Cù lao Chàm – Quảng Nam kỉ niệm 5 năm khu dự trữ sinh quyển thế giới
Ngày 23-24.5, tại xã đảo Tân Hiệp ( Cù lao Chàm), UBND TP.Hội An (Quảng Nam) tổ chức các hoạt động kỉ niệm 5 năm Cù lao Chàm trở thành khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới và 10 năm thành lập khu bảo tồn biển (BTB) Cù lao Chàm.
Thách thức
Đại diện lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, các cơ quan trung ương, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các ban QL khu bảo tồn và nhiều nhà khoa học tham dự buổi hội thảo nhằm xem xét đánh giá những kết quả của công tác bảo tồn và giữ gìn danh hiệu khu DTSQ, xác định những vấn đề tồn tại trong quá trình quản lý, vận hành khu DTSQ.
Đặc biệt, các nhà khoa học, tổ chức, khu sinh quyển khác đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát huy các giá trị của khu DTSQ, về lồng ghép văn hóa trong phát triển du lịch tại các khu DTSQ thế giới, hài hòa lợi ích giữa con người và sinh quyển trong khu DTSQ, phát triển thương hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới, vai trò khu BTB trong bảo vệ đa dạng sinh học, tri thức khoa học phục vụ quản lý và phục hồi đa dạng sinh học biển.
Theo ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP.Hội An: “Được công nhận danh hiệu khu DTSQ là một quá trình khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, để giữ được danh hiệu này là một thách thức vô cùng to lớn, đặc biệt là trong bối cảnh khu DTSQ đang chịu rất nhiều tác động từ các hoạt động phát triển du lịch, xây dựng và phát triển kinh tế ven bờ, mưa bão, lũ lụt với cường độ và tầng suất ngày càng lớn…
Để Hội An có thể thực hiện tốt đồng thời hai mục tiêu: bảo tồn và phát huy những giá trị mà danh hiệu khu DTSQ mang lại, trước mắt, Ban QL khu DTSQ cần có một chiến lược hành động được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, luận giải một cách thấu đáo, khách quan và khoa học những vấn đề từ thực tiễn, đồng thời có tham vấn những bài học kinh nghiệm từ các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu, khu dự trữ sinh quyển khác”.
Những ngày từ 20-26.5, tại Cù lao Chàm diễn ra nhiều hgoạt động thường xuyên như: ngày hội ngư dân và biển đảo cù lao Chàm, sơ kết chương trình “nói không với túi ni lon”, trưng bày ảnh về Cù lao Chàm, ảnh về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, trao giải cuộc thi &’em yêu biển đảo quê hương’”…
Video đang HOT
Một góc Cù lao Chàm
Những nỗ lực giữ gìn, phát huy
Danh hiệu khu DTSQ thế giới Cù lao Chàm được UNESCO công nhận vào ngày 26.5.2009 với những giá trị nổi trội đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú. Đây là minh chứng rất điển hình, rõ nét về sự giao thoa, tương tác giữa thiên nhiên và con người trong quá trình phát triển và bảo tồn những giá trị mang tính toàn cầu cho hôm nay và mai sau.
Khu DTSQ có tổng diện tích 33.164ha, dân số 83.792 người, được phân chia thành 3 vùng chức năng với các giá trị đặc trưng: Vùng lõi là khu bảo tồn biển Cù lao Chàm có diện tích 2.471ha với sự nổi trội là các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học biển, nơi thực hiện công việc bảo tồn lâu dài đa dạng sinh học, cảnh quan và các hệ sinh thái. Vùng đệm có diện tích 8.455 ha chủ yếu là vùng cửa sông Thu Bồn gắn với rừng dừa nước Cẩm Thanh, đóng vai trò cầu nối sinh thái giữa vùng nước nội địa và vùng biển. Vùng chuyển tiếp có diện tích 22.220 ha gồm toàn bộ khu phố cổ Hội An -Di sản văn hóa thế giới – và các vùng phụ cận, nơi thể hiện rõ nét tính nhân văn của cộng đồng địa phương thông qua các làng quê sinh thái, các làng nghề truyền thống.
Tại vùng lõi khu DTSQ, có hơn 311 ha rạn san hô, với khoản 300 loài, san hô mềm chiếm ưu thế, độ phủ trung bình rạn san hô 41%; có 50ha thảm cỏ biển, với 5 loài đặc trưng, độ phủ trung bình 15 – 25 %; 76 loài rong biển, hơn 270 loài cá, 97 loài thân mềm, 11 loài động vật da gai…Tại rừng đặc dụng Cù lao Chàm có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5/6 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam. Kết quả khảo sát ở độ cao dưới 100m, đã thống kê có hơn 288 loài cây thuốc nam xen lẫn trong những cánh rừng thường xanh với những cây cổ
Đến nay, đã phục hồi rạn san hô cứng được 6.000 m2, 7.200 tập đoàn, tỉ lệ sống đạt khoản 50 – 60%. Dán nhãn sinh thái cho Cua đá Cù lao Chàm, với sự tham gia của cộng đồng địa phương và hỗ trợ tài chính của Quỹ môi trường toàn cầu. Nói không với túi nilon và phân loại rác tại nguồn.
Hoạt động phát triển kinh tế cho người dân, đặc biệt là tại vùng lõi khu DTSQ với mô hình du lịch cộng đồng tại Cù lao Chàm, du lịch sinh thái trong rừng dừa nước Cẩm Thanh…
Theo TNO
Giảm tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp
"Giảm tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp" là chủ đề Việt Nam lựa chọn nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5.
Hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức lễ kỷ niệm nhằm tăng cường nhận thức của công chúng về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam, với sự tham gia của gần 400 đại biểu, đại diện cho nhiều Bộ ngành. Ngày Quốc tế đa dạng sinh học là một sự kiện để mỗi người dân thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó góp phần bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học độc đáo và quý giá của quốc gia.
PGS.TS. Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định: "Tiêu thụ không bền vững các loài động vật hoang dã là một trong các mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học. Do đó bảo vệ các loài nguy cấp là chủ đề kỷ niệm Ngày quốc tế đa dạng sinh học tại Việt Nam".
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng triển khai một số hoạt động kỉ niệm Ngày quốc tế Đa dạng sinh học thông qua các chương trình phối hợp Bộ Y tế; phát hành một số clip nâng cao nhận thức về các quy định bảo vệ động vật hoang dã, phối hợp phát sóng các phim tài liệu chuyên sâu về các loài nguy cấp và bảo tồn đa dạng sinh học trên các kênh truyền hình, phát thanh...
Việt Nam được thế giới công nhận về hệ giá trị sinh học độc đáo
Cùng ngày, Hiệp hội vì đạo đức trong thương mại sinh học phối hợp với Helvetas Swiss Intercooperation Việt Nam và Cục Bảo tồn đa dạng sinh đã công bố Khảo sát điều tra mức độ thay đổi trong nhận thức của người dân trên thế giới về đa dạng sinh học, nhằm đạt được các mục tiêu năm 2020 của Liên Hợp quốc. Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia cùng 13 quốc gia khác thực hiện khảo sát này. Khảo sát được triển khai thông qua phỏng vấn trực tuyến 1.000 người tiêu dùng Việt Nam trong độ tuổi từ 18-50. Kết quả cho thấy, dù người tiêu dùng Việt Nam có nhận thức cao về đa dạng sinh học nhưng vẫn còn khoảng trống giữa nhận thức và kiến thức về vấn đề này.
Từ năm 2000, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 22/5 hàng năm là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học để tăng cường nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học trên thế giới. Năm 2014, chủ đề mà quốc tế lựa chọn đó là "Đa dạng sinh học đảo"; chủ đề Việt Nam lựa chọn là "Giảm tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp".
Việt Nam được thế giới công nhận về giá trị sinh học độc đáo và là nơi phân bố của rất nhiều loài nguy cấp, quý hiếm và đặc hữu. Tuy nhiên, nạn buôn bán, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã đã và đang trở thành một vấn nạn lớn khiến nhiều loài động vật hoang dã đứng trên bờ tuyệt chủng.
Phạm Thanh
Theo Dantri
"Dậy sóng" lòng yêu nước, người dân Việt nườm nượp rủ nhau ra biển, đảo Trước các động thái ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, thời gian gần đây các tour du lịch biển đảo liên tục hút khách. Tinh thần yêu nước, yêu biển đảo quê hương đang trỗi dậy trong lòng mỗi người Việt Nam. Theo các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong đợt nghỉ lễ 30/4 vừa qua, lượng...