Cứ lúc trả tiền là người yêu biến mất
Mỗi lần đi chơi với nhóm bạn em, đến lúc kêu tính tiền, đưa hóa đơn ra là người yêu em mất hút, lúc đi vệ sinh, lúc nghe điện thoại. Mấy đứa bạn nói bây giờ yêu mà đã ki bo thế, sau này lấy nhau về thể nào cũng đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành, chỉ có khổ thôi!
Em và anh ấy ra trường và đi làm nửa năm, quen và yêu nhau cũng chừng ấy thời gian. Anh ấy cũng là người chân thành, quan tâm và tình cảm, mỗi tội bị bạn bè em chê keo kiệt.
Chẳng là em ở cùng với một nhóm bạn chơi thân từ hồi đại học, mấy đứa góp tiền thuê chung một căn hộ chung cư nhỏ. Cuối tuần cả hội thường kéo nhau ra ăn sáng uống cà phê, hoặc đi ăn tối, uống nước… anh ấy cũng hay đi cùng.
Thời gian đầu, anh ấy hay trả tiền. Em cũng thấy thế là điều đương nhiên, chỉ có mỗi anh ấy là con trai, với lại em chẳng muốn bạn bè em nghĩ rằng người yêu mình không phóng khoáng. Thế nên, đi ăn cả bọn cũng vô tư ngồi im đợi chàng móc ví rồi kéo nhau về.
Thế nhưng, gần đây, cứ sắp tính hóa đơn thì anh lại lẻn ra ngoài, lúc đầu em nghĩ là trùng hợp sau nhiều lần thì nghĩ rằng anh cố ý như vậy. Mấy đứa bạn em rất tinh quái, lúc đó chúng cứ tủm tỉm cười, hô hào góp tiền, nhưng sau lưng bọn nó bảo nhau rằng em yêu phải một anh ki bo, đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành.
Em không nghĩ người yêu em đến mức đó, chỉ là anh ấy cũng mới ra trường, công việc chưa ổn định nên không có nhiều tiền. Nhưng chính em cũng không thoải mái trong lòng trước việc anh ấy trốn như vậy, huống hồ bọn bạn. Xin tư vấn giúp em cách ứng xử khéo léo trong tình huống này! (Phạm Huyền My, Mỹ Đình, Hà Nội)
Video đang HOT
Huyền My thân mến!
Bản thân em biết rằng người yêu cũng như em, vừa mới ra trường, không có nhiều tiền, nhưng em vẫn muốn anh ấy tranh trả tiền cho cả nhóm bạn em và cảm thấy không thoải mái khi anh ấy trốn. Điều gì khiến em như vậy? Có phải là suy nghĩ: “Khi đi ăn chung, đặc biệt với bạn của người yêu, đàn ông phải trả tiền. Đàn ông trả tiền thì mới coi là thoáng, là phóng khoáng.”
Phụ nữ chúng ta vẫn thường đòi quyền bình đẳng, đòi đàn ông vừa đi làm kiếm tiền vừa chia sẻ việc nhà, mà không ý thức rằng kiểu suy nghĩ như trên cũng là một định kiến, thể hiện sự bất bình đẳng. Tại sao đàn ông phải là người trả tiền? Chẳng phải cả hai đều phải làm việc và chăm lo cho cuộc sống của mình sao? Thẳng thắn mà nói, với mức lương eo hẹp của người mới đi làm, thì vài ba lần trả tiền để chứng tỏ sự “phóng khoáng” của mình cũng đủ khiến cuối tháng khốn đốn rồi.
Có thể bạn trai em không tiện nói ra nhưng bản thân anh ấy cũng không thoải mái gì với chuyện phải trốn trả tiền như vậy. Nếu được, em có thể chủ động hẹn hò với anh ấy ở đâu đó, giãn cách những lần ăn chung của cả nhóm để tránh cho anh ấy tình thế khó xử.
Còn về chuyện anh ấy có nguy cơ “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” trong tương lai hay không, em có thể nhìn vào cách anh ấy ứng xử với em, gia đình, cách chi tiêu hàng ngày… Việc một người đàn ông có phóng khoáng hay không đâu chỉ dựa vào việc anh ta lúc nào cũng vung tay trả tiền. Sự phóng khoáng vừa tùy thuộc vào tính cách, tấm lòng vừa phải dựa vào thực lực hiện có. Nếu một anh chàng con nhà giàu, suốt ngày ngửa tay xin tiền mẹ để chi cho bạn gái thì có phải là sự phóng khoáng đáng trân trọng không em?
Với bạn bè em, những lúc thuận tiện, em có thể chia sẻ về việc người yêu cũng chưa có công việc tốt, nhiều lúc muốn làm cái nọ cái kia cho gia đình, người yêu… mà chưa có điều kiện. Với những cuộc đi ăn, đi chơi của cả phòng, tốt nhất là góp quỹ chung, đỡ khó xử cho tất cả. Thông thường, người ta thường e ngại sự nhạy cảm của vấn đề tiền bạc nên không chia sẻ thẳng thắn từ đầu, về sau lại dẫn đến những khó chịu, ức chế không cần thiết.
Theo Ngoisao
'Hái hoa' bên ngoài
Vì muốn thử những chiêu thức mới xem bản lĩnh đàn ông của mình đến đâu, nhiều quý ông đã đi "ăn bánh" trả tiền...
Nguyên nhân sâu xa của hành động "hái hoa" bên ngoài nằm ở chỗ tâm lý muốn khám phá ở đàn ông quá lớn.
Trong thực tế rất ít cặp vợ chồng ly hôn vì lý do chồng ăn bánh trả tiền. Tuy nhiên, sứt mẻ tình cảm là điều khó tránh khỏi khi sự việc vỡ lở.
Khâm, 41 tuổi là vụ phó. Anh có một gia đình mà nhìn vào ai cũng phải mơ ước. Vợ trẻ trung, giỏi giang, xinh đẹp, hai con ngoan ngoãn, học giỏi. Tóm lại nhìn bề ngoài mọi thứ đều hoàn hảo. Bản thân Khâm cũng luôn tự hào và hãnh diện về mái ấm của mình. Anh cảm thấy mình thật may mắn khi có mọi thứ: Địa vị, tiền bạc, hạnh phúc. Thế nhưng, lòng tham của con người hình như không có giới hạn.
Mới đây, sau khi được đồng nghiệp cho mượn mấy đĩa "phim mát", Khâm, một người đàn ông luôn chỉn chu, mực thước trong mắt mọi người, bỗng thấy thèm nếm mùi những đột phá, sáng tạo như những gì mà diễn viên diễn xuất trong phim. Bắt vợ chiều thì không nỡ vì những tư thế trong phim quá bạo liệt, sợ nàng sốc, Khâm đánh bạo đi "ăn bánh" trả tiền một lần xem hế nào.
Ông Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn An Việt Sơn, cho biết, từ ngày thành lập công ty đến nay, ông đã gặp không ít trường hợp như trên. Khi đến với ông, những khách hàng này đều thổ lộ rằng họ rất yêu vợ, song chính vì yêu nên không muốn bắt vợ phải chiều những kiểu mà họ cho là có khả năng gây sốc. "Thoạt nghe thì có vẻ là rất có lý, nhưng đây là cái lý của những anh chàng ích kỷ. Cái triết lý thương vợ của họ chỉ là một sự ngụy biện", ông Chất nói.
Là một người từng nhiều năm nghiên cứu về tâm lý đàn ông, ông cho rằng nguyên nhân sâu xa của hành động "hái hoa" bên ngoài nằm ở chỗ tâm lý khám phá ở đàn ông quá lớn. Họ biết làm như vậy là có lỗi với vợ, là có thể gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình, nhưng vẫn cứ lao vào chính là vì tâm lý ấy.
Khi đi với gái làng chơi, người đàn ông có cảm thấy áy náy hoặc nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra như gia đình tan nát, bản thân sẽ mang bệnh và truyền bệnh cho bạn đời? Họ biết hết, nhưng hình như lúc đó, cái tâm lý khám phá đã đè bẹp mọi ý nghĩ khác. Hơn 90% cho biết họ đi để thử cho biết và để đo bản lĩnh đàn ông của mình chứ không hề có ý muốn từ bỏ gia đình, chỉ có khoảng 10% nói muốn bỏ gia đình. Nam giới không muốn phá nhà cũ để xây nhà mới mà chỉ muốn cơi nới, ông Chất lý giải.
Bạn sẽ làm gì khi một ngày nào đó phát hiện chồng mình đi cải thiện bên ngoài: Làm ầm ĩ lên, đay nghiến, chì chiết chồng, đòi ly dị? Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa, tất cả những phản ứng đó đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Làm ầm ĩ lên thì xấu chàng hổ ai, hơn nữa người đàn ông bị hạ nhục sẽ rất dễ có những phản ứng tiêu cực.
Chì chiết đay nghiến thì người đàn ông lại càng có cớ để đi tiếp. Còn ly dị thì chưa chắc đã là giải pháp tốt, bởi "ăn bánh" trả tiền là một việc làm gần như phổ biến trong xã hội ngày nay. Một thống kê tại Nhật Bản cho thấy 90% đàn ông có vợ đều từng hơn một lần "bóc bánh" trả tiền. Hơn nữa, việc đi chơi tại các khu đèn đỏ hầu như chỉ là để cho biết mùi đời chứ không hề chứa đựng trong đó yếu tố tình cảm như đối với hiện tượng ngoại tình. Ngoài ra, người đàn ông mà bạn tìm kiếm để thế chỗ chồng cũ chắc gì đã "tinh khiết".
Trong trường hợp này, sự mềm mại, dịu dàng của người phụ nữ luôn là thứ vũ khí tối thượng. Điều đó không có nghĩa là người vợ phải cho qua nhưng cần kiên quyết một cách mềm dẻo. Bên cạnh việc áp dụng biện pháp cấm vận như một hình thức kỷ luật có tính ngăn chặn, người vợ nên lựa lời nói với chồng về những nguy cơ có thể xảy ra: Nếu chẳng may anh mắc HIV thì em có thể lây. Khi đó ai sẽ nuôi con chúng ta?
Cái mà người đàn ông sợ nhất là bị con cái coi thường, không xem mình là bố. Chính vì vậy, trong trường hợp này, người vợ rất nên đánh vào tâm lý đó của họ. Tất nhiên, phải đánh một cách nhẹ nhàng, khéo léo.
Tuy nhiên, theo cả hai nhà tư vấn tâm lý, một người vợ khôn ngoan là người luôn chọn phương án phòng chứ không để việc xảy ra rồi mới chống.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sao không trả tiền ăn tối cho em? Cô không thích anh chỉ vì anh đã chia tiền với cô ngay bữa ăn tối đầu tiên! Thứ Năm, Váy Dài rời công ty sớm sau mấy tiếng đồng hồ lãng đãng, lơ mơ không thể nào tập trung làm việc, cô đến tiệm làm tóc quen thuộc trên phố Nhà Thờ gội đầu và làm móng. Cô bé gội đầu luyên...