Cú “lật kèo” bất ngờ: Apple mất nhân chứng chủ chốt trong vụ kiện Qualcomm
Hôm thứ 5 vừa qua, Apple cho biết nhân chứng quan trọng của mình trong một vụ kiện bằng sáng chế chống lại Qualcomm không có ý định xuất hiện tại toà lần nữa – một cú twist đầy kịch tính trong cuộc chiến pháp lý lâu dài giữa hai gã khổng lồ công nghệ
Apple và Qualcomm đang đối đầu nhau gay gắt tại toà xoay quanh 3 bằng sáng chế mà Qualcomm cáo buộc Apple đã vi phạm trong quá trình phát triển một số bản iPhone. Một trong những bằng sáng chế này cho phép smartphone có thể nhanh chóng kết nối đến Internet ngay khi thiết bị hoàn tất khởi động.
Apple đã tranh cãi rằng một trong những kỹ sư lúc đó của họ, Arjuna Siva, từng là đồng phát minh ra công nghệ này và nên được ghi tên vào bằng sáng chế đó.
Siva đã được lên lịch sẽ ra làm chứng trước toà trong thời gian tới, nhưng luật sư Juanita Brooks nói hôm thứ 5 rằng điều đó sẽ không xảy ra. Cô cho biết Siva đã nghe theo lời một luật sư mới, người đã khuyên anh đừng trả lời câu hỏi nào của Apple. Anh này cũng sẽ không có ý định xuất hiện tại toà, nhưng nếu nhận được trát hầu toà, anh sẽ đứng ra làm chứng – Brook nói. Siva, kỹ sư hiện đang làm việc tại Google, lẽ ra đã phải đến San Diego vào đêm thứ 4 vừa rồi, nhưng có vẻ như anh đã không bước chân lên chiếc máy bay đã đặt vé.
Apple vẫn có thể phát lời khai qua video của Siva
Việc mất đi một nhân chứng quan trọng là một cú đánh bất ngờ khiến người ta lo ngại cho tương lai của Apple tại phiên toà đang diễn ra. Hai năm trước, Uỷ ban Thương mại Liên bang, hậu thuẫn bởi những ông lớn bao gồm Apple và Intel, đã cáo buộc Qualcomm lạm dụng độc quyền đối với những con chip hiện đại. Cơ quan này tranh cãi rằng phí bản quyền quá cao của Qualcomm đã ngăn các đối thủ khác xâm nhập vào thị trường, đẩy giá điện thoại lên cao và khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Phiên toà đã diễn ra vào tháng 1, và các bên liên quan hiện đang chờ phán quyết.
Phiên toà tại San Diego, do Thẩm phán Quận Hoa Kỳ Judge Dana Sabraw chủ trì, nặng về tính kỹ thuật hơn so với các phần khác trong cuộc chién pháp lý này. Nhưng nó có liên quan đến cách điện thoại được tạo ra và giá cả của chúng. Bên cạnh bằng sáng chế khởi động nói trên, Apple và Qualcomm còn đang tranh cãi về hai bằng sáng chế khác. Bằng sáng chế thứ hai liên quan đến quá trình xử lý đồ hoạ và thời lượng pin; trong khi bằng sáng chế thứ ba cho phép các ứng dụng trên điện thoại tải dữ liệu dễ dàng hơn bằng cách điều hướng lưu lượng dữ liệu giữa vi xử lý ứng dụng và modem.
Brooks cho biết luật sư mới của Siva là một cựu đối tác tại Quinn Emanuel, công ty luật đang đại diện cho Qualcomm. Cô cáo buộc hành vi can thiệp vào nhân chứng của Qualcomm, và chỉ ra rằng Apple sẽ không kêu gọi Siva ra toà được. “ Anh ta là một nhân chứng ‘lỗi’” – cô nói.
Video đang HOT
Luật sư của Qualcomm, David Nelson của Quinn Emanuel, thẳng thừng phủ nhận cáo buộc. “ Tôi thường không nổi giận đâu. Tôi lãnh đạo nhóm này. Tôi xem đây là một đòn tấn công nhằm vào cá nhân” – ông nói.
“ Chúng tôi muốn ông Siva ra làm chứng” – Nelson nói, nhấn mạnh thêm rằng ông và nhóm của mình thích nghiên cứu những lời khai chéo đối với nhân chứng này.
Sabraw nói rằng toà sẽ tiếp tục xem xét vấn đề này. “ Đó là một cáo buộc nghiêm trọng. Không có dấu hiệu gì cho thấy anh hay bất kỳ ai tại Qualcomm có liên quan đến vấn đề này” – ông nói với Nelson.
Thứ 5 vừa rồi, sau khi bồi thẩm đoàn tạm nghỉ, cả hai luật sư đã đề cập vấn đề với Sabraw một lần nữa. Nelson cáo buộc Apple nên xin trát hầu toà ngay từ đầu để buộc Siva xuất hiện.
Brooks phản pháo rằng Apple chẳng có lý do gì để buộc Siva ra toà, bởi anh này từng là thân chủ của Apple và đã hợp tác tốt cho đến nay, bao gồm cả những buổi họp tiền xét xử. Cô nhắc lại khẳng định về việc Qualcomm can thiệp nhân chứng. “ Ai đó đã tìm đến anh ấy. Chúng tôi không biết ai đến. Ai có động lực để yêu cầu Arjuna Siva im tiếng? Tôi không biết”.
Sabraw nói rằng Apple có thể quyết định gọi Siva ra toà trong một phiên lấy lời khai riêng mà không cần bồi thẩm đoàn, để tìm hiểu thực sự chuyện gì đã xảy ra.
Nelson và Brooks từ chối đưa thêm bình luận nào.
iPhone 4 của nhà mạng Verizon là chiếc iPhone đầu tiên tích hợp chip baseband của Qualcomm
“Nhiều thứ phức tạp”
Hôm thứ 5 vừa qua, Qualcomm và Apple tiếp tục tranh cãi tại toà. Bởi hai trong số ba bằng sáng chế liên quan đến những cải tiến về thời lượng pin, Qualcomm đã chất vấn các nhân viên Apple về tầm quan trọng của việc tiết kiệm pin.
Phil Schiller, Giám đốc marketing toàn cầu của Apple, nói trong một video lời khai rằng người tiêu dùng cân nhắc “nhiều thứ phức tạp” khi quyết định mua một chiếc điện thoại. “ Người ta quan tâm về thời lượng pin, nhưng không chỉ riêng nó” – ông nói.
Schiller còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhãn hiệu Apple trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng – không chỉ là khả năng của thiết bị. Ông nói đôi khi người ta muốn mua một sản phẩm Apple đơn giản vì nó do Apple tạo ra. “ Có rất nhiều thứ người ta nghĩ đến. Một số trong đó là tính năng, và một số không phải”
Qualcomm cũng tung ra một video lời khai từ James Imahiro, một nhà quản lý nghiên cứu thị trường của Apple, người từng thảo luận về những kết quả của một khảo sát người mua iPhone gần đây. Các khách hàng có đề cập đến thời lượng pin trong khảo sát này, nhưng trong một slide về các yếu tố quan trọng khi mua một chiếc iPhone, những người tham gia trả lời tại Mỹ cũng thường đưa ra câu trả lời là: “ Đã đến lúc thay điện thoại cũ của tôi rồi”.
Tham khảo: CNET
Qualcomm âm thầm chỉnh sửa thông số chip, hỗ trợ camera lên tới 192MP
Camera đang là thành phần được nâng cấp mạnh nhất trên smartphone. Hiện tại, camera đơn cao nhất đã có thể lên tới 48 MP (ví dụ như Redmi Note 7 mới ra mắt) tuy nhiên nhiều người cho rằng chip Snapdragon không hỗ trợ độ phân giải cao như vậy.
Theo đó, sau khi ra mắt cả Redmi Note 7 và Redmi Note 7 Pro tại Ấn Độ, Redmi đã giải thích rằng chip Qualcomm vẫn có thể hỗ trợ camera độ phân giải 48 MP.
Trước áp lực từ nhà sản xuất, có vẻ như Qualcomm đã âm thầm chỉnh sửa thông số camera được hỗ trợ của chip, nâng lên 192 MP. Ví dụ dưới đây về thông số của chip Snapdragon 845 trước và sau khi được Qualcomm chỉnh sửa sẽ cho thấy điều đó.
Thông số trước đó
Thông số sau khi được sửa
Dưới đây là những vi xử lý của Qualcomm có thể hỗ trợ camera độ phân giải lên tới 192 MP:
Qualcomm Snapdragon 670
Qualcomm Snapdragon 675
Qualcomm Snapdragon 710
Qualcomm Snapdragon 845
Qualcomm Snapdragon 855
Các hãng điện thoại có nhiều tùy chọn chip, camera, nhưng không thể đơn giản chỉ là ghép 1 camera vào một vi xử lý bất kỳ. Bộ xử lý hình ảnh ISP (Image Signal Processor) tích hợp bên trong vi xử lý sẽ chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng của camera như lấy nét, HDR.... Vì vậy, từng camera sẽ hoạt động với bộ ISP cụ thể.
Các chip Qualcomm có thể xử lý các camera có độ phân giải lớn nhưng nó còn phải xử lý các tác vụ khác như giảm nhiễu, giảm độ trễ màn trập... Vì những lý do này mà Qualcomm thường giới hạn khả năng của ISP khi nói về độ phân giải mà chip hỗ trợ.
Nguồn: Gizchina
Qualcomm tiếp tục đòi Apple 1.4 USD cho mỗi chiếc iPhone bán ra Trong tuần vừa qua, Apple và Qualcomm tiếp tục "lôi" nhau ra toàn án một lần nữa. Và sau đó, Qualcomm đã yêu cầu khoản tiền bồi thường 31 triệu đô la cho việc "nhà táo" vi phạm 3 bằng sáng chế của hãng. Sự việc càng thêm bất lợi khi trong ngày diễn ra phiên tòa, một nhân chứng quan trọng của...