ở đảo Biak, ông Herry Ario Naap nói. "Các khu vực khác có thể có dầu hoặc vàng và chúng tôi có một vị trí địa lý chiến lược".
Hồi năm 2020, Tổng thống Joko Widodo đã đích thân giới thiệu với tỷ phú Elon Musk về ý tưởng phóng tên lửa từ Indonesia dù chưa đề cập đến địa điểm này. Ông chủ tập đoàn SpaceX vẫn chưa "gật đầu" hay bình luận công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể ông đang từng bước thúc đẩy kế hoạch này với các quan chức Biak để quảng bá địa điểm, cũng như đánh giá mức độ phản đối của người dân bản địa.
Để thuyết phục tỷ phú Musk, Tổng thống Joko gợi ý rằng, công ty Tesla cũng có thể hợp tác với Indonesia để sản xuất pin xe điện, vì Indonesia là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, một thành phần quan trọng cho xe điện. Các quan chức cho biết một nhóm chuyên gia SpaceX đã đến thăm Indonesia vào đầu năm nay để thảo luận về việc hợp tác này.
Xây dựng bãi phóng tên lửa là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joko trong chiến lược hiện đại hóa quốc đảo Đông Nam Á này, với hệ thống các sân bay, nhà máy điện và đường cao tốc mới.
Vào tháng 9, Tổng thống Joko đã thúc đẩy chương trình không gian bằng cách tăng ngân sách lên gấp 20 lần và đặt nó trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia mới do ông quản lý trực tiếp.
Laksana Tri Handoko, Chủ tịch cơ quan này, đã đích thân thị sát địa điểm Biak vào tháng trước, nói rằng hòn đảo này vẫn là một lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, việc xây dựng một bãi phóng tên lửa mà ông hình dung sẽ cần diện tích đất gấp 10 lần.
Tranh cãi về địa điểm Biak có thể khiến ông chọn một địa điểm thay thế, như đảo Morotai, cách Biak khoảng 900 km về phía tây bắc. Ông Handoko nói: "Biak không phải là nơi duy nhất và duy nhất. Chúng tôi có nhiều lựa chọn".
Nắng nóng cực đoan làm gia tăng số ca tử vong tại các cộng đồng ở vùng rừng nhiệt đới Sự sống gần các khu rừng nhiệt đới đang thay đổi nhanh chóng khi số ca tử vong ngày càng gia tăng và thời gian con người có thể làm việc ngoài trời ngày càng giảm do tình trạng nắng nóng cực đoan. Cây rừng tại Langoue Bai, gần Makokou, Gabon. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết...