Cù Lao Dung – Vùng đất xanh, cuộc sống tươi đẹp.
Huyện Cù Lao Dung ( Sóc Trăng) nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tách biệt với đất liền. Toàn huyện có diện tích tự nhiên 245km, là nơi hội tụ của hai vùng sinh thái (vùng sinh thái nước ngọt phù sa và sinh thái rừng ngập mặn ven biển).
Homestay Cầu tre xuyên rừng tại Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Với vị trí đặc thù, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch huyện thành nơi phát triển du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
*Du lịch cộng đồng là điểm nhấn
Theo lãnh đạo Huyện ủy Cù Lao Dung, toàn huyện có 8 khu, điểm du lịch, 2 làng nghề truyền thống, 3 Homestay, 16 nhà nghỉ, 1 khách sạn du lịch. Để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn, Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 09 về phát triển du lịch huyện Cù Lao Dung đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện du lịch của huyện cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững; phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh mạnh; du lịch của huyện phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thân thiện môi trường.
Theo lãnh đạo Huyện ủy Cù Lao Dung, hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Cù Lao Dung còn nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa ẩm thực phong phú là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch này.
Du khách trải nghiệm bơi xuồng tham quan rừng ngập mặn ở huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Du khách viếng đền thờ Bác Hồ ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Đan sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa miền Tây Nam bộ phục vụ du khách. Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Gia đình anh Trương Văn Dũng (xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung) kinh doanh du lịch cộng đồng được hơn 4 năm với sản phẩm cầu tre xuyên rừng, cho du khách trải nghiệm đặt lọp cua, bắt sò vọp và thưởng thức các món ăn dân dã tại chỗ. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh khấm khá hơn trước rất nhiều.
Anh Trương Văn Dũng (xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung) cho biết, được chính quyền địa phương quan tâm cho đi tham quan mô hình ở các nơi nên người dân làm du lịch cộng đồng ở địa phương càng thêm có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng hỗ trợ con giống thủy sản nuôi dưới tán rừng (rừng ngập mặn ven biển) nên người dân có thêm sinh kế. Hằng tháng, trung bình gia đình đón từ 200-300 khách xuống tham quan, trải nghiệm các dịch vụ như câu cua, lướt ván, bắt vọp dưới tán rừng, bơi xuồng xung quanh rừng ngập mặn,… cho thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng.
Cách đó không xa, Farmstay Sân Tiên (xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung) có không gian thoáng mát, không khí trong lành và được bố trí khá đầy đủ tiện nghi cho du khách nghỉ dưỡng.
Ông Lữ Văn Sự, quản lý Farmstay Sân Tiên cho biết, với diện tích rộng 3,5ha, Farmstay Sân Tiên có đầy đủ các loại hình tham quan nghỉ dưỡng cao cấp. Khách đến đây chủ yếu để nghỉ dưỡng, thưởng thức không khí trong lành của rừng bần và các món ăn đặc sản của địa phương như, canh chua cá ngát, cá bống sao kho sả ớt, thòi lòi nướng mọi, ốc len xào dừa, gỏi bông bần…. Hằng tháng, Farmstay Sân Tiên có doanh thu trên vài chục triệu đồng.
Video đang HOT
Cũng theo ông Sự, thời gian tới, Farmstay Sân Tiên tiếp tục nâng cấp các loại hình dịch vụ, đặt biệt là dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp với các món ăn ẩm thực và các sản phẩm OCOP đặc sắc của địa phương.
Món cá Thòi Lòi nước muối ớt, đặc sản vùng đất Cù Lao Dung phục vụ du khách. Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
*Nơi đáng sống của người dân trong và ngoài tỉnh
Ngày 25/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Sóc Trăng có 4 vùng phát triển kinh tế – xã hội, gồm: Vùng ven biển, vùng ven sông Hậu, vùng nội địa và vùng Cù Lao Dung.
Theo quy hoạch, vùng Cù Lao Dung định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. Đây được xem là vùng đặc biệt, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh với tầm nhìn trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, Cù Lao Dung có thế mạnh là đường bờ biển dài, diện tích tiếp xúc với sông Hậu lớn, cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng, thuận lợi phát triển kinh tế biển, du lịch và dịch vụ biển như: Các loại hình du lịch sinh thái; duy trì, phát triển nâng tầm các lễ hội truyền thống, khai thác các giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer, người Hoa và phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Biểu diễn văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer phục vụ khách du lịch ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Khu nghỉ dưỡng Farmstay Sân Tiên tại xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi – TTXVN
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu, cuối năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch vùng huyện Cù Lao Dung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu phát triển, xây dựng huyện Cù Lao Dung trở thành nơi đáng sống, có hình ảnh đặc trưng hấp dẫn du khách và nhà đầu tư gắn với thương hiệu xanh – sinh thái cảnh quan môi trường, phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tỉnh đề ra hướng phát triển lấy thị trấn Cù Lao Dung làm đô thị hạt nhân, mở rộng đô thị ra các xã phụ cận, làm nền tảng để đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, phát triển huyện trở thành thị xã trong tương lai; xây dựng và phát triển các đô thị, điểm dân cư nông thôn kết hợp cảnh quan sông nước, thân thiện với môi trường thiên nhiên.
Để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại và phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung các nguồn lực triển khai hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển du lịch gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong du lịch.
Tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch gắn với kêu gọi đầu tư về du lịch để phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch.
Rừng ở Huế thuộc hệ cực quý hiếm của Đông Nam Á, cách thành phố 15km, du khách đến được gặp "Robinson"
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km, đây là cánh rừng ngập mặn nguyên sinh, mang vẻ đẹp huyền ảo, và được đánh giá là thuộc hệ "cực quý hiếm" còn sót lại ở Đông Nam Á.
Khi nhắc tới du lịch xứ Huế, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều du khách nhớ tới sẽ là vẻ cổ kính của những lăng tẩm, của Đại nội, Kinh thành Huế, vẻ thơ mộng, hiền hòa của dòng sông Hương, hay những món ăn bình dị như tạo nên nét đặc trưng như chè, cơm hến... Tuy nhiên, sự hấp dẫn của xứ Huế không chỉ dừng lại ở đó.
Nằm cách trung tâm thành phố một quãng đường, khoảng hơn 10km, có nhiều điểm đến mang vẻ đẹp tự nhiên, đang chờ du khách khám phá. Điểm đến sau đây là một ví dụ như vậy.Đó là rừng ngập mặn Rú Chá, nằm ở hạ nguồn sông Hương, thuộc địa phận thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế.
Ảnh UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để tới đây, du khách cần di chuyển khoảng 15km từ trung tâm thành phố. Không chỉ là rừng ngập mặn thông thường, theo thông tin trên cổng thông tin Thừa Thiên Huế, Rú Chá được đánh giá là rừng ngập mặn nguyên sinh thuộc hệ cực quý hiếm, duy nhất còn lại tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Vì sao có cái tên "Rú Chá"?
Cái tên "Rú Chá" của khu rừng ngập mặn khiến nhiều du khách phải tò mò. Sở dĩ mang tên gọi như vậy là bởi, nơi đây sở hữu diện tích lớn, có thể nói là đa phần, là cây chá. Chữ "Rú" có nghĩa là rừng, còn chữ "Chá" chính là để chỉ cây chá. "Rú Chá" còn có thể gọi là rừng Chá.
Trước kia, diện tích của rừng ngập mặn Rú Chá chỉ vào khoảng 5ha. Trong đó có tới 90% là diện tích của cây chá. Sau này, rừng được mở rộng và phát triển hơn, diện tích lên tới 22ha. Nhiều loại cây khác cũng xuất hiện thêm bên cạnh cây chá, như đước, sú, vẹt, bần chua...
Cây chá - loại cây được nhắc tới trong cái tên "Rú Chá" của cánh rừng (Ảnh VinWonders)
Du khách khi đến Huế chưa nhiều người biết tới Rú Chá. Nơi đây chủ yếu đón nhiều những đoàn khách là thực tập sinh, nghiên cứu sinh, đến để tìm hiểu về rừng ngập mặn. Phải đến năm 2021, khi bức ảnh về rừng Rú Chà, được thực hiện bởi một tác giả người Việt, đạt giải Nhất cuộc thi ảnh quốc tế danh giá Drone Photo Awards 2021 (hạng mục Con người), địa điểm này mới trở nên nổi tiếng hơn, đặc biệt là với những du khách nước ngoài.
Bức ảnh Rú Chá của tác giả người Việt đạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế (Ảnh Bộ VH-TT&DL).
Rú Chá mùa thu - mùa thay lá
Mỗi thời điểm trong năm, rừng Rú Chá lại mang một vẻ đẹp riêng biệt. Như mùa xuân, hạ thì xanh mướt, mùa đông thì phủ một màu trắng kỳ ảo. Tuy nhiên mùa thu, bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9 cho đến hết tháng 10 là khoảng thời gian được đánh giá Rú Chá đặc biệt nhất. Đó là mùa cả cánh rừng thay lá.
Cả một cánh rừng rộng lớn, đang từ tấm áo xanh tươi tốt của cỏ cây, sẽ dần sang một màu vàng ươm rực rỡ. Du khách có tài khoản D.Tiến, cũng là một người con đến từ Huế nhận xét, nếu có dịp ghé Huế vào mùa thu, đừng bỏ qua rừng Rú Chá. "Rừng Chá bắt đầu chuyển mình vào thu, thay lá, tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp".
Những hình ảnh về mùa thu ơ Rú Chá khiến nhiều du khách phải trầm trồ (Ảnh Tạp chí Du lịch, Khám phá Di sản) .
Chính vì vậy, du khách khi tới đây sẽ được tận mắt ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, bình yên lại hơi pha nét ma mị bởi những cây chá đan xen vào nhau. Cảnh tượng này ngỡ như trong truyện cổ tích hay trong những bức ảnh đã được chỉnh sửa. Ngoài ra, còn được hòa mình vào không gian thiên nhiên hoang sơ cùng tiếng chim muông, côn trùng ở khắp nơi, hay tiếng lá rừng xào xạc.
Du khách có thể chọn đi bộ, đạp xe, hoặc ngồi thuyền của người bản địa để khám phá rừng. Nếu đi bộ hay đạp xe, chỉ cần men theo con đường bê tông uốn lượn giữa rừng, xung quanh toàn là những rễ, gốc chá chằng chịt.
Du khách có thể đi bộ dạo quanh rừng... (Ảnh Báo NLD)
Ảnh Đài PT&TH Thừa Thiên Huế
Đạp xe cũng là hoạt động được yêu thích (Ảnh Khám phá Di sản).
Một vài năm trở lại đây, tại rừng Rú Chá, một đài quan sát bê tông còn mới được xây dựng, tọa lạc ngay khu vực trung tâm. Đây là địa điểm lý tưởng, phục vụ nhu cầu ngắm nhìn toàn cảnh Rú Chá từ trên cao của du khách. Đặc biệt vào buổi chiều tà, du khách có thể từ đây ngắm nhìn một hoàng hôn bình yên, thơ mộng, khi sắc cam đỏ của bầu trời hòa với sắc xanh của rừng cây, của sông nước mênh mông.
Đài quan sát - nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Rú Chá (Ảnh Báo Tài nguyên & Môi trường).
Đến rừng Rú Chá gặp "người giữ rừng"
Không chỉ thu hút bởi cảnh vật thiên nhiên, không khí trong lành, rừng Rú Chá còn hấp dẫn du khách bởi con người. Đó là một người đàn ông đặc biệt, được ví như "Robinson ở Rú Chá" hay "người giữ rừng".
Đó là ông Nguyễn Ngọc Đáp, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Tính đến nay, ông Đáp đã cùng vợ chuyển vào sinh sống tại Rú Chá được hơn 40 năm. Theo thông tin trên Báo Tài Nguyên và Môi trường, ông là người góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ những cây chá trong rừng.
Vợ chồng ông Đáp (áo cam - áo xanh nước biển) ở rừng Rú Chá (Ảnh Tạp chí Môi trường và Đô thị).
Nơi ở của vợ chồng ông Đáp (Ảnh Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật).
Du khách tới Rú Chá có thể liên hệ với vợ chồng ông Đáp, có cơ hội thưởng thức bữa cơm dân dã mang đậm nét miền sông nước với các loài tôm cá có sẵn, hay lắng nghe, tìm hiểu về nhiều câu chuyện xung quanh cây chá nói riêng và cả cánh rừng nguyên sinh nói chung.
Có thể thấy, rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá xứng đáng là điểm đến được biết tới nhiều hơn ở Huế. Ngoài ra, không chỉ là điểm du lịch sinh thái tiềm năng, khu rừng còn đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh đa dạng sinh học, được đánh giá là "bức bình phong" trấn lũ, bảo vệ mùa màng, dân cư tại xã Hương Phong mùa mưa bão.
Rừng ngập mặn ở Huế chuyển màu vàng ươm, đẹp như ở trời Âu Khu rừng ngập mặn Rú Chá (TP Huế) đang vào thu, tạo nên bức tranh thiên nhiên rực rỡ, thu hút khách du lịch. Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Rú Chá có nghĩa là khu rừng trồng toàn cây chá. Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn...