Cú lừa chạy công chức ngoạn mục ở phố núi
Nguyễn Thành Lâm “nổ” là có nhiều mối quan hệ xã hội, có thể xin cho nhiều người vào làm việc trong các sở, ban ngành, các trường ĐH, CĐ CAND…
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 30/8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Yên Bái cho biết, vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án Nguyễn Thành Lâm, phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (ảnh bên). Quá trình đấu tranh xác định, bằng thủ đoạn giả danh Công an, chạy trường, chạy điểm, Lâm đã gây ra hàng loạt các vụ lừa đảo tại Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình…
Trước đó, ngày 2/4, Phòng PC45 Công an tỉnh Yên Bái tiếp nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Yên Bình (Yên Bái) chuyển đến, thụ lý theo thẩm quyền. Qua tài liệu điều tra xác minh của Công an huyện Yên Bình, bị can Nguyễn Thành Lâm (31 tuổi, trú tại thôn Miếu Hạ, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình) sau khi bị khởi tố đã trốn khỏi địa phương. Đến ngày 8/2, đối tượng bị bắt. Cùng thời gian này, khi có đơn tố cáo của nhân dân, các cơ quan CSĐT Công an huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; Công an TP Yên Bái, Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự đối với Lâm, sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái thụ lý.
Siêu lừa Nguyễn Thành Lâm.
Theo ANTV, tại cơ quan Công an, Nguyễn Thành Lâm khai nhận, anh ta nảy ý định phạm tội rất tình cờ… Trong một lần đưa vợ vào bệnh viện thăm khám, Lâm tỷ tê nói chuyện với một bác sỹ về chỉ tiêu tuyển sinh của bệnh viện. Vị bác sỹ vô tư kể cho Lâm về các chỉ tiêu trong năm. Khi nắm bắt được thông tin này, Lâm nảy ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc.
Video đang HOT
Để có thêm thông tin, đối tượng này còn tìm đến cả Sở Y tế để dò hỏi. Sau đó, Lâm về địa phương phao tin rằng anh ta có khả năng xin việc, “chạy” trường, “chạy” điểm… Những nạn nhân đầu tiên sa lưới Lâm là 3 chị em trong một gia đình gồm bà Trần Thị Lý, Trần Thị Luyến và Trần Thị Phiên, đều trú tại huyện Yên Bình. Giữa năm 2013, con gái bà Lý vừa dự kỳ thi đại học nhưng không trúng tuyển, bà này có nguyện vọng xin cho con vào Trường Đại học Y Thái Nguyên; bà Phiên thì lại muốn “lo” cho con vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân, còn bà Luyến thì muốn “chạy” cho con trai vào Trường Đại học Giao thông vận tải. Khi gặp các nạn nhân, Lâm khua môi, múa mép về khả năng cùng các mối quan hệ rộng rãi của anh ta và hứa hẹn sẽ làm giúp, với chi phí từ 150 đến 200 triệu đồng/trường hợp. Bà Lý, bà Phiên và bà Luyến, mỗi người đã đưa cho Lâm từ 50-70 triệu đồng để Lâm hoàn tất các thủ tục. Trong thời gian này, Lâm còn nhận hồ sơ xin việc cho con trai của bà Đỗ Thị Vân (cũng ở Yên Bái), vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái…
Sau khi nhận tiền của những người bị hại, Lâm không có một tác động gì, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, đối tượng này đều sử dụng để đánh bóng bản thân và tiêu xài cá nhân. Anh ta cũng thường xuyên lên mạng Internet, đọc báo nghe đài để tìm hiểu thông tin liên quan đến việc tuyển dụng cũng như tên, tuổi… của các vị lãnh đạo đứng đầu các đơn vị đó.
BTV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giả danh Công an... 'chạy' trường, 'chạy' điểm, lừa xin việc
Ngày 10/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Bình (Yên Bái) tiếp tục nhận được nhiều đơn, thư của người bị hại tố cáo Nguyễn Thành Lâm (31 tuổi, trú tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong số này, đáng chú ý là trường hợp của chị Phí Thị Minh Thu, ở Yên Bái, với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hơn 4 tỷ đồng. Vì sao Lâm có thể qua mắt nhiều người bị hại, chiếm đoạt tiền tỷ, trong khi anh ta chỉ là một kẻ lông bông, chẳng có nghề nghiệp ổn định?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đã tiếp xúc với chị Lưu Thị Thanh Huyền (trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), một trong những bị hại của vụ án. Để khắc phục hậu quả, chị Huyền buộc phải móc hầu bao, trả lại gần 400 triệu đồng cho những người quen biết đã đưa tiền và hồ sơ cho chị để nhờ Lâm "chạy" trường, "chạy" điểm và xin vào các trường đại học.
Theo lời chị Huyền thì Lâm vốn là bạn học của chồng chị. Những lần đến nhà chị Huyền chơi, Lâm đều đi xe ôtô đắt tiền, ăn vận sang trọng, tự giới thiệu đang là Công an của một tỉnh, có mối quan hệ rộng rãi, có thể xin được vào một số trường đại học... Thời điểm đó, nhiều học sinh cũng vừa kết thúc kỳ thi đại học, một phần trong số đó không đủ điểm vào các trường đã đăng ký dự thi. Vì thế, khi nghe chị Huyền kể về Lâm, những người có nhu cầu đã gặp gỡ để chuyển tiền và hồ sơ cho chị Huyền, với tổng số là 430 triệu đồng để nhờ chị xin phúc khảo và chạy vào một số trường đại học.
Chị Huyền chuyển cho Lâm gần 400 triệu đồng. Lâm hứa trong khoảng 2 tháng sẽ đưa những người có nhu cầu vào học tại các trường Công an như thỏa thuận nhưng sau đó thì "bặt vô âm tín"...
Sự việc xảy ra vào giữa năm 2013 nhưng phải hơn một năm sau, chị Huyền mới có đơn trình báo đến Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Yên Bình. Nguyên nhân theo chị Huyền là do vẫn hy vọng, mong vớt vát được một phần tiền đã bị Lâm chiếm đoạt.
Siêu lừa Nguyễn Thành Lâm.
Cùng vào thời điểm đó, Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Yên Bình nhận được đơn, thư của nhiều người bị hại khác, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Lâm. Củng cố toàn bộ tài liệu, cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt giữ Lâm, song đối tượng đã bỏ trốn.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Bình đã ra lệnh truy nã Lâm trên toàn quốc. Lần tìm theo hành trình trốn chạy của đối tượng gây án, ngày 8/2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Yên Bái và Công an huyện Yên Bình đã bắt giữ Lâm, khi đối tượng này vừa về đến huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Theo lời khai của Lâm tại cơ quan điều tra thì anh ta nảy ý định phạm tội rất tình cờ... Trong một lần đưa vợ vào bệnh viện thăm khám, Lâm tỷ tê nói chuyện với một bác sỹ về chỉ tiêu tuyển sinh của bệnh viện. Vị bác sỹ vô tư kể cho Lâm về các chỉ tiêu trong năm. Khi nắm bắt được thông tin này, Lâm nảy ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc.
Để có thêm thông tin, đối tượng này còn tìm đến cả Sở Y tế để dò hỏi. Sau đó, Lâm về địa phương phao tin rằng anh ta có khả năng xin việc, "chạy" trường, "chạy" điểm... Những nạn nhân đầu tiên sa lưới Lâm là 3 chị em trong một gia đình gồm bà Trần Thị Lý, Trần Thị Luyến và Trần Thị Phiên, đều trú tại huyện Yên Bình. Giữa năm 2013, con gái bà Lý vừa dự kỳ thi đại học nhưng không trúng tuyển, bà này có nguyện vọng xin cho con vào Trường Đại học Y Thái Nguyên; bà Phiên thì lại muốn "lo" cho con vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân, còn bà Luyến thì muốn "chạy" cho con trai vào Trường Đại học Giao thông vận tải. Khi gặp các nạn nhân, Lâm khua môi, múa mép về khả năng cùng các mối quan hệ rộng rãi của anh ta và hứa hẹn sẽ làm giúp, với chi phí từ 150 đến 200 triệu đồng/trường hợp. Bà Lý, bà Phiên và bà Luyến, mỗi người đã đưa cho Lâm từ 50-70 triệu đồng để Lâm hoàn tất các thủ tục. Trong thời gian này, Lâm còn nhận hồ sơ xin việc cho con trai của bà Đỗ Thị Vân (cũng ở Yên Bái), vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái...
Sau khi nhận tiền của những người bị hại, Lâm không có một tác động gì, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được, đối tượng này đều sử dụng để đánh bóng bản thân và tiêu xài cá nhân. Anh ta cũng thường xuyên lên mạng Internet, đọc báo nghe đài để tìm hiểu thông tin liên quan đến việc tuyển dụng cũng như tên, tuổi... của các vị lãnh đạo đứng đầu các đơn vị đó. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Theo Công an Nhân dân
Đánh lạc hướng 2 bảo vệ để đồng bọn trộm SH "ngoạn mục" 2 bảo vệ chỉ trông coi 5 xe máy nhưng bị một tên đánh lạc hướng để đồng bọn trộm xe SH "ngoạn mục". Đánh lạc hướng 2 bảo vệ để đồng bọn trộm SH Đoạn video cho thấy, một tên đi xe máy đã lừa 2 bảo vệ ra chỗ khác, hai tên còn lại đợi sẵn ở phía sau chờ cơ...