Cú lừa ảnh chấn động Singapore
Một nữ phóng viên của tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings đã đánh lừa cả nước và gây thiệt hại lớn về vật chất bằng một bức ảnh “đạo” trên mạng.
Cô Samantha Francis, 23 tuổi, là phóng viên mạng truyền thông công chúng STOMP của tập đoàn báo in lớn nhất nước – Singapore Press Holdings (SPH). STOMP dùng nguồn tin chính là hình ảnh và các đoạn video do bạn đọc gửi đến, cộng với nội dung do 6 phóng viên chuyên nghiệp, gồm cả Samantha, sản xuất.
Hôm 20.6, Samantha dùng biệt danh “Wasabi” đăng lên STOMP bức ảnh cho rằng một cửa tàu điện ngầm bị mở khi tàu đang chạy. Bức ảnh được nói là do chính cô chụp vào khoảng 10 giờ đêm 19.6 tại ga Lakeside, trên tuyến Đông – Tây do tập đoàn SMRT vận hành. Khỏi phải nói công chúng phẫn nộ thế nào khi thấy an toàn của người đi tàu không bảo đảm. Trên mạng, người ta chỉ trích SMRT không tiếc lời.
Samantha Francis tường thuật lại “sự cố” tại ga Lakeside với điều tra viên của SMRT – Ảnh: Straits Times
Về phần mình, sau những sự cố hồi cuối năm ngoái khiến tổng giám đốc Saw Phaik Hwa phải từ chức, bức ảnh mới nhất làm SMRT choáng váng. Nhiều chuyến tàu đã phải hủy để SMRT kiểm tra từng cánh cửa cũng như bao nhiêu chi tiết kỹ thuật khác, nhưng không thấy một bất thường nào. Lời giải thích ban đầu rằng tàu không thể chuyển bánh khi cửa còn mở của SMRT chỉ làm cho dư luận bức xúc thêm.
Sáng 21.6, SMRT đã mời Samantha đến ga Lakeside để mô tả lại tình huống cô chụp bức ảnh. Samantha kể, khi cô đứng trên sân ga chờ cửa tàu mở ra để bước vào thì một cánh cửa ở phía đối diện lại mở. Thấy lạ, cô chụp một bức ảnh xuyên qua cửa tàu phía sân ga. Sau đó, cửa ở phía sân ga mở, cô bước vào trong, và tàu chạy, nhưng cánh cửa bên kia vẫn cứ mở. Cô lại chụp thêm một ảnh nữa. Cô cũng kể rằng chung tòa tàu với cô còn có hai người đàn ông.
Bức ảnh phóng viên Samantha Francis “đạo” trên mạng – Ảnh: STOMP
Video đang HOT
SMRT đã kiểm tra thẻ đi tàu của Samantha và xem lại băng ghi hình từ camera tại sân ga, nhưng không thấy sự có mặt của cô này ở ga Lakeside vào đêm 19.6. Mặt khác, một số chi tiết trong bức hình không giống với hiện trạng xung quanh của nhà ga và đường ray. Dù vậy, báo Straits Times, ấn phẩm lớn của SPH, ngày 22.6 đã đăng bài với tựa đề nghi vấn: “Vậy thì, cửa tàu đang chạy vẫn mở?”.
Bài báo kết thúc bằng phát biểu của Azhar Kasman, phụ trách STOMP: “Chúng tôi đã xác minh mọi chi tiết với cô Francis. Cô ấy quả quyết tường thuật của mình về sự cố là đúng sự thật”.
Sau bài báo, dư luận tiếp tục “ném đá” SMRT. Cư dân mạng TheBluntObserver viết trên STOMP: “SMRT không nên cố che giấu những hỏng hóc trong hệ thống. Sau những sự cố gần đây, thay vì sửa chữa, họ lại phủ nhận và cố nói rằng cô gái ấy không có mặt trên tàu. Bức ảnh đã tự nó đã nói hết”…
Bất ngờ, ngày 30.6, Straits Times đăng bài với tựa đề “Không có chuyện cửa mở khi tàu chạy” cùng lời dẫn “Tổng biên tập xin lỗi SMRT một lần nữa về bức ảnh giả trên STOMP”. “Tôi và các đồng nghiệp của mình luôn cố gắng đạt đến mức cao nhất của sự chính trực, nhưng chúng tôi đã thất bại trong vụ này”, Tổng biên tập phụ trách các tờ báo tiếng Anh và Malay, Patrick Daniel, thừa nhận.
Bài báo cho biết, ngày 24.6, Samantha đã thú nhận cô lấy cắp bức ảnh từ mạng xã hội Twitter. Bức ảnh thực ra được chụp từ bên ngoài một con tàu đang nghỉ bảo dưỡng. SPH đã lập tức đuổi việc Samantha.
Người phụ trách STOMP Azhar Kasman cũng công khai xin lỗi SMRT và công chúng. Không những để “lọt lưới” bức ảnh giả, ông Kasman, 32 tuổi, còn thiếu hợp tác với SMRT khi được đề nghị cung cấp thông tin liên lạc của “Wasabi” với lý do bảo vệ “nguồn tin”. Chỉ đến khi cảnh sát vào cuộc, Azhar mới tiết lộ tên thật của cô phóng viên.
“Đây là một lỗi nhận định nghiêm trọng của tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng, là một thư ký tòa soạn còn khá trẻ, đây là lần đầu tiên tôi đối mặt với tình huống như thế này”, Azhar trần tình trên Straits Times.
Quyền Tổng giám đốc SMRT Tan Ek Kia cay đắng nhìn nhận: “Những hành động như kiểu cô Francis nhắc nhở chúng ta rằng, người ta dễ dàng bước qua giới hạn để theo đuổi một câu chuyện. Cách làm đó vừa gây tốn kém nguồn lực xã hội, vừa tạo ra những lo ngại vô căn cứ”.
Có thể SMRT không kiện cô Samantha Francis và SPH để đòi bồi thường thiệt hại, nhưng sự cố này đã giáng một đòn chí mạng vào uy tín SPH nói riêng và làng báo Singapore nói chung. “Cậu thư ký tòa soạn nên nghỉ việc và hãy đóng cửa STOMP đi”, một trong hàng trăm ý kiến bày tỏ thất vọng của độc giả viết trên mạng.
Theo Thanh Niên
Đường dây tráo nhãn sữa để đánh lừa người tiêu dùng
Lô hàng sữa Ensure bị tráo nhãn vàng (nhập lậu) thành xanh (nhập chính hãng) đã được cơ quan chức năng xác định là lấy từ TP HCM, có thành phần giống với sữa chính ngạch. Còn đại diện nhà máy sữa tại Singapore khẳng định "đây là đường dây đánh lừa người tiêu dùng".
Trong tháng 5, liên tiếp cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế, rồi đến Quảng Ngãi, phát hiện hàng chục nghìn hộp sữa Ensure loại hàng ngoại xách tay về Việt Nam đang bị gỡ bỏ nhãn màu vàng để thay thế bằng nhãn xanh là sản phẩm nhập khẩu chính thức.
Chủ hàng cả hai nơi đều thừa nhận đã tráo nhãn để bán ra thị trường hưởng chênh lệch giá. Những lô hàng xách tay này cùng với hàng chục nghìn tem nhãn xanh in sẵn được lấy từ một người ở TP HCM, chuyển ra miền Trung để thay nhãn rồi bán ra thị trường.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 26/6, đại diện Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, kết quả xác minh hồ sơ lô hàng bị tráo nhãn và đối chiếu với kiểm tra của Quản lý thị trường TP HCM, cho thấy đúng là sản phẩm từ một nguồn cung cấp tại Sài Gòn. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra đường dây này. Dự kiến quản lý thị trường sẽ lấy mẫu sữa bị tráo nhãn để kiểm tra chất lượng xem thực chất là sữa gì, thành phần ra sao...
Đại diện Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thì xác nhận kết quả kiểm tra sữa bị tráo nhãn cho thấy thành phần sữa tương đương với những thành phần trong sữa nhập khẩu chính hãng do Công ty Abbott Việt Nam cung cấp.
Lô sữa bị tráo nhãn tại Huế. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cuối tuần qua, Giám đốc an ninh phân phối sản phẩm của nhà máy sữa Abbott tại Singapore - cung cấp Ensure nhập khẩu chính thức cho thị trường Việt Nam - ông Micheal F.McDonnell cũng khẳng định: "Vụ tráo nhãn sữa này là đường dây đánh lừa người tiêu dùng".
"Chúng tôi đã cung cấp toàn bộ công thức sữa Ensure cho nhà chức trách Việt Nam, đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra đối chiếu thành phần sữa để xác định nguồn gốc hàng bị đánh tráo nhãn và chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng", ông này nói.
Chang Teck Chung, Giám đốc phụ trách chất lượng sản phẩm của nhà máy sữa Abbott Singapore thì cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ tráo nhãn sữa Ensure đối với tập đoàn toàn cầu này.
Ông Chung cũng nói rằng các loại sữa Abbott được sản xuất theo một quy trình và tiêu chuẩn đồng nhất trên toàn cầu nên chất lượng dù được chế biến ở nhà máy tại Mỹ, Châu Âu hay Singapore là như nhau. Sữa cũng được chế biến phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi khu vực khác nhau, ví dụ người dùng Châu Á có yêu cầu khác người Châu Âu.
"Việc tráo nhãn sữa ở Huế và Quảng Ngãi khiến người tiêu dùng bị đánh lừa sữa trong hộp có thể là hàng hết date hoặc kém chất lượng", ông Chung nhận xét.
Hãng sữa Abbott đã hoạt động hơn 85 năm, hiện có 14 nhà máy trên toàn cầu và sản phẩm bán tại 130 quốc gia. Nhà máy Abbott ở Singapore là nhà máy sản xuất sản phẩm dinh dưỡng đầu tiên của hãng này ở Châu Á, được đầu tư khoảng 300 triệu USD và khánh thành vào năm 2009. Singapore cũng là nơi đặt Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Abbott Nutrition lớn nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương. Theo VNE
Cơ sở liên kết nhập nhằng đánh lừa người học Theo nh thôg báp trung củg C Kinh t- Kỹt thuộc H Thái Nguyê, hmc sinhi c sở liê kt ở TP Vinh cứ tởg mìhacc C chíh quy. Thếhưg voc gầ 1 thág,c emi tá hỏa khi bit mìh b lừa. Thôg báo tuyể sia Trưg C Kinh tt thuộc H Thái Nguyê tuyể ăg chuyê nghp chíh quy xét tuyể kt...